Ưu tư của cô giáo dạy lớp 1
Họp phụ huynh cho con, tôi nghe cô giáo chủ nhiệm than thở: “29 năm dạy lớp 1, chưa bao giờ tôi thấy nản và đuối sức như năm học này!”.
Học sinh lớp 1 làm quen với nề nếp khi bước vào năm học mới – ĐÀO NGỌC THẠCH
Tò mò của tôi được cô giáo dạy lớp 1 giải thích: “Các năm học trước sĩ số trong lớp chỉ khoảng 30 – 35 em. Năm học này sĩ số vọt lên đến xấp xỉ trên dưới 50 em mà yêu cầu công việc thì không thể bớt đi được. Nên ngày nào tôi cũng phải vật lộn với các cháu đến bở cả hơi tai, đuối cả sức…!”. Mặc dù đã cố gắng để “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của năm học nhưng cô vẫn thẳng thắn thừa nhận phần trách nhiệm của mình: “Vài em trong lớp đọc chưa thật lưu loát, một số em viết chậm và sai chính tả, còn một số em làm toán chưa thật thông thạo…”.
Tôi hiểu và thông cảm cho cô giáo dạy lớp 1. Cầm tay chuốt từng nét chữ a, b cho hơn 50 học trò của chừng ấy bài tập viết, chỉnh sửa từng giọng đọc cho bấy nhiêu cháu, và còn gồng gánh cả một khối lượng sổ sách, nhận xét…, đối với tôi, bất luận kết quả của lớp học cuối năm như thế nào, thì cô chủ nhiệm con tôi vẫn là một người hùng!
Càng cảm kích cô hơn, khi cứ sau mỗi buổi học, phụ huynh chúng tôi đến đón các cháu tận cửa lớp, chúng tôi nghe được mùi nóng từ hơi người, từ mùi mồ hô nhễ nhại của các cháu… Hỏi cô sao không mở hết cửa sổ phía sau, thì cho cho rằng sợ tiếng ồn làm ảnh hưởng việc học. Gắn máy lạnh thì nhà trường “lực bất tòng tâm”, còn kêu gọi phụ huynh hỗ trợ thì “chín người mười ý”. Cô than thở: “Ai cũng mong muốn con em mình học giỏi, cũng đều nghĩ đến quyền lợi, điều kiện học tập tốt cho con em mình. Nhưng rất ít phụ huynh chịu hợp tác, chịu cộng đồng trách nhiệm với nhà trường về việc giáo dục các cháu…”.
Video đang HOT
Cô kể thêm: “Đầu năm có cháu rất lạ, rất ngang bướng và hay “lí sự” với giáo viên. Để giáo dục cháu, “gò” cháu vào “khuôn”, “tôi phải mất khá nhiều thời gian để phân tích cho cháu hiểu và uốn nắn cháu”.Tôi hỏi nếu cháu nào cũng như thế, thì sao? Cô cười, nói: ” thì có mà phá sản kế hoạch dạy học”. Tính cách của học trò được hình thành từ ảnh hưởng của gia đình. Cho nên cô mong muốn phụ huynh, trước khi cho con vào lớp 1, phải giáo dục đúng sai cho các cháu.
Theo thanhnien
Bạn đọc viết: "Con sợ có mẹ là cô giáo"
"Suốt ngày con phải quay cuồng với đống sách vở. Lúc nào mẹ cũng nhắc con phải ráng học bài. Lí do vì con có mẹ là cô giáo. Con cô giáo thì nhất định không được điểm thấp. Mỗi kì thi đến, con thường rất áp lực. Con rất sợ nhìn thấy mẹ buồn vì điểm số của con...".
Ảnh minh họa
Hôm qua, cô giáo chủ nhiệm của con trai tôi gửi thơ mời họp phụ huynh. Đây là cuộc họp đột xuất của cô. Chính vì vậy mà tôi rất lo lắng. Tôi không biết tại sao cô lại mời họp vào dịp này. Chẳng hiểu cậu con trai của tôi gây ra chuyện gì nữa. Suốt cả đêm tôi cứ thấp thỏm với những lo âu.
Cậu con nhà tôi năm nay học lớp 6. Từ đầu năm, tôi cũng không thấy cô than phiền nhiều về chuyện của con. Cháu học cũng không thật sự xuất sắc. Chủ yếu là chăm chỉ bù lại. Dịp này, cháu đang ôn tập để chuẩn bị thi học kì 2. Với vai trò là mẹ, tôi chỉ biết động viên con cố gắng để đạt kết quả cao.
Sáng nay, tôi đến họp cho con từ rất sớm. Tôi muốn gặp riêng cô ít phút để trao đổi chuyện học hành của con. Ngoài cha mẹ, thì giáo viên chủ nhiệm luôn là người gần gũi với các em hơn cả. Các cô chính là người mẹ thứ hai của con.
Vừa bước vào lớp, cô chủ nhiệm của con đã xin lỗi phụ huynh vì buổi họp đột xuất này. Chả là tuần trước sinh hoạt chủ nhiệm lớp, cô cho các em viết lên ước mơ của mình trong giấy. Cô muốn nắm bắt những tâm tư tình cảm của các em. Từ đó mà có hướng tháo gỡ. Vậy nhưng khi đọc, cô thật sự giật mình về những ước muốn của các em.
Lúc đầu cô tính chỉ điện thoại trao đổi với một số phụ huynh. Thế nhưng cuối cùng, cô lại muốn trực tiếp gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về những suy nghĩ của các em. Vừa nói, cô vừa đưa tôi tờ giấy con viết về mơ ước của mình. Nhìn nét chữ quen thuộc của con, tôi thật sự giật mình: " Con rất sợ vì có mẹ là cô giáo. Con mong ước mình được như bạn Tuấn gần nhà. Chiều nào bạn cũng được ba chở đi đá banh. Thỉnh thoảng bạn lại được đi thả diều. Bạn cũng không bị áp lực về điểm số như con. Mẹ bạn rất tâm lí.
Còn con, suốt ngày con phải quay cuồng với đống sách vở. Lúc nào mẹ cũng nhắc con phải ráng học bài. Lí do vì con có mẹ là cô giáo. Con cô giáo thì nhất định không được điểm thấp. Mỗi kì thi đến, con thường rất áp lực. Con rất sợ nhìn thấy mẹ buồn vì điểm số của con. Con không được quyền thất bại như bạn Tuấn...".
Con còn viết rất nhiều nỗi khổ của mình nữa. Rồi con ao ước được mẹ thông cảm nếu mình lỡ bị điểm kém.
Nghe cô đọc thư, một số phụ huynh là giáo viên cũng đều "sốc" như tôi. Chẳng ai ngờ con mình lại có những ước mong như vậy. Nhiều người đã rớt nước mắt khi đọc ước mong của con. Chúng tôi - những người làm cha, làm mẹ, chỉ mong ước những điều tốt đẹp nhất cho con. Vậy mà ai ngờ lại áp lực lên tụi nhỏ. Không khí buổi họp bỗng nhiên chùng hẳn xuống.
Cuối cùng, cô giáo mong tất cả phụ huynh hãy dành thời gian để quan tâm đến con mình nhiều hơn nữa. Các em đang độ tuổi mới lớn. Vì thế rất cần sự quan tâm, trò chuyện của cha mẹ. Cô mong mỏi, kì thi học kì 2 sắp tới, tất cả các con đều đạt được kết quả cao trong học tập.
Sau buổi họp, chúng tôi đều đã nhận ra cái sai của mình. Cám ơn cô giáo vì buổi họp hôm nay. Với tôi, thời gian tới, tôi sẽ sắp xếp lại công việc để dành thời gian bên con nhiều hơn nữa. Những ngày nghỉ tôi sẽ cùng con đi trải nghiệm thực tế. Mong rằng con sẽ có những ngày tháng tuổi thơ thật ý nghĩa.
Ngay khi về nhà, tôi đã vui vẻ thông báo sẽ chở con về quê chơi. Mỗi tuần con sẽ có hai buổi chiều để đi đá banh cùng các bạn trong xóm. Con cũng được xem phim, đọc truyện con thích khi đã học xong. Bên cạnh đó, tôi cũng nhấn mạnh con hãy thoải mái trong học tập, đừng quá tạo áp lực cho mình. Nếu bị điểm kém, con hãy nhìn lại và rút kinh nghiệm cho bản thân. Mẹ sẽ cùng con đồng hành trong chặng đường dài. Chỉ nghe có vậy, thằng bé con tôi bỗng hò reo trong hạnh phúc. Lần đầu tiên con chạy đến ôm mẹ thật chặt và gởi lời cám ơn đến mẹ thật nhiều.
Tự nhiên, tôi cũng thấy mình thật thoải mái và hạnh phúc làm sao.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Cô giáo trẻ và quy định dễ thương ngày 8/3 Các con được cô giao nhiệm vụ trực nhật lớp hàng ngày. Con khoe, tháng 3 con và các bạn gái trong lớp không phải trực nhật, các bạn trai làm nhiệm vụ quét dọn lớp học, gấp gọn chăn gối sau giờ ngủ trưa. Cô giáo nói tháng 3 có ngày 8/3, các bạn trai phải ga lăng! Tôi đưa đón con...