Ưu tiên nguồn lực để đầu tư và phát triển giáo dục dân tộc
Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 142 QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình ‘Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030′.
Giờ học của học sinh Trường tiểu học Thạnh Bắc A, ấp Suối Mây, xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Cùng với đó, hội nghị tổ chức sơ kết 5 thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên (HSSV) các dân tộc thiểu số ( DTTS) rất ít người và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với khối giáo dục dân tộc.
Theo Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 17.10.2022, đã có 21 tỉnh và 1 trường đại học xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 142 QĐ-TTg. Các ý kiến tại hội nghị đều khẳng định sự quan trọng của việc dạy và học tiếng DTTS. Thực tiễn trong nhiều năm qua công tác giảng dạy tiếng DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó, giúp học sinh DTTS phát triển năng lực ngôn ngữ, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị ngôn ngữ, văn hóa của cộng đồng DTTS.
Video đang HOT
Đại diện một số trường đại học kiến nghị cần có sự linh hoạt trong việc cho phép các trường mở mã ngành đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng DTTS. Cùng với đó, để nhanh chóng có được nguồn giáo viên có trình độ đại học giảng dạy tiếng DTTS có thể sử dụng phương pháp đào tạo liên thông hoặc đào tạo bằng đại học thứ hai. Các trường cũng kiến nghị nên mở rộng hơn phương thức đào tạo và đối tượng được đào tạo tiếng DTTS, vì nhu cầu học tiếng DTTS ở các vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống không chỉ dừng lại ở giáo viên, HSSV.
Để triển khai tốt Quyết định 142/QĐ-TTg, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên DTTS. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng DTTS tại các cơ sở giáo dục phổ thông và TTGDTX. Bố trí kinh phí cấp phát sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học cho học sinh, giáo viên. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ của các DTTS. Đối với các cơ sở đào tạo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh lưu ý, cần làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS, quan tâm mở mã ngành đào tạo giáo viên liên môn. Đồng thời, phối hợp với các địa phương trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên tiếng DTTS.
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP đã cho thấy, Nghị định đã được triển khai tích cực, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo. Nhờ đó, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với 16 DTTS rất ít người đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Theo đó, 100% trẻ em mẫu giáo DTTS rất ít người có nguyện vọng được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; 100% học sinh DTTS rất ít người được theo học các cấp học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông công lập. Khi tốt nghiệp THCS và THPT, các em được sắp xếp theo học các bậc học cao hơn phù hợp với nguyện vọng cá nhân và trình độ học tập.
Các chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh DTTS rất ít người được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng và đủ định mức. Từ tháng 7.2017 đến tháng 7.2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, HSSV DTTS rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.
Để tháo gỡ những khó khăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho trẻ em, HSSV các DTTS rất ít người nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hiện hành cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các DTTS rất ít người. Rà soát mạng lưới trường, lớp cơ sở giáo dục vùng DTTS và miền núi. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em, học sinh DTTS rất ít người, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát và truyền thông các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng DTTS và miền núi.
Tọa đàm 'Giáo dục sức khỏe giới tính cho học sinh trường Dân tộc nội trú'
Tọa đàm 'Giáo dục sức khỏe giới tính cho học sinh trường Dân tộc nội trú' do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Tọa đàm xoay quanh vấn đề giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần, ứng xử trong các mối quan hệ, tình yêu học trò, kỹ năng giữ an toàn ở trường dân tộc nội trú, đặc biệt là với các nữ sinh dân tộc thiểu số.
Các em học sinh đã gắn bó với nhà trường từ năm học lớp 6 đến năm lớp 12. Đó là 7 năm bản lề quan trọng trong phát triển sức khỏe thể chất, tinh thần, sự trưởng thành của tuổi teen. Nhất là trong điều kiện các em sống tập trung tại trường, xa bố mẹ, người thân, trách nhiệm của các thầy cô, đội ngũ cán bộ của nhà trường càng nặng nề hơn.
MC và 3 vị khách mời tham gia tọa đàm "Giáo dục sức khỏe giới tính cho học sinh trường Dân tộc nội trú"
Chia sẻ của cô Đinh Thị Thanh Tươi, Hiệu trưởng nhà trường, giúp chúng ta hình dung những thuận lợi, khó khăn và sự quan tâm đặc biệt của trường với chủ đề rất quan trọng đối với học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học nói chung và các em học sinh ở trường Dân tộc nội trú nói riêng.
Chị Bùi Thị Ngợi - Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn - đề xuất những hướng phối hợp thực hiện giữa Hội LHPN với Nhà trường để có thể hướng quan tâm đến đối tượng đặc biệt là các nữ sinh dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, sự có mặt của chị Phan Lan Hương - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quyền trẻ em thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - thực sự là cầu nối uyển chuyển với các em học sinh, vừa cung cấp tới các em những nội dung cần thiết nhất, vừa chia sẻ với các thầy cô các kỹ năng giáo dục sức khỏe giới tính cho học sinh trong điều kiện ở môi trường nội trú.
Tọa đàm nằm trong chuỗi các hoạt động truyền thông Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).
Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dự Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc Ngày 5/11, tại tỉnh Thái Nguyên, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (thuộc Ủy ban Dân tộc) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1957 - 2022) và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Dự buổi lễ có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên...