Ưu tiên hàng đầu của phụ nữ thế giới trong dịch COVID-19
Để tăng cường bình đẳng giới, cần ưu tiên các quyền cơ bản bị lãng quên với phụ nữ và trẻ em, trong đó có nước sạch và vệ sinh an toàn để phòng COVID-19.
Phụ nữ trên toàn thế giới đều có chung ưu tiên với việc được tiếp cận nước sạch. Ảnh: CNN
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 2,2 tỷ người không được tiếp cận nước uống an toàn. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết cứ 3 người trên thế giới sẽ có 1 người không được tiếp cận cơ sở vật chất để rửa tay, trong khi rửa tay với nước và xà phòng là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, các cơ sở chăm sóc y tế còn chịu nhiều gánh nặng trong dịch COVID-19.Một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa the Lancet trong tháng 5/2020 cho biết điều này khiến trong vòng 6 tháng tiếp theo sẽ có khoảng 57.000 bà mẹ và 1,2 triệu trẻ em có thể tử vong.
Nước và vệ sinh là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi mối quan hệ giới, góp phần nâng cao khả năng sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Theo WHO, trên thực thế, các biện pháp vệ sinh cơ bản và đơn giản trong chăm sóc tiền sản, chuyển dạ và sinh nở có thể giảm thiểu 25% rủi ro nhiễm khuẩn, tử vong đối với bà mẹ và trẻ em.
Video đang HOT
Ngay cả trước khi dịch COVID-19 xảy ra, có khoảng 810 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các vấn đề có thể ngăn chặn trước liên quan tới mang thai và sinh đẻ. Trong đó, 94% trường hợp tử vong xảy ra tại những quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân (WASH) là điều cần thiết đồng thời cũng là điều phụ nữ muốn. Trong nghiên cứu với trên 1,2 triệu phụ nữ và trẻ em tại 114 quốc gia, việc nâng cao khả năng tiếp cận với WASH được coi là nhu cầu cao thứ hai trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên nếu thiếu nước sạch và nhà vệ sinh cơ bản. Theo UNICEF, trên thế giới, phụ nữ và trẻ em phải dành 200 triệu giờ mỗi ngày để tích trữ nước.
Uganda, Tanzania, Peru và Nam Phi đều đã có những chính sách quốc gia tham vọng hướng tới tăng cường số lượng phụ nữ làm trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh. Những nước này cũng chủ trương thay đổi cách quản lý nguồn nước. Nhiều quốc gia khác cũng dự kiến có bước đi tương tự.
Bulgaria nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19
Nhà chức trách Bulgaria ngày 23/1 cho biết nước này sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế từ ngày 4/2 tới, dù các nhà hàng sẽ vẫn phải đóng cửa do còn nhiều lo ngại về biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Người dân xếp hàng chờ đăng ký thất nghiệp tại một văn phòng lao động ở Sofia, Bulgaria, ngày 6/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Bulgaria đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế từ cuối tháng 11/2020 sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh.
Thủ tướng Boyko Borissov cho biết học sinh trường phổ thông cơ sở sẽ được đến lớp học trực tiếp theo một chế độ đặc biệt từ tháng 2 và cũng sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa và thể thao. Phát biểu trong một chuyến thị sát tại thị trấn Slivnitsa, miền Tây Bulgaria, ông Borissov khẳng định giáo dục, văn hóa và đào tạo cần phải đặt cân bằng với sức khỏe.
Bulgaria đã mở lại trường tiểu học và mẫu giáo từ đầu tháng 1. Tuy nhiên, chính phủ trung hữu phản đối các kế hoạch cho phép nhà hàng, quán cà phê mở cửa trở lại do vẫn còn nhiều lo ngại về biến thể mới có khả năng lây nhiễm nhanh hơn.
Theo Bộ trưởng Y tế Kostadin Angelov, đến nay Bulgaria đã ghi nhận 8 ca nhiễm biến thể mới được phát hiện ở Anh. Theo ông Angelov, tin đáng mừng duy nhất là vaccine hiện nay có thể ngừa được biến thể virus này. Ông cũng cho biết thêm rằng giới chức y tế sẽ giám sát kỹ tình hình trong hai tuần tới trước khi quyết định có tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch hay không.
* Tại Anh, các bộ trưởng sẽ nhóm họp vào ngày 25/1 và thảo luận về khả năng siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại, có thể yêu cầu người nhập cảnh phải cách ly tại khách sạn.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Boris Johnson cho biết Anh có thể cần thực thi thêm các biện pháp nhằm bảo vệ biên giới khỏi biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các biện pháp hiện nay cấm hầu hết khách quốc tế, trong khi quy định mới áp dụng đầu tháng 1 yêu cầu người nhập cảnh phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với virus trước khi khởi hành. Chính phủ Anh cũng đang cân nhắc bắt buộc người nhập cảnh phải cách ly 10 ngày tại một khách sạn và phải tự chi trả cho việc này.
Các quy định siết chặt tại biên giới được cho là sẽ "giáng thêm một đòn" vào ngành hàng không và lữ hành, vốn đã chịu những tác động lớn về tài chính trong gần một năm qua. Tại England, yêu cầu cách ly 10 ngày có thể được giảm bớt nếu du khách có kết quả xét nghiệm âm tính sau 5 ngày. Tuy nhiên, tại Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland có những quy định khách nhau về việc này.
* Tại Bồ Đào Nha, cử tri sẽ tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày 24/1 trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, khiến nhiều người lo ngại có thể làm gia tăng số ca nhiễm cũng như khả năng tỷ lệ tham gia bỏ phiếu thấp.
Đất nước 10 triệu dân này hiện đang có số ca nhiễm và tử vong trung bình trên 1 triệu dân cao thứ 7 thế giới. Trong một cuộc thăm dò dư luận do viện ISC/ISCTE thực hiện gần 2/3 cử tri cho rằng nên hoãn bầu cử.
Thăm dò cũng cho thấy Tổng thống đương nhiệm Marcelo Rebelo de Sousa của đảng Dân chủ Xã hội trung hữu nhiều khả năng sẽ chiến thắng dễ dàng và ứng cử viên cánh tả Ana Gomes có thể về thứ hai với 13,5- 14,5% phiếu ủng hộ, trong khi lãnh đạo đảng cực hữu Chega Andre Ventura sẽ bám sát với 10 - 12,5%.
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch COVID-19 Sau gần một tháng bước vào giai đoạn 3 mở cửa trở lại, Singapore đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong cộng đồng gia tăng, với 22 ca trong tuần qua, tăng mạnh so với chỉ 3 ca/tuần trước đó. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN Số...