Ưu tiên để trẻ em mồ côi vì COVID-19 sống trong môi trường gia đình
Ngày 23-9, Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Ủy ban quốc gia về trẻ em có công văn đề nghị 63 tỉnh thành hỗ trợ kịp thời cho trẻ em có cha, mẹ mất do dịch COVID-19.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương chủ động trao đổi với Cục Trẻ em khi có vướng mắc phát sinh hoặc trường hợp khẩn cấp liên quan đến nhóm trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 để có giải pháp xử lý, hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời – Ảnh: HÀ QUÂN
Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố. Hiện đã có hơn 1.000 trẻ em rơi vào tình trạng mồ côi.
Do vậy, Ủy ban quốc gia về trẻ em và Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp để kịp thời chăm sóc, nuôi dưỡng, giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát của các em.
Theo đó, các đơn vị chuyên môn cập nhật số lượng, danh sách, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trẻ em có cha, mẹ mất do dịch COVID-19 và nguyện vọng của trẻ em, người giám hộ của trẻ để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.`
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em này theo nghị định 20 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; chính sách hỗ trợ cho trẻ em tại nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Các tỉnh thành cần phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH để hỗ trợ trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19; trẻ em có cả cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ tử vong vì nhiễm COVID-19 có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Với trường hợp cần chăm sóc thay thế cho các em thì áp dụng quy định của Luật trẻ em và Nghị định 56.
Trong đó, cơ quan chuyên môn ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ được chăm sóc, thay thế bởi người thân, cá nhân hoặc gia đình nhận chăm sóc. Mục đích để trẻ sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất. Việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương ban hành chính sách, kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài đối với nhóm trẻ em trên. Việc trợ giúp pháp lý cho các em cũng cần chú trọng bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ, nhất là không để trẻ bị xâm hại do không có sự giám hộ của cha, mẹ.
Các tỉnh thành cũng cần hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng thành lập cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi theo nghị định 103. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bao gồm cả việc bảo đảm quyền học tập của các em theo quy định của pháp luật về trẻ em, về giáo dục, trong đó có quy định về giáo dục hòa nhập.
Nuôi dạy hơn 1.000 trẻ mồ côi vì Covid-19: Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu 6 vấn đề
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa gửi văn bản tới UBND các tỉnh thành về việc nuôi dạy hơn 1.000 trẻ em mồ côi do dịch Covid-19, nêu ưu tiên để trẻ được sống trong môi trường gia đình.
Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 6 đề nghị để các địa phương có kế hoạch giải quyết nơi ăn, chốn ở và cuộc sống của các trẻ em thiệt thòi do mất bố, mất mẹ hoặc mất cả bố mẹ vì Covid-19.
Đáng chú ý về thông tin nuôi dưỡng tập trung đối với các trẻ nhỏ được dư luận đặc biệt quan tâm, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương: "Ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ em được chăm sóc ở môi trường thay thế bởi người thân, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc để trẻ em được sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em".
Bộ LĐ-TB&XH có văn bản đề nghị các địa phương hướng giải quyết các trường hợp trẻ em mồ côi vì dịch Covid-19.
"Việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng", Bộ LĐ-TB&XH đề nghị.
Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các địa phương nhanh chóng cập nhật số lượng, danh sách, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trường hợp trẻ em có cha, mẹ mất do đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cần lắng nghe nguyện vọng của trẻ em và người giám hộ của trẻ em để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.
Bộ LĐ_TB&XH yêu cầu các địa phương phải thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em này theo quy định của Nhà nước về trẻ em, trong đó có Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; chính sách hỗ trợ cho trẻ em tại Nghị quyết số 68/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
"Các địa phương cần ban hành chính sách, kế hoạch về hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài đối với nhóm trẻ em này tại các tỉnh, thành phố có số lượng lớn trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19", văn bản của Bộ LĐ-TB&XH nêu.
Rất nhiều trẻ em đáng thương, mất cha, mẹ cần được các cấp chính quyền tập trung giải quyết để các em vượt qua nỗi đau mất mát quá lớn
Lãnh đạo Bộ nhấn mạnh, các địa phương cần phối hợp với các cơ quan liên quan để trợ giúp pháp lý cho các em theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em không bị xâm hại do các em không có sự giám hộ của cha, mẹ.
Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các địa phương hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đề xuất dự án, kế hoạch, hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài nhóm trẻ em này.
Điều kiện là các hoạt động phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật đối với việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các bên liên quan, chăm sóc, nuôi dưỡng, bao gồm cả việc bảo đảm quyền học tập của các em theo đúng các quy định của pháp luật về trẻ em, pháp luật về giáo dục, trong đó có quy định về giáo dục hòa nhập.
Trước đó, như báo Dân trí đưa tin hơn 1.500 trẻ em tại TPHCM được xác nhận là mất cha hoặc mẹ, trong đó có nhiều trẻ em mất cả cha lẫn mẹ. Ngay sau khi thông tin, doanh nhân Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT đã đề xuất lập trường nội trú, nhận nuôi 1.000 trẻ em mồ côi, nêu kế hoạch đưa các cháu bé tới Đà Nẵng nuôi dưỡng đến khi các cháu trưởng thành.
Xung quanh đề xuất này, trao đổi với phóng viên Dân trí , đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH), nhiều nhà nghiên cứu về trẻ em đã đưa ra quan điểm hướng đến việc ổn định nhanh cuộc sống cho các em, cũng như giảm bớt thiệt thòi, mất mát cho các trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ then chốt để phòng, chống dịch hiệu quả Các tỉnh, thành phố phía Nam cần chủ động phối hợp, thông qua Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với điều kiện của địa phương, để có thể huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho nhân dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị...