Ưu tiên dạy bù kiến thức trong thời gian học online
Ngày 11.5, trẻ mầm non và học sinh tiểu học của Hà Nội cùng nhiều địa phương khác đã trở lại trường.
Việc tổ chức dạy học ở mỗi địa bàn, mỗi trường học có sự khác nhau nhưng đều ưu tiên ôn tập kiến thức cũ, dạy bù cho học sinh không có điều kiện học online trong thời gian được nghỉ để phòng dịch.
Học sinh mầm non ở Hà Nội trở lại trường vào ngày 11.5. Ảnh: Sơn Tùng
Ngoài Hà Nội, ngày 11.5 còn có An Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hòa Bình, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Quảng Trị, Yên Bái… cho trẻ mầm non, hoặc học sinh tiểu học hoặc cả hai cấp học này trở lại trường. Như vậy, tính đến thời điểm này, khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt tại Việt Nam, các địa phương đều yên tâm cho toàn bộ học sinh đi học.
Ghi nhận của Lao Động tại Hà Nội trong ngày 11.5, nhiều trường đã quyết định tổ chức học 2 buổi/ngày, ăn bán trú để tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh.
Ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GDĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, những ngày qua phòng đã chỉ đạo, thống nhất với các trường phương án cụ thể nhất về việc đưa, đón học sinh tiểu học và trẻ mầm non đến trường. Theo đó, các cơ sở giáo dục trên địa bàn nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang trên đường đến trường. Khi tới trường, học sinh sẽ được đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào lớp học.
“Chúng tôi yêu cầu các trường cố gắng đảm bảo trong lớp học không có cháu bị bệnh. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn cũng thực hiện phương án tổ chức học 2 buổi/ngày. Tức là các cháu đến trường buổi sáng thì buổi chiều mới phải về, thực hiện theo nguyện vọng của phụ huynh. Còn nếu chia đôi lớp, hay học 1 buổi/ngày thì sẽ rất vất vả cho phụ huynh học sinh đưa đón con về trong điều kiện thời tiết nắng nóng” – ông Vũ chia sẻ.
Video đang HOT
Tại quận Hà Đông, các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn cũng duy trì việc tổ chức học 2 buổi/ngày, có ăn bán trú tại trường trên cơ sở thỏa thuận với phụ huynh.
Còn tại quận Hoàn Kiếm, bà Vương Hương Giang – Trưởng phòng GDĐT quận – cho biết, trong tuần đầu tiên học sinh tiểu học trở lại, nhiều trường trên địa bàn quận sẽ chỉ học 1 ca, tạm thời không tổ chức bán trú do chưa chuẩn bị đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho học sinh. Còn các trường mầm non thì dạy học bình thường, trẻ được chăm sóc bán trú, ăn trưa tại trường.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh khi thực hiện ăn bán trú, ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, các trường học cũng có nhiều giải pháp như lắp đặt vách ngăn tại các bàn ăn ngăn cách không gian ăn uống của học sinh.
Theo ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội – các cơ sở giáo dục trên địa bàn sẽ chủ động, linh hoạt sắp xếp lịch học. Việc có tổ chức học 2 buổi/ngày, ăn bán trú hay không sẽ thực hiện trên cơ sở nhà trường thỏa thuận, căn cứ trên nguyện vọng của phụ huynh học sinh.
1-2 tuần đầu chỉ ôn tập kiến thức cũ
Ngoài việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường, các trường học cũng gấp rút xây dựng kế hoạch giảng dạy để kịp hoàn thành chương trình, tiến độ kết thúc năm học mà Bộ GDĐT quy định. Theo đó, trong những ngày đầu tiên đi học trở lại, các cơ sở giáo dục đều dành 1-2 tuần để ôn tập kiến thức cũ, kiến thức đã dạy online cho học sinh trong 3 tháng nghỉ học để phòng dịch. Đặc biệt, nhiều trường ưu tiên dành thời gian để dạy bù cho học sinh không có điều kiện theo học các lớp online trong thời gian qua.
Bà Bạch Thị Thanh Huyền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, tuần đầu tiên đi học, nhà trường bố trí phương án học 5 buổi sáng/tuần, mỗi buổi 4 tiết. Dựa theo chương trình tinh giản của Bộ GDĐT, nhà trường tính toán với thời khóa biểu như trên, học sinh có thể hoàn thành chương trình học trước ngày 30.6.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) – cho biết, trong tuần đầu tiên trường chỉ tập trung ôn tập kiến thức cho các em và duy trì việc dạy trực tuyến song song với dạy trên lớp. Sau 2 tuần, trường sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá học lực của học sinh để triển khai phương pháp dạy phù hợp.
Trường học mong sớm có quyết định về tháng 3
Các trường mong sớm có quyết định để chủ động trong việc lập kế hoạch dạy học.
Sở GD&ĐT TP.HCM đã trình lên UBND TP dự thảo đề xuất điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020, theo đó học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7-2020, dời kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 đến cuối tháng 7.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, cho biết trong tình hình dịch bệnh COVID-19, học sinh nghỉ học dài ngày nên trường có tổ chức học online như một giải pháp tình thế. Trên tinh thần là ôn tập kiến thức cũ và tạo cho học sinh thói quen giữ nề nếp học tập chứ không dạy kiến thức mới.
Trường THCS - THPT Ngôi Sao tập huấn cho giáo viên về dạy học trực tuyến. Ảnh: NTCC
Cũng theo ông Bình, hiện nay các trường THPT đang mong chờ sớm có quyết định từ Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng như UBND TP về việc học hay nghỉ trong tháng 3. Bởi quyết định này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng kế hoạch của các trường, đặc biệt học sinh khối 12. Quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến việc các trường phải điều chỉnh toàn bộ kế hoạch của năm học.
Ông Bình lý giải nếu TP.HCM tiếp tục nghỉ học tháng 3 thì các trường sẽ học từ đầu tháng 4 và kết thúc vào tháng 7. Nhưng nếu điều chỉnh như thế sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của năm học tới. Cụ thể như học sinh sẽ nghỉ hè như thế nào, lịch tập trung ra sao, khai giảng, bên cạnh đó còn công tác tổ chức tuyển sinh lớp 10, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia sẽ như thế nào. Bởi đây là kỳ thi chung, nó cần sự thống nhất của cả nước.
"Hằng năm học sinh thường tập trung vào giữa tháng 8 để chuẩn bị cho công tác khai giảng vào tháng 9, khi mọi công tác thi cử đã hoàn thành. Do đó, chúng tôi mong sớm có quyết định để trường chủ động bố trí nhân sự cũng như lên kế hoạch" - ông Bình nói.
Liên quan đến việc ngành giáo dục đề xuất cho học sinh nghỉ hết tháng 3, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, cho rằng đề xuất này có cơ sở. Bởi nó sẽ tạo một hành lang an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, các sở, ban ngành khác cũng tầm soát, kiểm soát nguồn dân nhập cư vào TP để kịp thời ngăn chặn, cách ly khiến dịch không thể bùng phát.
"Tôi mong rằng đề xuất này sẽ được Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng như UBND xem xét và hồi âm sớm để các sở, ban ngành, các nhà trường có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế để không bị động. Hiện nay, trong thời gian nghỉ tránh dịch, để học sinh không lãng quên kiến thức, một số tỉnh, thành tổ chức dạy online".
"Nhưng việc dạy học online hiện nay chỉ được thực hiện đối các tỉnh, thành có điều kiện về kinh tế, công nghệ thông tin. Mục tiêu gửi bài tập để ôn bài, để nghỉ dài ngày các em không lãng quên việc học, tuy nhiên hiệu quả không như mong đợi. Bởi học sinh không quen với cách học trên, phụ huynh còn có công việc riêng nên không có thời gian giám sát việc học, do đó nhiều em sa đà vào chơi game. Việc học này chỉ có tác dụng đối với học sinh cuối cấp.
Do đó, chung tôi mong có quyết định sớm để các trường xây dựng kế hoạch tương ứng, từ đó có lộ trình chuẩn bị không quá dài, không quá ngắn, không làm ảnh hưởng đến năm học sau" - ông Phú nói thêm.
Trong khi đó, bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, cũng mong rằng: "Việc đưa ra quyết định sẽ được các sở, ban ngành dựa trên tình hình thực tế của dịch bệnh. Hy vọng giữa tuần sau, các đơn vị liên quan sẽ có quyết định về việc này để nhà trường chủ động. Hiện tại, trường cũng đã lên các phương án cho học sinh. Nếu học sinh đi học vào tháng 3 sẽ có kế hoạch như thế nào, học sinh tiếp tục nghỉ sẽ như thế nào. Tuy nhiên, nếu học sinh ở nhà, trường sẽ bị động nhiều hơn. Nhưng dù thế nào nhà trường cũng sẽ có kế hoạch phù hợp".
Tại bậc THCS, bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng Trường THCS An Lạc, quận Bình Tân, cho biết việc có quyết định sớm sẽ giúp phụ huynh chủ động công việc cũng như sắp xếp cho con cái. Bên cạnh đó, trường cũng có kế hoạch phù hợp.
"Đợt vừa rồi UBND TP đã có quyết định sớm về việc cho học sinh nghỉ học hết tháng 2, điều này khiến phụ huynh hài lòng, trường cũng có thêm quá trình chuẩn bị. Cho nên tôi mong sớm có quyết định về tháng 3 để trường lập kế hoạch, dễ dàng trong việc bố trí nhân sự, phân công giáo viên phù hợp tình hình. Vì nghỉ hết tháng 2, học sinh đi học lại trường sẽ có kế hoạch khác. Nhưng nếu nghỉ hết tháng 3, đi học lại tháng 4 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch của năm học tới, do đó cần có sự thống nhất" - bà Giang nói thêm.
Theo PLO
Dạy và học nước rút hướng đến 'đích' 15-7 Sáng 11-5, học sinh tiểu học nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, trở lại trường sau khoảng 3 tháng nghỉ phòng dịch COVID-19. Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM) ngồi giãn cách khi trở lại trường sáng 11-5 - Ảnh: HỒNG HẠNH Về kế hoạch học tập, hiệu trưởng một trường...