Ưu tiên đào tạo một số ngành lĩnh vực du lịch, CNTT
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học đối với một số ngành trong lĩnh vực du lịch và công nghệ thông tin.
Ảnh minh họa
Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2019/TT-BGDĐT.
Theo đó, dự thảo bổ sung quy định: Nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực Du lịch được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học gồm: Du lịch (mã ngành 7810101); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (mã ngành 7810103); Quản trị khách sạn (mã ngành 7810201); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (mã ngành 7810202) và các mã ngành đào tạo trong lĩnh vực du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.
Nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học gồm: Khoa học máy tính (mã ngành 7480101); Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (mã ngành 7480102); Kỹ thuật phần mềm (mã ngành 7480103; Kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480106); Hệ thống thông tin (mã ngành 7480104); Hệ thống thông tin quản lý (mã ngành 7340405); Công nghệ kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480108); Công nghệ thông tin (mã ngành 7480201); An toàn thông tin (mã ngành 7480202); và các mã ngành đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin.
Dự thảo cũng nêu rõ, các cơ sở giáo dục triển khai đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Du lịch, Công nghệ thông tin áp dụng theo cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học chỉ được thực hiện từ khóa tuyển sinh thứ hai kể từ khi mở ngành đào tạo, đồng thời phải xây dựng và đăng tải công bố công khai thông tin triển khai áp dụng cơ chế ưu tiên đào tạo trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo và các minh chứng đảm bảo chất lượng trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Theo baochinhphu
Phát triển ngành CNTT: Vấn đề hàng đầu là con người!
Một trong những vấn đề hàng đầu mà ngành CNTT gặp phải chính là con người.
Các chuyên gia trong và ngoài nước điều chỉnh hệ thống giám sát an toàn giao thông trên địa bàn thành phố tích hợp ứng dụng AI - Ảnh: TỰ TRUNG
Một trong những vấn đề trong quá trình phát triển mà nhiều ngành gặp phải, trong đó có công nghệ thông tin (CNTT), chính là con người. Nhiều thống kê cho thấy cả nước thiếu đến hàng triệu kỹ sư CNTT, đặc biệt không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng.
Các chuyên gia đều đồng tình muốn tạo sự đột phá trong lĩnh vực CNTT nói riêng và hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung thì ưu tiên hàng đầu là phát triển con người, qua đó tạo được đội ngũ lao động đáp ứng cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu thị trường.
Nhiều bên "than" thiếu
Theo ông Nguyễn Anh Thi - giám đốc Khu công nghệ phần mềm ĐH Quốc gia TP.HCM, trong hơn 10 năm qua, ngành CNTT Việt Nam dần dần chuyển từ gia công sang tham gia các khâu có giá trị gia tăng cao hơn như sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Đây là sự phát triển tất yếu khi không thể mãi dựa vào lợi thế là nhân công giá rẻ và nhiều doanh nghiệp đã chủ động cho sự thay đổi này những năm qua.
Tuy nhiên, ông Thi nhấn mạnh một trong những vấn đề hàng đầu mà ngành gặp phải chính là con người: "Cần nhìn nhận rằng CNTT là một ngành công nghiệp tri thức, mà tri thức lại gắn liền với con người. Giải quyết được điểm nghẽn này sẽ tạo ra những cú hích về sau".
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và truyền thông, Việt Nam có 149 trên tổng số 237 trường ĐH có đào tạo về CNTT, điện tử viễn thông và an toàn thông tin. Trong năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh ngành CNTT - truyền thông là gần 55.000, tăng 12% so với năm 2018.
Trong khi đó, báo cáo cũng trong năm 2019 của Tổ chức Nghiên cứu về khoa học và công nghệ của khối kinh tế thịnh vượng chỉ ra rằng Việt Nam cần 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực ngành CNTT đến năm 2020 - tức là năm nay. Bộ cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 cả nước sẽ có được 1,3 triệu lao động ngành CNTT, trong đó tỉ lệ lớn có kỹ năng kiến thức cao.
Ông Đỗ Văn Long - giám đốc Công ty Vietnam Blockchain Corporation - cho rằng nhân sự cũng là một trong nhiều vấn đề mà các start-up công nghệ thường "đau đầu". Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao dẫn tới cạnh tranh người tài giữa các doanh nghiệp, khiến các start-up dễ mất người vào tay các doanh nghiệp với lời chào mời hấp dẫn, từ đó có thể ít nhiều tác động đến sự thành bại của start-up. Theo ông, giải quyết được vấn đề "con người" cũng cần được tính toán trong giai đoạn phát triển tới đây.
Đầu tư cho người thầy
Theo PGS.TS Trần Minh Triết - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, hiện nay các trường thành viên tại ĐH Quốc gia TP.HCM có đào tạo ngành CNTT không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn mà còn quan tâm đến khả năng làm việc tốt trong môi trường chuyên nghiệp, tư duy độc lập, kỹ năng quan hệ xã hội, đạo đức và tầm nhìn, không giới hạn trong một môn học, mà lồng ghép vào nhiều lĩnh vực. Một trong những vấn đề quan trọng là đào tạo hướng đến cá thể hóa để phù hợp với chuyên môn và năng lực mỗi người.
Ngoài ra, để sinh viên có được những trải nghiệm tốt, các trường thường khuyến khích người học tham gia các hoạt động thực tế, gắn liền với các doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở những kỳ thực tập, ông Triết cho biết các trường còn đặt nặng sinh viên và người học có thể vận dụng sớm những kiến thức của mình. "Nhiều sinh viên còn nhận được các cơ hội thực tập tại các công ty công nghệ lớn nước ngoài, từ đó cho thấy tiềm năng về đội ngũ nhân lực của Việt Nam có thể tiếp cận với những trình độ quốc tế" - ông Triết nói.
"Đào tạo công nghệ thông tin, nhất là trí tuệ nhân tạo, không nhất thiết phải đợi đến bậc đại học hay sau đại học, mà ngay cả học sinh phổ thông cũng đã có thể làm quen và bước đầu tiếp cận với những kiến thức nền tảng, từ đó tích lũy đam mê và định hướng tương lai. Cụ thể, có thể bồi dưỡng cho người học từ bậc phổ thông các nền tảng về toán học, logic, tư duy...
PGS.TS Trần Minh Triết
Cũng theo ông Triết, để phát triển nguồn nhân lực, ngoài đầu tư cho người học thì rất cần đầu tư cho người thầy bởi chính họ là những người trực tiếp làm việc, hướng dẫn và định hướng cho sinh viên, không chỉ trong đào tạo mà còn là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo. "Nếu khuyến khích sinh viên thực hiện các vấn đề liên quan đến sáng tạo và khởi nghiệp thì bản thân người thầy có kinh nghiệm, có khả năng mạnh dạn dấn thân cùng sinh viên" - thầy Triết nói.
Mối liên kết giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp cũng được nhấn mạnh, qua đó sẽ tạo ra một hệ sinh thái cho phát triển nguồn nhân lực. Riêng doanh nghiệp, ngoài việc đóng góp các học bổng, cơ hội thực tập còn có thể đưa ra các trường, các viện những bài toán nghiên cứu của mình. Đây cũng là cơ hội cho các sinh viên có thể tiếp cận với những bài toán thực tiễn từ sớm.
Nghiên cứu đưa chương trình AI vào trường phổ thông
Trong buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) do UBND TP.HCM tổ chức, sinh viên Chu Minh Nhật - Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM - đề xuất TP.HCM nên cho sinh viên, học sinh tiếp cận AI từ sớm thông qua các cuộc thi, chương trình đào tạo phổ thông. Đồng tình, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM - đề nghị Sở Thông tin và truyền thông cùng Sở GD-ĐT phối hợp nghiên cứu đưa môn lập trình vào giáo dục phổ thông, ngoài ra đưa chương trình AI vào trường phổ thông chuyên hay phát triển chương trình đào tạo tiên tiến về AI.
Theo tuoitre
Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh thêm 4 chương trình đào tạo mới Theo thông tin Trường ĐH Ngoại thương vừa cung cấp, năm 2020 trường sẽ tuyển sinh thêm 4 chương trình đào tạo chất lượng cao mới, áp dụng 3 phương thức xét tuyển. Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 - Ảnh: CHU HÀ LINH Ngoài các ngành đào tạo đã tuyển sinh từ năm 2019, Trường ĐH Ngoại thương tuyển...