Ưu tiên cũng khó tuyển sinh
Dù được ưu tiên tuyển sinh đầu vào, ưu đãi học phí và việc làm sau khi ra trường nhưng vẫn khó tuyển được thí sinh theo học chương trình hệ cử tuyển và đào tạo nhân lực khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ.
Học sinh Trường THPT Krông Ana (Đắk Lắk), khu vực được ưu tiên tuyển sinh đào tạo nhân lực cho địa phương, nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH năm 2013 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Có chỉ tiêu, không có thí sinh
Bắt đầu từ năm 2012, Bộ GD-ĐT chính thức triển khai kế hoạch tuyển sinh đào tạo nhân lực khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ (gọi tắt là 3 Tây). Năm 2013, Bộ tiếp tục giao 760 chỉ tiêu đào tạo trình độ ĐH và CĐ cho các trường ĐH, học viện trong cả nước với nhóm ngành sức khỏe, khoa học giáo dục – đào tạo giáo viên, luật và báo chí. Tuy nhiên đến thời điểm này, nhiều trường không tuyển được thí sinh.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết theo quy trình các Sở GD-ĐT được duyệt chỉ tiêu phải gửi danh sách thí sinh đủ điều kiện xét tuyển về cho trường. Tuy nhiên, đến thời điểm này trường không nhận được danh sách nào. Điều này cũng diễn ra tại Trường ĐH Văn hóa TP.HCM.
Ông Châu Minh Quí, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing, chia sẻ: “Trường chỉ tuyển chưa được 20% thí sinh diện này. Nguyên nhân quan trọng là do Bộ triển khai chậm hơn so với thời gian xét tuyển của các trường”.
Tình trạng này từng diễn ra trong năm 2012. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2012 được giao 50 chỉ tiêu đào tạo nhân lực khu vực Tây nguyên nhưng không có địa phương nào gửi danh sách. “Không hiểu rõ lý do, nhưng rất lạ là địa phương có chỉ tiêu nhưng người học không có”, đại diện trường này nhận định.
Video đang HOT
Không tìm được người học
Tình hình tuyển sinh hệ cử tuyển cũng tương tự. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cho biết dù chỉ tiêu đào tạo cử tuyển năm nay trường được Bộ giao mấy chục người nhưng cuối cùng chỉ nhận được 6 hồ sơ. Địa phương gửi danh sách 6 thí sinh nhưng cũng chỉ có 2 người đến nhập học. Cũng theo thạc sĩ Tùng, vài năm gần đây số lượng thí sinh hệ cử tuyển nhập học chỉ khoảng 10 người. Trong khi 3 – 4 năm trước đó, mỗi năm có ít nhất từ 30 đến 50 sinh viên nhập học diện này.
Những năm gần đây, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng liên tục tuyển không đủ chỉ tiêu cử tuyển được giao đào tạo. Chẳng hạn, năm học 2012 – 2013 chỉ tiêu trường được giao là 59 nhưng chỉ có 19 sinh viên nhập học. Đến năm 2013 – 2014 chỉ tiêu giảm xuống 37 nhưng cũng chỉ có 28 sinh viên nhập học.
Nhận định hiện tượng này, thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng cho rằng: “Có lẽ theo đúng nhận định từ một số địa phương, do thí sinh chỉ thích học một số ngành “ nóng” như: y dược, sư phạm, kiến trúc, tài chính ngân hàng… nên những ngành còn lại dù địa phương có chỉ tiêu nhưng vẫn không có người học”. Điều này có cơ sở vì theo số liệu thống kê của Bộ được công khai trong hội nghị tổng kết đào tạo cử tuyển vừa qua cho thấy, hầu hết học sinh diện này đều chọn học chương trình ĐH và tập trung nhiều vào một số ngành như: y tế 25,96%; kinh tế 16,82%; sư phạm 23,03%…
Lãnh đạo Sở GD-ĐT một tỉnh ĐBSCL tiết lộ: “Khi xác định chỉ tiêu đào tạo gửi lên Bộ, địa phương đều xuất phát từ tầm nhìn nhu cầu nhân lực trong thời gian sau 4 đến 5 năm, nghĩa là có nhu cầu thực. Tuy nhiên, có những ngành nghề học sinh không đăng ký nên Sở không có danh sách gửi trường đào tạo”.
Việc học sinh chỉ chọn lựa ngành theo phong trào và hệ quả chỉ khoảng 40% sinh viên cử tuyển được bố trí việc làm khi ra trường khiến cần xem lại cách thức thực hiện hệ đào tạo này.
Theo VNE
Sẽ sửa đổi chính sách ưu tiên khu vực
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, một trong những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm tới là điều chỉnh chế độ ưu tiên khu vực cho hợp lý hơn với tình hình thực tế.
Loạt bài Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? trên Báo Thanh Niên phản ảnh những bất cập trong chế độ ưu tiên tuyển sinh hiện hành
Đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh
Giữa tháng 7 vừa qua, Báo Thanh Niên đã thực hiện loạt bài Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? trong đó phản ảnh một loạt những bất cập trong chính sách ưu tiên hiện nay. Đáng lưu ý là có tới 82% thí sinh hưởng ưu tiên, trong đó phần lớn là ưu tiên khu vực. Chính vì vậy trong quy chế sửa đổi lần này, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, điều chỉnh ưu tiên khu vực cho hợp lý hơn với tình hình thực tế.
Tối 13.11, trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: "Sau nhiều năm thực hiện chính sách ưu tiên khu vực, một số địa phương nơi mà thí sinh được hưởng ưu tiên nay đã phát triển tốt hơn, thu nhập bình quân đầu người tăng, điều kiện học tập của học sinh đã được cải thiện đáng kể so với các khu vực khác. Do đó nếu thí sinh ở những địa phương này tiếp tục được cộng điểm ưu tiên khu vực thì sẽ bất hợp lý và không công bằng cho những thí sinh ở vùng khác. Chính vì vậy, Bộ sẽ rà soát lại và điều chỉnh đối tượng ưu tiên khu vực để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh".
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, các đối tượng chính sách sẽ tiếp tục được hưởng ưu tiên theo quy định hiện hành. Bộ sẽ phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH, Ủy ban Dân tộc để điều chỉnh khi cần thiết.
Bộ sẽ rà soát lại và điều chỉnh đối tượng ưu tiên khu vực để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga
Trường ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết việc sửa đổi quy chế tuyển sinh lần này phải phù hợp với quy định của luật Giáo dục đại học (ĐH) và chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT. Theo đó, luật Giáo dục ĐH đã quy định rõ việc tổ chức tuyển sinh gồm các phương thức: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Cơ sở giáo dục ĐH được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh do Bộ trưởng ban hành.
Dự kiến trong lần sửa đổi này, Bộ sẽ đưa vào quy chế các tiêu chí để các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng và các điều kiện để đề án được phê duyệt. Phương án tuyển sinh riêng của trường nào thỏa mãn các tiêu chí và điều kiện quy định sẽ được Bộ phê duyệt để tiến hành thực hiện việc tuyển sinh riêng. Dự kiến, quy chế mới sẽ được ban hành sớm, khoảng cuối năm nay hoặc đầu 2014 để các trường kịp thực hiện. Dù thực hiện theo phương án tuyển sinh nào đi nữa cũng phải đảm bảo công bằng, không gây căng thẳng cho thí sinh, không tái diễn những bất cập trong quá khứ nhất là tình trạng luyện thi tràn lan gây bức xúc trong xã hội như những năm trước khi thực hiện "3 chung".
Thứ trưởng Ga cho hay, thời gian qua, Bộ đã nhận được đề xuất tuyển sinh riêng của 17 trường ngoài công lập. Bộ cũng đề nghị các trường công lập đề xuất phương án tuyển sinh riêng từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa có trường nào đưa ra đề án cụ thể. Sau khi quy chế tuyển sinh mới được ban hành, Bộ sẽ xem xét các đề án tuyển sinh riêng mà các trường đã đề xuất. Đề án nào phù hợp sẽ được thực hiện từ năm 2014. Những trường không có phương án tuyển sinh riêng sẽ tiếp tục thực hiện kỳ thi "3 chung" của Bộ cho đến 2015. Sau năm 2015, cùng với việc thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục và đổi mới cách đánh giá phổ thông, phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ có những đổi mới mạnh mẽ hơn.
Thí sinh có thể được phúc khảo môn năng khiếu
Quy định về việc thí sinh không được phúc khảo môn năng khiếu đã được thực hiện nhiều năm nay và đã phát sinh nhiều bất cập. Sau mỗi kỳ tuyển sinh, có không ít thí sinh thấy kết quả chấm thi không phản ánh đúng với bài làm nhưng không được quyền phúc khảo nên rất bức xúc. Không chỉ có vậy, đã từng có hội đồng thi lợi dụng quy chế để chấm thi không trung thực. Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, quy chế tuyển sinh sửa đổi năm nay dự kiến sẽ đưa vào một số quy định mang tính kỹ thuật như ghi âm, ghi hình môn thi năng khiếu của thí sinh. Đây sẽ là bằng chứng đối chiếu nếu thí sinh có những thắc mắc về bài thi của mình. Nếu quy định này được thực hiện thì thí sinh sẽ có quyền phúc khảo bài thi môn năng khiếu.
Thứ trưởng Ga nói: "Do có bổ sung những điểm mới nên dự thảo quy chế tuyển sinh lần này sẽ được tham khảo ý kiến rộng rãi của các nhà trường và dư luận xã hội trước khi ban hành để đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng trong tuyển sinh".
Đào tạo thạc sĩ cũng ưu tiên Chính sách ưu tiên cho thí sinh khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ ngày càng đáng lo ngại khi đã lấn đến bậc thạc sĩ, phá vỡ quy chế do Bộ đặt ra, gây lo âu về chất lượng và nhiều khả năng dẫn đến các biến tướng. Minh họa: DAD Ưu đãi từ điểm trúng tuyển Từ năm...