Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện việc đổi mới chương trình, SGK
Trong xây dựng dự toán chi hàng năm từ nay đến năm 2024, ưu tiên đảm bảo, bố trí kinh phí để thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đúng lộ trình từ tỉnh đến các địa phương.
ảnh minh họa
Đồng thời, kết hợp kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý và kinh phí mua sắm sách giáo khoa, thiết bị dạy học của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đó là của ông Trần Thanh Liêm – Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp – về công tác chuẩn bị triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới ở địa phương.
Thực hiện Kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT về tiếp tục triển khai việc xây dựng và chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, Sở GD&ĐT Đồng Tháp đã tích cực triển khai thực hiện các công việc có liên quan.
Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành văn bản hướng dẫn về kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Đồng Tháp sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục xây dựng dự toán ngân sách, thực hiện và thanh quyết toán đúng quy định. Ông Trần Thanh Liêm
Ông Trần Thanh Liêm cho biết, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Trưởng phòng các Phòng GD&ĐT, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai 6 chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông báo số 1013/TB-BGDĐT đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trước ngày 15 tháng 01 năm 2018 bắng các hình thức phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Đối với việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, các đơn vị: Tiếp tục chủ động thực hiện việc rà soát đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo đúng quy định, có biện pháp giải quyết đối với giáo viên và cán bộ quản lý chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa đạt chuẩn.; bổ nhiệm, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý.
Cử giáo viên và cán bộ quản lý tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo kế hoạch chung của tỉnh đúng đối tượng, đảm bảo chất lượng.
Về chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, các đơn vị phải chủ động kiểm tra, rà soát và tăng cường tính chủ động, tự chủ trong việc tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Đối với các Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh phải tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở tất cả các trường tiểu học trong địa bàn.
Để tăng cường công tác truyền thông về GD&ĐT nói chung – về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng, Sở GD&ĐT Đồng Tháp chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 75/KH-SGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2017 truyền thông về GD&ĐT giai đoạn 2017 – 2020 và báo cáo kết quả thực hiện đúng quy định; tập trung thực hiện truyền thông về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo định hướng của Bộ, Sở GD&ĐT.
Khuyến khích các đơn vị trang bị Báo Giáo dục và Thời đại để giáo viên và cán bộ quản lý xem, tham khảo. Sở tiếp tục phối hợp với Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về GD&ĐT địa phương, có thời lượng phù hợp để tập trung truyền thông về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mở giao diện “Giáo dục Đất Sen hồng thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” trên website của ngành để đăng tin, ảnh, bài viết có liên quan.
Ngày 21/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Theo Nghị quyết, thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông.
Theo Giaoducthoidai.vn
Năm 2018 "sửa sai" nhiều quyết sách giáo dục
Năm 2018, dù "lỗi hẹn" đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhưng lại là năm bắt đầu thực hiện khá nhiều thay đổi mang tính chỉnh sửa những điều chưa phù hợp hoặc sai lầm trong các quyết sách trước đây của ngành.
Năm 2018 sẽ chuyển dần khái niệm thi sang kiểm tra, đánh giá năng lực
Chuyển dần thi sang kiểm tra, đánh giá
Dư luận và báo chí thời gian qua đã bức xúc vì có quá nhiều cuộc thi với học sinh (HS) phổ thông và những hệ lụy của tiêu cực cũng như áp lực thành tích trong các cuộc thi này.
Sau hàng năm trời "thai nghén", Bộ GD-ĐT đã quyết định tinh giản nhiều cuộc thi dành cho HS, đồng thời Bộ và các sở cũng quyết định không tham gia hoặc phối hợp tổ chức nhiều cuộc thi vốn rất "nổi tiếng" cả về số lượng giải thưởng cũng như những hệ lụy đằng sau nó.
Kết luận tại hội nghị với 63 giám đốc sở GD-ĐT trên cả nước trong tháng 12.2017, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định phải chuyển dần khái niệm thi sang kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS, giảm bớt các kỳ thi không thiết thực.
Ông cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và HS góp phần ngăn chặn bệnh thành tích trong giáo dục.
Về tuyển sinh đầu cấp đối với các cơ sở giáo dục THCS có số lượng HS đăng ký dự tuyển cao hơn chỉ tiêu được giao thì có thể áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Không sử dụng kết quả các cuộc thi do các địa phương, doanh nghiệp tổ chức làm căn cứ tuyển sinh đầu cấp THCS, THPT. Như vậy, đã "sửa sai" bằng cách cho phép các trường này thi tuyển vào lớp 6 dưới tên gọi khác là "kiểm tra, đánh giá năng lực".
Sửa quy định để chống tiêu cực trong dạy thêm, lạm thu
Năm 2018 Bộ sửa những quy định về dạy thêm, học thêm không còn phù hợp, nhằm tăng cường trách nhiệm của sở GD-ĐT trong việc quản lý hoạt động này của các cơ sở giáo dục, trung tâm giáo dục thường xuyên, văn hóa, ngoại ngữ, kỹ năng sống... đảm bảo lành mạnh, tránh biến tướng.
Ngoài ra, Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉnh sửa thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trình Bộ trưởng ban hành trước 30.4.2018.
Lương giáo viên phải cao nhất trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp
Năm 2017, Bộ đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục. Một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm tại dự thảo này là quy định "lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Bộ GD-ĐT và các chuyên gia cho rằng việc bổ sung quy định này là nhằm thể chế các chính sách của Đảng và Nhà nước bởi Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996 đã có câu "lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp", nhưng trên 20 năm vẫn chưa thực hiện được. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục theo kế hoạch sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2018).
Ban hành chương trình mới các môn học
Theo kế hoạch của Bộ này, năm 2018 sẽ hoàn thiện dự thảo các chương trình môn học; tiếp tục tổ chức góp ý, thực nghiệm, thẩm định chương trình môn học; trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới (gồm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học) bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tinh giản và khả thi.
Các chương trình môn học phải bảo đảm thống nhất với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và xác định rõ hơn yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của HS; kết hợp đổi mới nội dung giáo dục với đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá để giảm tải, dễ dạy, dễ học và giúp người học tự học suốt đời.
Ông Phùng Xuân Nhạ nêu rõ sẽ hoàn chỉnh dự thảo các chương trình môn học để xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trước ngày 12.1.2018. Bộ trưởng cũng yêu cầu các vụ chức năng có văn bản hướng dẫn cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoàn thành trước ngày 30.4.2018.
Điểm vào sư phạm nằm trong tốp đầu ?
Năm 2017, dư luận đặc biệt quan tâm, lo lắng về việc điểm chuẩn vào ngành sư phạm quá thấp. Tại hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm vào cuối tháng 12.2017, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. HS vào học ngành sư phạm phải là những HS ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong tốp đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp".
Theo TNO
Bài học áp dụng SGK, phương pháp dạy học từ một mô hình giáo dục VNEN là bước thử nghiệm việc đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông. Cần rút ra các bài học về sự đổi mới từ mô hình của VNEN, nhưng không chỉ dừng lại như mô hình VNEN của Dự án. ảnh minh họa TS Nguyễn Vinh Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - điều này với báo Giáo dục...