Ưu điểm và nhược điểm các tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Cho con nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng thì tốt nhất cho trẻ vẫn luôn là thắc mắc của nhiều chị em lần đầu làm mẹ.
Trẻ sơ sinh hệ thần kinh trung ương chưa trưởng thành nên dễ bị kích thích và mệt mỏi, vì vậy giấc ngủ đúng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ổn định hệ thần kinh. Trung bình một em bé sơ sinh ngoài việc ăn, khóc, đi vệ sinh thì số thời gian ngủ một ngày lên tới 20 giờ. Nếu không thể đảm bảo đủ thời gian ngủ, trẻ sẽ khó chịu, kém ăn, tăng cân, giảm khả năng miễn dịch. Nếu chức năng miễn dịch kém, trẻ sẽ sẽ thường xuyên bị bệnh.
Nói vậy để biết, giấc ngủ rất quan trọng với bé sơ sinh và duy trì cho bé được một giấc ngủ ngon là nhiệm vụ rất quan trọng của mẹ. Tuy nhiên, Cho con nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng thì tốt nhất cho trẻ vẫn luôn là thắc mắc của nhiều chị em lần đầu làm mẹ.
Tư thế ngủ nào tốt nhất và an toàn nhất cho con? Xin phân tích cùng mẹ những ưu và nhược điểm các tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Ngủ ngửa, lưng chạm xuống đệm
Ưu điểm: Nằm ngửa giúp các cơ của em bé ở trong trạng thái thoải mái nhất, những cơ quan như tim, đường tiêu hoá không bị chèn ép và cha mẹ có thể quan sát những thay đổi trên khuôn mặt bé, chân tay con có thể di chuyển tự do.
Nằm ngửa cũng hạn chế việc miệng, mũi bị chặn, ngây ngạt thở.
Nhược điểm: nằm ngửa cũng có nhược điểm, là em bé dễ bị trớ, sặc. Nếu con vừa ăn xong hoặc vừa nằm ngửa vừa ăn, sữa sẽ tập trung ở cổ họng của bé, nếu phát hiện không kịp thời sẽ bị nghẹt thở vào khí quản và phổi.
Thêm vào đó, vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện nên khi ngủ ngửa liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây bẹt đầu.
Ngủ sấp, bụng chạm xuống đệm
Trẻ sơ sinh rất thích ngủ sấp nhưng nhiều chị em lại lo lắng đây là tư thế ngủ không an toàn. Cùng phân tích:
Video đang HOT
Ưu điểm: Nằm sấp, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh chưa đầy một tháng, hoá ra lại rất có lợi cho sự phát triển của ngực và phổi, và có thể cải thiện dung tích phổi, hệ hô hấp của em bé để thúc đẩy sự phát triển. Đây là lý do tại sao rất nhiều bà mẹ nước ngoài sẵn sàng hơn cho con ngủ sấp hoặc lật sấp bé khi mới vài ngày tuổi. Khi nằm sấp, bé cũng không phải đối mặt với nguy cơ biến dạng đầu. Hầu hết thai nhi trong tử cung đều ngủ với tư thế này
Nhược điểm: Tay chân của em bé không được cử động thoải mái. Ngực và bụng áp chặt vào đệm cũng dễ khiến bé bị nóng, dễ bị nổi mẩn, chàm.
Ngủ nghiêng bên trái hoặc phải
Ưu điểm: Tư thế này giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ, sữa sẽ không chảy vào cổ họng, gây nghẹt thở. Ngủ nghiêng cũng đồng thời tránh áp lực lên tim.
Nhược điểm: Không phải lúc nào trẻ cũng có thể duy trì nằm nghiêng, mẹ có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. Ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.
Theo Khám Phá
Sai lầm nghiêm trọng mà phổ biến khi cho trẻ ngủ
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối đe dọa của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do tư thế ngủ không đúng.
Rung hoặc đưa võng cho con để ru ngủ
Sai lầm nghiêm trọng khi cho trẻ ngủ phổ biến của các mẹ.
Không thể phủ nhận rằng những hành động rung lắc như thế này khiến bé được thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ tuy nhiên điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé. Hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích được cha mẹ bế khi ngủ, điều này giúp bé có cảm giác an toàn khi ngủ. Thế nhưng, nó lại là điều kiện để trẻ sinh thói quen ỷ lại vào cha mẹ. Khi còn nhỏ,trẻ sẽ quấy khóc và không chịu ngủ khi cha mẹ cho trẻ nằm giường. Khi bé lớn hơn, cha mẹ khó lòng thay đổi &'sở thích' được bế và đu đưa nhẹ nhàng trước khi ngủ của bé.
Ngủ sai cách
Nhiều bậc phụ huynh mẹ ủ bé sơ sinh trong lớp chăn dày, họ nghĩ rằng điều này sẽ khiến con đỡ bị giật mình nhưng họ đã sai vì điều này sẽ khiến thân nhiệt của bé bị tăng lên, khi thân nhiệt tăng lên, bé bị ra mồ hôi thì khả năng bị cảm lạnh là rất cao.
Bên cạnh đó, việc đặt bé nằm trong cũi xung quanh có nhiều chăn cũng có nguy cơ sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối đe dọa của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do tư thế ngủ không đúng.
Cha mẹ nên cho bé ngủ trên giường ở những tư thế an toàn, thu xếp gọn gàng chăn màn, giường chiếu để không khí xung quanh trẻ được thoáng đãng. Cha mẹ phải chú ý tới các tư thế ngủ có lợi cho bé. Tuy nhiên những tư thế ngủ (nằm ngủ, nằm sấp, nằm nghiêng) thường có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm.
Cho con ăn vào ban đêm
Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay con dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa rồi, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.
Bạn chỉ nên cho con bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại.
Để khắc phục thói quen này, bạn chỉ nên cho con bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm con ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.
Vỗ nhẹ vào người khi bé ngủ bị giật mình
Bạn nên biết rằng, với trẻ sẽ có 2 trạng thái ngủ là : ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, tỷ lệ giữa giấc ngủ sâu và ngủ nông là 50/50 và 2 trạng thái này thường đan xen nhau.
Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày, mỉm cười....
Vì thế, nếu bé có động đậy, hay chỉ giật mình nhẹ thì cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú.
Cho con vừa chơi, vừa ngủ
Đây là thói quen nhiều bố mẹ áp dụng, cho con chơi với đồ chơi trước khi đi ngủ, đặc biệt là ngậm bình sữa để ngủ dễ hơn. Các đồ chơi phát ra tiếng động đôi khi làm phân tán sự tập trung của trẻ khi ngủ, làm giấc ngủ khó đến hơn.
Còn với việc ngậm bình sữa, nếu duy trì thường xuyên thói quen này dễ khiến miệng của bé có mùi hôi do không được vệ sinh trước khi đi ngủ.
Để khắc phục thói quen này, bạn nên tập cho con đi ngủ vào đúng giờ cố định, và bé tự ngủ mà không cần sử dụng đến các dụng cụ hỗ trợ như đồ chơi, ngậm bình sữa... Ban đầu hơi khó khăn, bạn có thể cho bé ngậm ti giả rồi từ từ &'cai' thói quen này cho bé.
Cho bé ngủ một giường lớn quá sớm
Trước 3 tuổi, con của bạn chưa đủ hiểu biết và tầm "kiểm soát" trong ranh giới tưởng tượng của một chiếc giường. Đừng di chuyển trẻ một cách đột ngột, từ cũi hoặc một chiếc giường nhỏ hơn sang một chiếc giường lớn hơn.
Thay vào đó, hãy cho trẻ làm quen dần, nếu sau một tuần trẻ không quen bạn nên cho trẻ về chiếc giường cũ của bé. Khi cảm thấy thoải mái với chỗ nằm ngủ của mình thì trẻ mới có thể có được một giấc ngủ ngon.
Để bé đi ngủ quá muộn
Cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định.
Bạn sẽ dành thời gian chơi đùa cùng con đến khi bé mệt mỏi thì cơn buồn ngủ sẽ tự đến và bạn sẽ không mất công dỗ bé ngủ nữa? Đây không phải là một ý tưởng hay, bởi khi quá mệt mỏi, trẻ tuy dễ ngủ nhưng rất khó để duy trì được giấc ngủ ngon và sâu, bé sẽ có xu hướng thức dậy sớm hơn bình thường và có thể sẽ quấy khóc.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. Đừng chờ đến khi bé ngáp và dụi mắt bạn mới dỗ bé ngủ.
Theo Khỏe & Đẹp
Hãy cho con đi ngủ lúc mặt trời lặn và thức dậy khi mặt trời mọc Đối với trẻ em, đi ngủ đêm sớm trong khoảng từ 19h-20h và ngủ liền mạch 10-12 tiếng một đêm là rất quan trọng. Ngay từ khi mới sinh, cơ thể trẻ đã được mặc định sinh hoạt theo bản năng động vật là ngủ khi mặt trời lặn (18h-19h) và thức khi mặt trời mọc (6h-7h). Vì vậy, cho trẻ đi ngủ...