Nên và Không nên để con ăn được nhiều hơn mỗi bữa
Khi con không muốn ăn nữa mà cứ ép, cứ tống từng thìa đầy thức ăn vào miệng sẽ làm cho con ngày càng sợ những bữa ăn.
Tất cả các bà mẹ trên thế giới đều có chung một nỗi niềm khi nuôi con biếng ăn. Bản thân mình cũng từng trải qua giai đoạn này nên rất thông cảm với các mẹ. Vì vậy mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm “trị” con biếng ăn. Hi vọng sẽ đóng góp được nhiều điều bổ ích giúp các mẹ nhé!
Nên
Duy trì bữa ăn gia đình
Bản thân mình và ông xã phải đi làm cả ngày, bận tối mắt tối mũi nhưng vẫn phải cố gắng sắp xếp để có mặt thường xuyên trong bữa cơm. Ngồi ăn cùng con sẽ giúp con có thêm hào hứng khi ăn và đó cũng là cách để con quan sát người lớn ăn, học cách ăn. Ngoài ra, nhìn thấy gia đình trong bữa ăn cũng là một niềm vui đối với con đấy các mẹ. Con sẽ cảm nhận được sự ấm áp từ đó trở nên hào hứng hơn, tập trung hơn với chuyện thưởng thức các món ăn.
Tạo cảm hứng cho con khi ăn
Đây là một cách giúp con thích ăn và ăn nhiều hơn. Mình không nói với con rằng “Con thử món này nhé, ngon lắm đấy!”. Mình ăn món đó một cách thật ngon miệng. Con thấy vậy nhìn chăm chú và tò mò, sau đó cũng đòi ăn thử, rất dễ bị “dụ” phải không nào.
Ngoài ra, con rất thích được khen. Chính vì vậy, khi thử một loại đồ ăn mới, dù ít hay nhiều, hãy khen ngợi con một cách nhiệt tình. Lần đầu mình cho bé ăn cà rốt, mình đã nói “Con vừa ăn cà rốt đấy, con của mẹ giỏi quá!”. Vậy là con hứng khởi lắm, thậm chí sau này khi có bất kể thức ăn nào mới con đều muốn thử và ăn ngon lành.
Để con có niềm vui trong ăn uống là điều mọi người mẹ nên biết cách làm (ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Để con cùng “vào bếp”
Mình có một “chiêu” rất hiệu quả là trước bữa ăn “rủ rê” con dọn bát, sắp đũa, có hôm còn bày biện bàn ăn với mẹ. Mình thấy dù đang chơi trò gì cũng rất vui vẻ đứng lên làm cùng và sau đó ăn uống còn thêm phần nhiệt tình vì bô bô với cả nhà: “Bát này là con lấy đấy”, “Món này con đặt lên bàn đấy!”. Mình nghĩ con cho rằng bữa cơm có phần đóng góp của mình nên con cũng nhiệt tình hơn hẳn.
Thời gian ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nhiều khi mình đi làm về muộn 1-2 tiếng đồng hồ, không kịp về cho con ăn, mình gọi điện bảo bố cháu cho ăn hộ. Vậy mà về đến nhà, vẫn thấy hai bố con hì hụi. Mình nhìn bát cháo nguội hết cả, con thì cứ đút lại cho ra hết. Vậy nên, mình nghĩ thời gian hợp lý nhất là 20 – 30 phút bởi nếu kéo dài thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và còn ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp của con. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn. Không nên ăn tập trung một loại thức ăn nhất định dễ gây cho con gây cảm giác chán ăn, đồng thời kết hợp các loại thức ăn hiệu quả để hệ tiêu hóa của con hấp thụ được một cách tối đa.
Không nên:
Ép con phải ăn hết mỗi bữa
Khi con không muốn ăn nữa mà cứ ép, cứ tống từng thìa đầy thức ăn vào miệng sẽ làm cho con ngày càng sợ những bữa ăn. Có lần mình cố ép nốt thìa cuối cùng trong khi con đã no, lấy tay che miệng liên tục. Thế là sau vài phút, con nôn thốc nôn tháo toàn bộ bát bột vừa ăn xong. Bao nhiêu công sức đổ xuống song xuống bể mà con lại không còn gì trong bụng. Nên các mẹ nhớ rút kinh nghiệm từ mình nhé.
Cho con ăn bánh kẹo trước khi ăn
Tuyệt đối các mẹ không cho con ăn thức ăn này trước khi ăn. Vẫn biết cho ăn nhiều bữa một ngày với lượng thức ăn ít là có lợi cho sức khỏe của con nhưng cứ ăn bim bim, sữa chua hay khoai tây chiên trước bữa ăn là y như rằng con mình không chịu ăn cơm cháo gì nữa. Thế là mình cấm tiệt, chỉ cho ăn vặt trước bữa chính 2 – 3 tiếng.
Dụ trẻ ăn bằng mọi giá
Tới bữa ăn, bà nội rất hay bật ti vi hoặc cho con chơi đồ chơi để con chú ý đến rồi tranh thủ đút cho ăn. Nhưng sau thành quen, mình cứ tắt ti vi đi thì con lại đòi bật lên mới chịu ăn từng thìa, lúc nào cũng phải xem hoạt hình, xem siêu nhân. Bố cháu còn chỉ một đống đồ chơi ở góc nhà: “Tháng nào cũng phải mua thêm vài món đồ mới để dụ con ăn”. Cho con ăn trong khi xem phim hoặc chơi trò chơi lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của con. Vì vậy các mẹ cần từ bỏ thói quen này cho con nhé.
Trên đây là những sai lầm và những kinh nghiệm trong cách cho con ăn của mình. Hy vọng sẽ giúp cho các mẹ tìm được những phương pháp tốt nhất để mỗi bữa ăn của gia đình không còn là một “trận chiến” căng thẳng với con nữa, hay thậm chí là cuộc chiến cãi vã giữa cha mẹ với nhau khi con biếng ăn.
Theo Khám Phá
Tuyệt chiêu trị chứng biếng ăn của trẻ
Trẻ biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, trẻ biếng ăn còn hay quấy khóc, dẫn đến giảm cân, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Tuyệt chiêu đơn giản để trị chứng biếng ăn của trẻ.
Tuyệt chiêu trị chứng biếng ăn của trẻ
Cung cấp nhiều sự lựa chọn các thực phẩm lành mạnh và để cho trẻ tự phục vụ. Bằng cách này, trẻ được thực hiện với một chút độc lập.
Cho phép trẻ tự điều chỉnh việc ăn uống. Mỗi ngày trẻ được ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trẻ có cơ hội tự quyết định ăn lúc nào và ăn bao nhiêu. Cha mẹ hãy tin tưởng trẻ có khả năng biết số năng lượng trẻ cần hằng ngày.
Không đe dọa hay mặc cả với trẻ. "Ăn một miếng nữa rồi mẹ cho bánh", hoặc, "Mẹ sẽ không kể chuyện cho con nếu con không ăn"... khiến cho bữa ăn thành một cuộc đấu tranh quyền lực. Nếu bạn muốn khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn thì hãy giữ lấy tính tích cực của bữa ăn, và không sử dụng đồ ngọt như một phần thưởng.
Đừng bỏ cuộc khi trẻ từ chối thức ăn mới. Các nghiên cứu cho thấy có khi cần giới thiệu đến 15 lần để trẻ chấp nhận một thức ăn mới. Nên trộn ít thức ăn mới vào thức ăn quen thuộc để giúp trẻ chấp nhận thức ăn mới.
Cho trẻ tham gia làm bếp trong những món ăn đơn giản. Có thể dùng dịp này để giới thiệu thức ăn mới và giảm sự đề kháng thay đổi của trẻ.
Hãy tổ chức những bữa ăn gia đình bất cứ khi nào có thể. Khi bé nhìn thấy bạn hoặc anh chị em ăn thức ăn lành mạnh, trẻ có nhiều khả năng muốn làm theo mọi người.
Không nên đưa vào thực đơn một loại thực phẩm mà trẻ không thích. Trẻ em thường chậm chạp trong việc chấp nhận những mùi vị và cơ cấu mới, vì vậy nếu trẻ nhè ra những hạt đậu xanh trong lần đầu tiên ăn, thì bạn có thể cố gắng đưa chúng trở lại vào tuần sau.
Trẻ có thể làm bạn phải ngạc nhiên với quyết định về đồ ăn ưa thích mới của mình. Bạn hãy kiên nhẫn vì có thể bạn sẽ phải cung cấp một món ăn mới nhiều lần trước khi trẻ sẵn sàng chấp nhận nó là một phần trong chế độ ăn uống của mình.
Bổ sung vitamin
Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ cho rằng một hỗn hợp đa vitamin hàng ngày thường không phải là cần thiết nếu bé ăn nhiều loại thực phẩm.
Nhưng nếu trẻ không ăn nhiều thịt, cá, ngũ cốc để tăng cường chất sắt, hoặc các loại rau màu xanh đậm giàu chất sắt, con bạn có thể cần bổ sung sắt.
Cách tốt nhất để biết liệu con bạn có cần một hỗn hợp đa vitamin hàng ngày là nhờ vào kết quả kiểm tra của bác sĩ.
Theo Khỏe & Đẹp
Qui tắc 'nhập môn' cho mẹ có con tập ăn dặm Muốn tránh cảnh khổ sở vì con biếng ăn, ăn rong, khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ PHẢI tuân thủ những nguyên tắc này. Nhà tôi có 4 chị em gái, chỉ có chị cả là làm chuyên gia dinh dưỡng, còn tôi và hai chị nữa đều theo ngành ngân hàng của bố mẹ. Thành thử ra, mọi chuyện liên...