Uống thuốc giảm đau trong kỳ kinh nguyệt: Sai lầm mà con gái thường mắc phải dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng
Mỗi khi tới kỳ “đèn đỏ”, hội con gái lại khổ sở với những nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần. Lúc này, họ thường tìm tới thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng này nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường.
Mỗi tháng, hội con gái đều sẽ phải đối mặt với những cơn đau như đau lưng, đau đầu, đau bụng… Để chấm dứt tình trạng này, một số cô nàng thường tìm tới thuốc giảm đau để xử lý. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào và chỉ nên sử dụng khi có hướng dẫn rõ ràng từ người có chuyên môn.
Theo trang Ettoday, dược sĩ Trình Nhược Chi đã chia sẻ trong một chương trình y tế về trường hợp bệnh nhân là một cô gái trẻ đã lạm dụng thuốc giảm đau trong kỳ “đèn đỏ”. Cô gái này thường tới hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau suốt nhiều năm. Trong lần mới đây, cô gái này lại tới hỏi mua thuốc lợi tiểu thay vì thuốc giảm đau như mọi lần. Lúc này, dược sĩ thấy lạ nên đã hỏi vì sao lại không mua thuốc giảm đau nữa.
Dược sĩ Trình Nhược Chi chia sẻ.
Cô gái này chia sẻ, những lần trước, cứ tới kỳ kinh nguyệt thì sẽ uống ít nhất 10 viên thuốc giảm đau để khắc phục triệu chứng khó chịu của cơ thể. Sau khi uống thuốc này một thời gian, cô gái này phát hiện thấy số lần đi tiểu dần ít hơn bình thường. Ngay lập tức, dược sĩ đã yêu cầu cô đi khám để kiểm tra kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Sau khi đi khám, cô gái này được chẩn đoán đã bị suy thận. Theo phân tích từ bác sĩ Lý Vỹ Hạo (Khoa Sản Phụ khoa – Bệnh viện Chấn Hưng) cho biết, thuốc giảm đau có thể giúp giảm bớt cơn đau nhức cơ thể nhanh chóng nhưng lại dễ gây tổn hại tới vùng thận nếu lạm dụng quá mức. Thậm chí, nhiều trường hợp còn bị hỏng ống thận, gây viêm thận kẽ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc sử dụng loại thuốc này không theo chỉ định từ bác sĩ cũng có thể gây hại đường tiêu hóa và dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.
Video đang HOT
Bác sĩ Lý Vỹ Hạo chia sẻ thêm, liều uống cho mỗi loại thuốc và mỗi người đều sẽ có sự khác nhau. Nói chung, nó sẽ không vượt quá 3 bữa/ngày và tuyệt đối không được uống trước khi đi ngủ. Trong kỳ “đèn đỏ”, tử cung con gái thường sẽ bị co bóp để giúp thải ra chất đệm lót tử cung. Nếu nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể quá cao có thể gây đau bụng kinh nghiêm trọng.
Với những trường hợp đau bụng kinh nặng, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân và nhờ tới sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa để kê đơn thuốc uống phù hợp. Nếu chỉ là những cơn đau thông thường thì nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, kết hợp với việc tập yoga, ngồi thiền để giải phóng tinh thần và cơ thể.
Theo Trí thức trẻ
Lạm dụng thuốc trị đau bụng kinh: Nhiều hệ lụy
Đau thắt vùng bụng dưới gây cảm giác rất khó chịu là triệu chứng thường gặp ở một số người khi đến kỳ kinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ.
Vì vậy, thuốc giảm đau đã là một cứu cánh giúp họ vượt qua sự khó chịu này. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều hệ lụy...
Các thuốc thường dùng
Thuốc giảm đau paracetamol: Trong những trường hợp đau nhẹ có thể dùng thuốc giảm đau thông thường paracetamol. Thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau và ít có tác dụng phụ hơn các thuốc khác. Tuy nhiên khi dùng thuốc này cần chú ý: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa paracetamol, hơn nữa đây cũng là loại thuốc có rất nhiều dạng dùng... vì thế người dùng cần đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh dùng nhiều sản phẩm cùng lúc đều chứa hoạt chất này, sẽ gây quá liều, gây hại cho người dùng.
Không nên lạm dụng thuốc trị đau bụng kinh.
Ngoài ra, paracetamol còn được phối hợp với thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen. Sự kết hợp này có tác dụng hiệp đồng giúp giảm đau nhanh chóng.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do khi đến kỳ kinh, cơ thể nữ giới giải phóng prostaglandin khiến cho nồng độ hormon này tăng cao. Prostaglandin không chỉ gây co bóp tại cơ tử cung mà còn thúc đẩy quá trình co bóp của các mạch máu trong đó khiến các cơn đau càng dữ dội hơn. Các thuốc như diclofenac, ibuprofen,indomethacin, ketoprofen, naproxen, piroxicam... có tác dụng ức chế cyclo-oxygenase (COX) nên ức chế tổng hợp prostaglandin, nên được dùng nhiều để giảm cơn đau bụng kinh.
Không nên dùng các thuốc này ở những người bị loét tiêu hóa, bị khó tiêu hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Những người bị hen phế quản, bệnh thận hoặc đang bị mất nước cũng không nên dùng các thuốc này. Khi dùng thuốc nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày. Không phối hợp các thuốc NSAID với nhau vì sẽ làm tăng độc tính của thuốc. Nên sử dụng thuốc ở liều thấp nhất có thể và trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc chống co thắt: Trong nhóm thuốc chống co thắt thì alverin là thuốc hay được dùng để giảm cơn đau bụng kinh. Alverin có tác dụng chống co thắt, giúp giảm đau do co thắt cơ, có thể dùng theo đường uống (với dạng viên nén, viên nang) hoặc đặt hậu môn (với dạng viên đạn đặt hậu môn). Không dùng thuốc trong các trường hợp: quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc, tắc ruột hoặc liệt ruột, tắc ruột do phân, mất trương lực đại tràng... Khi dùng thuốc người dùng có thể thấy buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngứa, phát ban, phản ứng dị ứng... Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường nhẹ, không cần phải xử trí. Trong trường hợp ngứa, phát ban cần ngừng thuốc và theo dõi phản ứng phản vệ (mặc dù phản ứng này rất hiếm xảy ra).
Ngoài ra, có thể dùng các thuốc điều trị hỗ trợ như thuốc bổ đa sinh tố và muối khoáng, thuốc bổ chứa chất sắt, canxi, vitamin nhóm B...
Không nên lạm dụng
Việc dùng các thuốc làm giảm đau bụng kinh cũng nên theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên lạm dụng, vì việc lạm dụng các thuốc này cũng sẽ gây ra nhiều bất lợi như:
Gây tổn thương gan: Điển hình của việc gây hại gan là dùng quá nhiều sản phẩm chứa paracetamol để giảm đau, nhất là ở những người đã và đang có vấn đề về gan, uống rượu trong khi dùng thuốc (sẽ gây tăng độc tính với gan của paracetamol), nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc. Khi gan bị tổn thương người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, da xanh xao, sút cân nhanh chóng...
Viêm loét đường tiêu hóa: Các thuốc giảm đau không steroid hay gây bất lợi này. Do ức chế COX (cyclo-oxygenase) nên ức chế tổng hợp prostaglandin (prostaglandin là chất gây đau nhưng cũng là chất có tác dụng tăng giảm chất nhầy ở dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày). Khi bị ức chế sẽ làm giảm tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày - tá tràng. Khi chất nhầy bảo vệ bị suy giảm thì acid trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc và gây loét. Các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Ngoài ra, các dẫn chất này khi ở môi trường acid dạ dày lại rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám, tinh thể acid trong dạ dày sẽ kích thích trực tiếp gây loét. Vì thế nếu như dùng đường uống thuốc sẽ gây loét theo 2 cơ chế: kích ứng trực tiếp dạ dày và do giảm chất nhầy. Vì vậy, nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau này trong những "ngày đèn đỏ" sẽ dẫn đến loét dạ dày thậm chí có thể gây ra xuất huyết hệ tiêu hóa, nguy hiểm đến tính mạng.
Che lấp những căn bệnh khác: Sử dụng thuốc giảm đau nhiều sẽ che lấp các triệu chứng có liên quan đến bệnh khác ở đường tiêu hóa cũng như ở cơ quan sinh dục, làm muộn chẩn đoán các bệnh lý này.
Một số cách giúp giảm đau bụng kinh
Lấy một bình nước nóng hoặc một túi nước nóng áp lên vùng bụng dưới để giúp làm giảm cơn đau; uống nhiều nước, hạn chế dùng nhiều muối và cà phê nhằm tránh tình trạng giữ nước và đầy hơi, gây đau; tập thể dục đều đặn làm tăng tuần hoàn trong vùng chậu và làm giảm cường độ cơn đau bụng; nghỉ ngơi và thư giãn có thể làm giảm cơn đau trong thời kỳ hành kinh.
Trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn 2 ngày sau khi bắt đầu kỳ kinh, hãy đến bác sĩ để khám, tư vấn và dùng thuốc theo chỉ định.
Theo docbao.vn
Những điều bạn cần biết về thuốc đau bụng kinh Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ. Có những người bị đau bụng nhẹ, nhưng cũng có người phải chịu rất nhiều đau đớn. Các thuốc đau bụng kinh chính là giải pháp trong trường hợp này. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có những công dụng và tác dụng phụ khác nhau. Theo thống kê, hơn 75%...