Uống sữa ong chúa bị nổi mụn, tại sao?
Sữa ong chúa là một “thần dược” được nhiều chị em ưa chuộng bởi sự dồi dào về các vitamin và khoáng chất của nó. Tuy nhiên, có người uống sữa ong chúa bị nổi mụn.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu nguyên nhân vì sao uống sữa ong chúa bị nổi mụn và cách khắc phục nhé.
Vì sao sử dụng sữa ong chúa bị nổi mụn
Cách dùng sữa ong chúa có hai cách đó là uống sữa ong chúa và đắp mặt bằng sữa ong chúa. Kết hợp vừa uống vừa đắp mặt sẽ giúp bạn làm đẹp da từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Thế nhưng cũng vẫn có trường hợp uống sữa ong chúa bị nổi mụn. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Sữa ong chúa kích thích mụn nổi lên để loại bỏ mụn tận gốc
Nguyên nhân uống sữa ong chúa bị nổi mụn
Sữa ong chúa là một nguyên liệu tự nhiên giàu dưỡng chất và rất lành tính. Tuy nhiên, có thể do cơ địa mà một số người khi uống sữa ong chúa bị nổi mụn. Một nguyên nhân khác rất có thể chính khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc, tiêu viêm của sữa ong chúa mà chúng có thể loại bỏ mụn tận gốc. Giống với các loại thuốc trị mụn thì sữa ong chúa sẽ kích thích mụn trồi lên da.
Mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn mủ,…đều mọc lên và sau một thời gian kiên trì thực hiện thì mụn sẽ dần dần xẹp và biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khi uống sữa ong chúa bị nổi mụn đó là chúng ta mua phải sữa ong chúa không đảm bảo chất lượng.
Cần tìm hiểu nguyên nhân uống sữa ong chúa bị nổi mụn để xem có nên tiếp tục sử dụng sữa ong chúa không
Bôi sữa ong chúa bị nổi mụn
Video đang HOT
Tiếp theo, cũng có một số người bôi sữa ong chúa bị nổi mụn. Vậy nguyên nhân gì khiến mụn nổi trên da khi thoa sữa ong chúa? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do da của bạn kích ứng với thành phần của sữa ong chúa gây dị ứng nổi mụn. Trường hợp này rất ít vì sữa ong chúa rất lành tính.
Bên cạnh đó, nguyên nhân nổi mụn rất có thể là do trường hợp chúng ta không vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi thoa sữa ong chúa. Hoặc cũng có thể chúng ta đắp sữa ong chúa để qua đêm gây bí tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.
Cách khắc phục tình trạng nổi mụn khi sử dụng sữa ong chúa
Thử sữa ong chúa trước khi thoa
Khi bị sử dụng sữa ong chúa bị nổi mụn thì chúng ta thường có tâm trạng lo lắng và không biết nên làm như thế nào. Tuy nhiên, muốn khắc phục tình trạng mụn nổi khi thoa sữa ong chúa thì chúng ta cần phải biết chắc da mình có bị kích ứng với sữa ong chúa hay không. Do đó việc đầu tiên cần làm đó chính là thử sữa ong chúa trước khi thoa lên da mặt.
Sữa ong chúa Tam Đảo đảm bảo là sữa ong chúa nguyên chất từ thiên nhiên 100%
Đây là bước đặc biệt quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua. Thử sữa ong chúa cũng khá đơn giản. Chúng ta có thể thoa sữa ong chúa thử trên cổ tay. Vùng da này rất nhạy cảm và gần giống với độ nhạy cảm của da mặt. Để yên trên da khoảng 30 phút nếu không có tình trạng ngứa, đỏ thì da chúng ta hoàn toàn có thể thoa sữa ong chúa.
Tham khảo ý kiến từ chuyên gia
Khi sử dụng sữa ong chúa bị nổi mụn thì chúng ta có thể tham khảo các chuyên gia để có được lời khuyên là nên ngưng sử dụng sữa ong chúa hay đó là tình trạng bình thường và chúng ta có thể tiếp tục sử dụng sữa ong chúa.
Sử dụng sữa ong chúa như thế nào là đúng cách?
Muốn có được làn da đẹp sạch mụn và tránh tình trạng sử dụng sữa ong chúa bị nổi mụn thì chúng ta nên tìm hiểu kỹ về sữa ong chúa, vệ sinh sạch sẽ trước khi thoa và không nên để sữa ong chúa trên mặt ngủ qua đêm. Đồng thời uống sữa ong chúa đúng liều lượng và mua sữa ong chúa chính hãng.
Hoàng Lan
Theo doisongphapluat.com
Mụn, nhọt: Không thể chủ quan
Mụn nhọt là do nhiễm trùng ở các nang lông trước, sau đó tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh.
Đa phần bệnh có thể tự giới hạn và tự khỏi khi mụn nhọt bị vỡ mủ, thời gian này kéo dài khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu như mắc phải vi khuẩn độc lực cao hoặc người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh nhân có thể sốt cao, nhiễm trùng huyết và có thể tử vong.
Cần phân biệt nhọt với mụn
Mụn và nhọt là hai bệnh lý khác nhau. Các loại mụn thường là mụn trứng cá, bọc trứng cá hay sần trứng cá hay gặp ở những thanh niên dậy thì. Mụn cũng có thể có mủ.
Riêng nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ). Nhọt có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, song vẫn hay gặp nhất ở trẻ em, người già, người có cơ địa nhạy cảm và một số bệnh nhân tiểu đường. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của hai bệnh ngoài da này, nhọt cấp tính và nguy hiểm hơn mụn rất nhiều.
Riêng mụn cũng có những bọc mủ nhưng thường là bệnh mạn tính, ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, không ít trường hợp mụn bị nhiễm trùng, bội nhiễm thành nhọt. Trong quá trình nặn mụn nếu không cẩn thận sẽ dễ bị nhọt. Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng; mặc quần áo, dùng khăn, quần áo mà người bị nhiễm trùng da đã sử dụng,...
Nhọt cấp tính nguy hiểm hơn mụn rất nhiều.
Nguyên nhân phát sinh mụn, nhọt
Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông sau đó tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh. Các tổn thương to dần lên trong 2 - 4 ngày. Nguyên nhân là do:
Do chế độ ăn uống: ăn ít rau, trái cây, ít chất xơ, làm cho gan phải làm việc nhiều hơn nhằm loại thải các chất có hại ra khỏi cơ thể. Ăn nhiều thịt và các loại chất đạm khác quá, hoặc uống ít nước quá... Bên cạnh đó sử dụng các chất kích thích rượu, bia khiến gan hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng phát mụn nhọt để đẩy độc tố ra khỏi cơ thể; chế độ sinh hoạt không hợp lý thức khuya, mất ngủ. Việc này không chỉ gây mụn mà còn làm cho da chúng ta xấu đi; Do stress: Nếu bạn đang tức giận hay bị stress đó là tâm bạn không tốt thì chức năng thận và gan sẽ bị yếu đi; Do thời tiết: mụn nhọt thường gặp vào những ngày hè nắng nóng rất dễ làm mụn nhọt phát sinh và gây mẩn ngứa. Ngoài ra môi trường nhiều khí bụi khói độc cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt; Do bị bệnh: bệnh đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan... cũng rất dễ phát sinh mụn nhọt. Ngoài ra việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, các loại thuốc trong một thời gian dài gây nên tình trạng mụn nhọt.
Có thể gây nhiễm trùng máu
Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, thì tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra mụn nhọt. Biểu hiện ban đầu là những nốt đỏ nổi trên da rồi lan rộng dần. Chỗ mọc nhọt da nóng, đỏ, sưng và đau. Vài ngày sau, trên nốt đỏ có đốm vàng, khi đốm vỡ có mủ chảy ra, ở giữa có ngòi. Đôi khi có hiện tượng viêm mạch bạch huyết hoặc nổi hạch xung quanh khu vực nhọt. Kích thước của nhọt thường bằng hạt ngô, hạt đỗ, quả mận và có khi còn bằng quả trứng gà, trong có nhiều mủ. Vị trí nhọt ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, mặt, tay, chân, bụng, ngực, mông. Với mụn nhọt ở một vài vị trí đặc biệt thì phải chú ý, như đinh râu, hậu bối (bệnh than ngoài da), vì chúng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Khi bị mụn nhọt không nên tự ý chữa bệnh đắp lá theo kinh nghiệm truyền miệng, vì như vậy có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng máu, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong.
Trị mụn nhọt thế nào?
Đa số mụn nhọt sẽ tự khỏi và có thể tác động để đẩy nhanh quá trình bằng cách đặt một cái khăn ấm sạch lên trên mụn nhọt trong vài phút rồi lặp lại 3-4 lần trong ngày.
Khi mụn, nhọt mưng mủ, nên lau sạch và vệ sinh bằng chất khử trùng như betadine rồi dùng gạc vô trùng băng lại. Vệ sinh sạch sẽ và tránh không để dính sang những bộ phận khác của cơ thể. Để ngăn chặn tình trạng lây lan của mụn nhọt, cần thay băng thường xuyên và bỏ vào thùng rác ngay sau khi dùng xong.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho người bệnh dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, khăn tắm ở nhiệt độ cao. Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần, nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.
Lời khuyên của thầy thuốc
Đề phòng mụn nhọt, trước hết cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thay đổi chế độ ăn của mình: ăn nhiều rau, trái cây có nhiều vitamin C, E (cam, bưởi, bơ...), hạn chế ăn chất nóng: vải, sầu riêng, chôm chôm... Ăn ít đồ ăn có chứa nhiều mỡ, đường, cay, nóng. Không ăn đồ ăn có chứa chất bảo quản, phẩm màu, đồ uống có chứa nhiều gas, chất phụ gia tạo mầu, tạo mùi... Uống nhiều nước. Hạn chế uống bia rượu, nếu người nào đã có tiền sử bị bệnh gan, nên bỏ rượu, bia vì chúng sẽ làm cho bạn suy yếu đi rất nhanh không những bị mụn mà còn bị xơ gan, ung thư gan... Nói không với thuốc lá. Tránh tức giận, stress. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý không thức khuya, thể dục vừa sức để nâng cao đề kháng...
BS. Nguyễn Lan Anh
Theo suckhoedoisong.vn
Vạch trần chiêu trò quảng cáo hút chì, thải độc da ở các spa Các cơ sở làm đẹp đang quảng cáo rầm rộ dịch vụ hút chì, thải độc trên da mặt như một phương pháp "thần thánh" để làm đẹp da. Nhưng đây thực chất chỉ là chiêu trò lừa dối khách hàng của các cơ sở làm đẹp. Hút chì, thải độc da mặt đang là dịch vụ hút khách tại các cơ sở...