Uống sữa giàu protein vào bữa sáng giúp kiểm soát đường huyết
Uống sữa có hàm lượng protein cao vào bữa sáng có thể giúp giảm đường huyết trong suốt cả ngày hôm đó. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường loại 2.
Uống sữa với hàm lượng protein cao vào bữa sáng có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm cảm giác thèm ăn vào bữa trưa – SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, hàm lượng protein cao trong sữa cũng giúp người uống cảm thấy no lâu hơn, giảm nguy cơ bị béo phì bằng cách giảm sự thèm ăn và cảm giác đói cồn cào vào bữa trưa, theo The Independent.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Guelph (Canada) đã phân tích những tác động của việc uống sữa nhiều protein vào bữa sáng với chế độ ăn ngũ cốc giàu carbohydrate.
Nhóm nghiên cứu theo dõi mức độ đường huyết của những người tham gia, cảm giác no cũng như lượng thực phẩm họ ăn trong cả ngày hôm đó.
Các nhà nghiên cứu phát hiện hai loại protein tự nhiên có trong sữa là whey và casein sẽ khiến cơ thể tiết ra một số loại hoóc môn làm chậm quá trình tiêu quá, từ đó cảm thấy no lâu hơn.
Video đang HOT
Kết quả là mọi người sẽ cảm thấy ít thèm ăn hơn vào bữa trưa.
Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của sữa giàu protein trong bữa ăn sáng. Nó có thể giúp hạ thấp đường huyết trong cả ngày hôm đó, tiến sĩ Douglas Goff, người dần đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Trước đó, một số nghiên cứu khác cũng đã phát hiện những lợi ích của chế độ ăn nhiều protein. Vào năm 2016, nghiên cứu của Đại học Tel Aviv (Israel) phát hiện protein whey trong sữa có khả năng kiểm soát đường huyết tốt hơn các nguồn protein khác có trong trứng và đậu nành, theo The Independent.
Theo thanhnien.vn
Trẻ chuyển cấp từ mẫu giáo lên tiểu học, cha mẹ cần lưu ý gì về chế độ ăn uống cho trẻ?
Khi trẻ từ mầm non lên lớp 1, sự thay đổi trong cách thức và thời gian ăn uống sẽ khiến trẻ không quen. Làm thế nào để bố mẹ giúp trẻ nhanh chóng thích nghi và phát triển bình thường?
Khi trẻ từ mầm non lên lớp 1 sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Một trong số đó chính là chế độ ăn uống tự lập, mỗi bé có chế độ ăn riêng thay vì các cô chăm sóc bữa ăn như trước. Thế nhưng, tâm lí ba mẹ lại tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức, và quên câu chuyện dinh dưỡng cho lứa tuổi này.
Vậy nên, chuẩn bị toàn diện nhất cho trẻ vào lớp 1, các bậc phụ huynh nên quan tâm cả chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng để trẻ học tập. Sự thay đổi so với cấp mầm non đó là bữa sáng trẻ sẽ ăn tại nhà, bữa phụ tự lo, phụ huynh nên lưu tâm tới sự thay đổi này:
Bữa sáng
Thay vì ăn sáng tại lớp như bậc mầm non, trẻ vào lớp 1 thường ăn sáng tại nhà. Do đó, cha mẹ không thể ỉ lại cho thầy cô ở lớp. Đối với lứa tuổi tiểu học, bữa ăn sáng giúp cho các em khi đi học tăng khả năng hấp thụ bài giảng, suy nghĩ nhanh, tăng mức độ và thời gian tập trung vào giờ học, vì vậy cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một bữa sáng dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ năng lượng cho trẻ đến tận bữa trưa.
Do trẻ phát triển nhanh, vì vậy nhu cầu chất đạm cũng rất quan trọng, do đó nhu cầu cũng đòi hỏi cao hơn. Cụ thể trẻ 6 tuổi sẽ cần khoảng 45- 55g/ngày.
Thực đơn bữa sáng cho trẻ có thể là các món bún, miến, phở hay bánh mì, xôi, cháo... và thêm một hộp sữa tươi là đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Bữa sáng với bánh mì và sữa là đủ dinh dưỡng cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Bữa phụ
Ban đầu, khi trẻ không được ăn bữa phụ vào giờ ra chơi có thể sẽ thấy thiếu. Bố mẹ nên chuẩn bị hoa quả bỏ vào hộp hoặc bánh, kẹo cho trẻ.
Ngoài ra, tâm lý của trẻ lứa tuổi tiểu học thường rất lười uống nước. Do đó, cha mẹ cũng nên chuẩn bị thêm sữa (để vào cặp) cho bữa phụ của trẻ ở trường. Như thế, con vừa được bổ sung thêm nước và thêm dinh dưỡng cho các hoạt động vui chơi, học tập.
Bánh ngọt, sữa tươi, hoa quả... là những thực phẩm cho bữa phụ của bé. (Ảnh minh họa)
Để trẻ phát triển thể chất và hình thành những thói quen tốt trong ăn uống, các bậc cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống (rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh)... cũng như tạo không khí vui vẻ, ấm cúng cho trẻ trong bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa hấp thu tốt hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Bị tiểu đường có thể giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch Nghiên cứu mới cho thấy người bị tiểu đường loại 2 có thể giảm đáng kể rủi ro mắc bệnh tim mạch bằng cách điều trị phù hợp và không hút thuốc, theo UPI. Shutterstock Trong một cuộc nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san The New England Journal of Medicine, các chuyên gia của Đại học Gothenburg (Thụy Điển) nói...