Uống nước vào 4 thời điểm này sẽ khiến bạn rước bệnh vào người
Để cơ thể khỏe mạnh, mỗi người cần uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, việc uống nước không đúng thời điểm lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có 5 thời điểm mà mọi người tuyệt đối không nên uống nước.
Nước chiếm 70% khối lượng cơ thể người, vì vậy nước có vai trò vô cùng quan trọng. Nước nuôi dưỡng các tế bào, cơ quan trong cơ thể để con người có thể duy trì sự sống. Mỗi ngày, mỗi người được khuyên nên uống từ 1.5 – 2 lít nước để cơ thể hoạt động tốt. Tuy nhiên, việc uống nước quá nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng xấu và có những thời điểm rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn nước.
Cơ thể bạn đã được cung cấp đủ nước
Việc uống nhiều nước luôn tốt cho cơ thể. Điều này hiếm khi xảy ra nhưng đôi lúc uống quá nhiều nước sẽ khiến cơ thể bạn gặp các vấn đề sức khỏe. Nếu bạn uống nước không chừng mực và uống khi cơ thể không khát thì nước sẽ làm loãng lượng muối cân bằng tự nhiên có trong cơ thể. Điều đó khiến cơ thể bạn bị thiếu hụt natri – tình trạng này gọi là hạ natri huyết. Điển hình ở các vận động viên môn sức bền, việc họ quá khát và muốn uống một ít nước trong hoặc sau khi vừa chạy ma-ra-tông sẽ dẫn đến sưng tế bào – nguyên nhân gây ra buồn nôn, nôn mửa, động kinh hoặc thậm chí dẫn đến tử vong;
Các bác sĩ cũng cho rằng tình trạng hạ natri huyết cũng có thể được gây ra bởi một số vấn đề về gan, thận, tim mạch và tuyến yên hoặc một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau
Nước tiểu đậm màu chứng tỏ cơ thể thiếu nước nhưng nếu hoàn toàn trong suốt, không màu thì cho thấy cơ thể đang thừa nước. Đây là biểu hiện cần đặc biệt lưu ý bởi thừa nước làm giảm nồng độ natri, từ đó dẫn tới hàng loạt vấn đề sức khỏe trong đó có đau tim.
Video đang HOT
Sau khi bạn vừa tập thể dục với cường độ cao
Sau khi bạn thực hiện một bài tập có cường độ cao thì cơ thể đang mất rất nhiều chất điện giải thông qua việc đổ mồ hôi. Vì thế bạn luôn ưu tiên bù đắp lại các chất dinh dưỡng đã mất bằng cách uống nước dừa – loại nước giàu dinh dưỡng tự nhiên chứa kali, magiê, natri, vitamin C và chất xơ mà không chứa nhiều calo như các thức uống tăng lực. Tuy nhiên, uống nước ngay sau khi tập luyện không là một lựa chọn sáng suốt.
Sau khi bạn vừa có một bữa ăn no
Hãy uống một ly nước trước bữa ăn (hoặc khi cảm thấy thèm ăn) và bạn sẽ ăn ít hơn vì đã uống nước no. Nhưng cùng vì lý do đó, uống nhiều nước trước hoặc trong một bữa no thể dẫn đến khó chịu. Uống thêm nhiều nước sẽ chỉ khiến bạn thấy đầy bụng.
Thủy Hằng
Theo www.phunutoday.vn
Uống nước sai cách, coi chừng ngộ độc!
Uống nhiều nước chưa hẳn là tốt, thậm chí bạn có thể bị ngộ độc nước.
Tôi đang áp dụng phương pháp uống nhiều nước để giảm cân nhưng có mấy lần sau khi uống vài cốc nước buổi sáng sớm, tôi cảm thấy chóng mặt, bủn rủn, lên cơn đau dạ dày...
Sau khi đọc báo thấy một cô người mẫu nước ngoài chia sẻ rằng cô đã uống thật nhiều nước, nhất là buổi sáng sớm tới 3-4 cốc để tăng cường trao đổi chất, thải độc, giữ dáng, tôi cũng bắt chước làm theo.
Thế nhưng, mọi chuyện không ổn lắm: đôi lần sau khi uống một lúc tôi bắt đầu đau dạ dày, đợt uống buổi sáng sớm còn thỉnh thoảng gây cảm giác chóng mặt, bủn rủn, nghỉ một hồi mới khỏi.
Có phải do tôi đã có tuổi hoặc tôi mắc bệnh gì? Một người bạn của tôi thì bảo uống tới 3-4 lít/ngày là nhiều quá, không tốt, có đúng không?
(Trần Thị Châu, 50 tuổi, quận 6, TP HCM)
Theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, để tốt cho sức khỏe, bạn nên uống đủ nước, không phải uống nhiều nước. Đây là điều rất nhiều người nhầm lẫn. .
Uống đủ nước tức là ngoài nước từ các món ăn hằng ngày, uống bù thêm khoảng 2-2,5 lít nước. Tùy vào các món ăn (có ăn nhiều món bún, phở... chứa nước không, có mặn không) và các thức uống (cà phê, nước trái cây...) mà điều chỉnh phần nước lọc cần uống thêm.
Uống quá nhiều nước không tốt cho sức khoẻ. Ảnh minh họa
Bạn của bạn nói đúng, uống đến 3-4 lít/ngày là nhiều, không tốt. Uống một lần quá nhiều nước như bạn làm lúc sáng sớm càng không tốt. Thông thường, uống một lúc 1 lít nước trở lên, bạn có thể bị "ngộ độc nước", với các triệu chứng: choáng váng, bủn rủn, huyết áp tụt, tổn hại thận...
Tôi không rõ 3-4 cốc bạn uống là lớn hay nhỏ nhưng nếu gặp các triệu chứng như bạn đã kể, có thể bạn bị ngộ độc nước. Uống quá nhiều nước khi bụng đói cũng dễ gây đau dạ dày.
Về lâu dài, cố gắng uống quá nhiều nước, uống đến ngán như bạn nói sẽ làm tổn thương thận vì chúng phải làm việc quá sức, cơ thể cũng mất cân bằng điện giải do bài tiết quá nhiều.
Triệu chứng tụt huyết áp khi ngộ độc nước cũng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là bạn đã vào tuổi trung niên.
Bạn nên chia nhỏ mức 2-2,5 lít nước cần bổ sung trong ngày thành 6-8 lần, mỗi lần 1/4-1/3 lít. Nếu có tập thể thao, có thể uống thêm để bù lượng mồ hôi đã mất. Sau tập có thể uống nhiều hơn nhưng cũng nên chia ra, ví dụ uống 1/3 lít rồi 5-10 phút sau uống tiếp 1/3 nữa. Sáng sớm cũng chỉ cần uống lượng nước như bình thường nhưng nên uống nước ấm.
Chỉ cần uống đủ nước là bạn đã giúp sự trao đổi chất trong cơ thể được trơn tru, góp phần giữ cân nặng khỏe mạnh rồi. Theo trong thư thì chế độ uống nước dư thừa bạn mới bắt đầu không lâu nên điều chỉnh ngay vẫn kịp.
Theo Anh Thư
Người lao động
Uống 2 lít nước mỗi ngày, đừng cố gắng thực hiện kẻo rước họa Không chỉ thiếu nước mới ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể. Các chuyên gia nước ngoài chứng minh rằng việc thừa nước cũng gây ra những hệ lụy không mong muốn. Chúng ta luôn được khuyên uống 2 lít nước/ngày để làm da trở nên đẹp đẽ, cung cấp nhiều năng lượng, giúp giảm đau đầu, thậm chí là hạn chế...