Uống nước sai, hại sức khỏe
Theo tài liệu hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Y khoa Mayo Clinic (Hoa Kỳ), uống nước cũng phải biết cách uống hợp lý, nếu uống không đúng cách sẽ có thể gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, uống nước cũng nên có thời khóa biểu để nạp nước vào cơ thể một cách khoa học.
Ảnh minh họa: Internet
Uống nước bao nhiêu là đủ?
Nếu uống quá nhiều nước, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều, gây áp lực cho thận. Việc nước tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ pha loãng các chất điện giải trong máu, dẫn tới hạ natri.
Cạnh đó lượng nước dư thùa có thể gây phù hoặc sưng não, nhất là chức năng hô hấp và kiểm soát cơ bắp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc nước.
Trong điều kiện cơ thể bình thường, mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, trung bình là từ 1,5 -2 l nước uống mỗi ngày.
Ngược lại, nếu uống nước quá ít thì sẽ dẫn đến kết cục không ai mong muốn. 70% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước, bởi vậy khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm. Nếu cơ thể mất tới 20% lượng nước, sẽ dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu nước, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Nào là xấu xí đi bởi vì da bạn sẽ khô, tóc giòn dễ gẫy; Các bệnh như táo bón, sỏi thận cũng sẽ lần lượt ghé thăm…
Video đang HOT
Khi nào nên uống nước?
6-7 giờ: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một ly ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.
8-9 giờ: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.
11 giờ: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.
12 giờ: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.
15-16 giờ:Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.
17 giờ: Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.
22 giờ: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.
6 không khi uống nước
Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat… khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên. Khi hấp thu vào cơ thể sẽ có hại.
Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon. Nên hạn chế uống nước sau 18 giờ và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ.
Không uống nước ngọt có ga thay nước lọc vì trong nước có ga có nhiều chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều. Ngoài ra, nó còn làm bạn mập lên.
Không uống nước trong khi ăn vì nó khiến thể tích dạ dày tăng lên, hệ tiêu hóa của bạn cũng phải làm việc vất vả hơn, rất có hại.
Không uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục vì uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ.
Không uống nước đun sôi để nguội đã quá hai ngày. Nước đã đun sôi nên chứa trong bình lọc đảm bảo chất lượng và uống hết trong ngày là tốt nhất.
Theo Pháp luật TP HCM
Tiểu nhiều lần có phải là bệnh?
Cháu 19 tuổi, bị đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lượng nước tiểu nhiều, trong, không bị tiểu dắt, tiểu buốt. Nhiều khi đi tiểu xong cháu lại có cảm giác mót tiểu ngay.
Ảnh minh họa: Internet
Xin quý báo tư vấn vì sao cháu lại hay bị đi tiểu nhiều như vậy, cháu mắc bệnh gì?
Ngô Thị Lan (Lào Cai)
Ở người khỏe mạnh, chức năng của hai thận bình thường, khoảng 15 - 30 phút sau khi uống nước chúng ta sẽ đi tiểu để loại bỏ lượng nước dư thừa.
Tính chất nước tiểu thường trắng trong hay vàng lợt, tia nước tiểu mạnh, thông suốt, không phải rặn và không thấy buốt. Vì phản xạ đi tiểu chịu sự điều khiển của cả hệ thần kinh tự chủ và tự động nên người có thần kinh dễ bị kích động, hay lo lắng, sẽ có phản xạ đi tiểu thường xuyên, trước một vấn đề gây căng thẳng thần kinh, như trước khi thi, phỏng vấn, hội họp...
Vì vậy, bạn có thể hạn chế uống nước, tránh các căng thẳng thần kinh có thể cải thiện phần nào chứng đi tiểu nhiều.
Đi tiểu nhiều do bệnh lý có nhiều trường hợp: khi không uống nước mà vẫn đi tiểu, gặp trong các bệnh như: nhiễm khuẩn tiểu, khi đó đi tiểu kèm theo các triệu chứng tiểu buốt, nước tiểu đục, có máu...; hội chứng bàng quang kích thích; bệnh đái tháo đường; có khối u, bướu đường tiết niệu; có dị tật bẩm sinh hệ niệu, bệnh thần kinh bàng quang, suy thận... không nhịn tiểu được dù đang làm việc; đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan có uống nước; thay đổi thể trạng như sụt cân, mệt mỏi...
Tóm lại, nguyên nhân của tiểu nhiều lần bệnh lý rất phức tạp, đòi hỏi những xét nghiệm chuyên sâu mới có thể chẩn đoán được. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân và có mắc bệnh gì hay không, cháu cần đến khám tại chuyên khoa tiết niệu của các bệnh viện để được xét nghiệm, điều trị kịp thời.
BS. Nguyễn Hưng
Theo Sức khỏe & Đời sống
10 mẹo xử lý nhanh cơn nấc cụt Nấc cụt là tình trạng co thắt cơ hoành do nhiều nguyên nhân, có thể là do chướng hơi, ăn vội, ăn quá no hoặc bệnh lý từ dạ dày... Ảnh minh họa: Internet Thông thường, nấc cụt thường lành tính và có thể tự khỏi nhưng lại khiến người bị nấc rất khó chịu. Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn...