Uống nước lạnh có hại không?
Uống đủ nước là rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng có một số tranh luận về nhiệt độ tốt nhất của nước uống. Một số người tin rằng uống nước lạnh có thể không tốt cho sức khỏe.
Uống đủ nước mỗi ngày là rất cần thiết để hỗ trợ tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm tiêu hóa và trao đổi chất, loại bỏ chất thải, duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường và giữ cho các cơ quan và mô khỏe mạnh.
Uống nước lạnh có hại không?
Không có bằng chứng cho thấy uống nước lạnh có hại cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, nước lạnh có thể gây mất cân bằng cho cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Cơ thể có nhiệt độ lõi khoảng 37C và lương y cho rằng cơ thể sẽ cần tiêu tốn thêm năng lượng để khôi phục nhiệt độ này sau khi uống nước lạnh.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, nước lạnh có thể làm giảm “lửa”, hay Agni, là yếu tố cung cấp năng lượng cho tất cả các hệ thống trong cơ thể và rất cần thiết cho sức khỏe. Các thầy lang Ayurveda cũng tin rằng nước ấm hoặc nóng giúp dễ tiêu hóa.
Theo Tây y, có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy nước lạnh có hại cho cơ thể hoặc tiêu hóa. Uống nhiều nước có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2013 đã tỉm hiểu về tác dụng của nước uống ở nhiệt độ khác nhau ở 6 người bị mất nước, sau khi tập thể dục nhẹ, trong buồng nóng và ẩm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thay đổi nhiệt độ nước ảnh hưởng đến phản ứng đổ mồ hôi của những người tham gia và lượng nước họ uống. Nhiệt độ nước tối ưu trong nghiên cứu là 16C, là nhiệt độ của nước mát từ vòi vì những người tham gia uống nhiều nước hơn và đổ mồ hôi ít hơn.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng uống nước ở 16C có lẽ là nhiệt độ tốt nhất để bù nước ở những vận động viên bị mất nước.
Những nguy cơ khi uống nước lạnh
Một số nghiên cứu gợi ý rằng những người có các tình trạng bệnh ảnh hưởng đến thực quản, chẳng hạn như chứng co thắt thực quản, nên tránh uống nước lạnh. Co thắt thực quản (achalasia) là một tình trạng hiếm gặp có thể khiến cho việc nuốt thức ăn và đồ uống trở nên khó khăn.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy uống nước lạnh làm các triệu chứng nặng thêm ở những người bị co thắt thực quản. Tuy nhiên, khi những người này uống nước nóng, nó giúp làm dịu và thư giãn ống thực quản, làm cho thức ăn và đồ uống dễ nuốt hơn.
Video đang HOT
Một nghiên cứu năm 2001 với 669 phụ nữ cho thấy uống nước lạnh có thể gây đau đầu ở một số người.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 7,6% số người tham gia bị đau đầu sau khi uống 150 ml nước đá lạnh qua ống hút. Họ cũng thấy rằng những người bị đau nửa đầu dễ bị đau đầu gấp đôi sau khi uống nước lạnh so với những người chưa bao giờ bị đau nửa đầu.
Một số người cho rằng tiêu thụ đồ uống và thực phẩm lạnh có thể gây đau họng hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học ủng hộ tuyên bố này.
Những lợi ích của uống nước lạnh
Một số nghiên cứu gợi ý rằng uống nước lạnh hơn trong khi tập thể dục có thể cải thiện thành tích và sức bền.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2012 gồm 45 nam giới khỏe mạnh về thể chất cho thấy uống nước lạnh trong khi tập thể dục làm giảm đáng kể sự gia tăng thân nhiệt lõi so với uống nước ở nhiệt độ phòng.
Một nghiên cứu từ năm 2014 đã tìm hiểu về tác động của các loại đồ uống khác nhau đến thành tích đạp xe của 12 vận động viên nam tập luyện trong khí hậu nhiệt đới.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng uống nước giải khát có đá sẽ tốt cho thành tích hơn so với uống nước ở nhiệt độ trung tính. Tuy nhiên, họ cũng kết luận rằng các vận động viên đạt thành tích tốt nhất khi uống nước giải khát có đá có mùi thơm bạc hà.
Một số người tuyên bố rằng uống nước lạnh có thể giúp thúc đẩy giảm cân. Mặc dù một số nghiên cứu gợi ý uống nhiều nước hơn có thể giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn một chút, nhưng dường như có rất ít sự khác biệt giữa uống nước lạnh và nước ở nhiệt độ phòng.
Nước lạnh so với nước ấm
Uống nước ấm có thể giúp cải thiện tuần hoàn.
Mọi người có thể thấy uống nước ấm hoặc nóng sẽ làm dịu, đặc biệt là trong những tháng lạnh, trong khi nước lạnh có thể giúp sảng khoái hơn trong những ngày nóng hơn. Uống nước ấm có thể tạm thời cải thiện tuần hoàn máu nhờ làm cho các động mạch và tĩnh mạch giãn rộng.
Nghiên cứu gợi ý rằng nhiệt độ nước uống có thể ảnh hưởng đến mức độ đổ mồ hôi và bù nước. Ví dụ, một nghiên cứu của Quân đội Mỹ từ năm 1989 cho thấy uống nước ấm (40C) thay vì nước mát (15C) có thể khiến mọi người uống ít hơn, có thể dẫn đến mất nước.
Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra nhiệt độ nước tối ưu để bù nước sau khi tập thể dục có lẽ là 16C, gần bằng nhiệt độ với nước mát từ vòi.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những người uống nước ở nhiệt độ này đã tự nguyện uống nhiều nước hơn và đổ mồ hôi ít hơn so với khi uống nước ở nhiệt độ khác.
Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu kết luận uống nước lạnh ở nhiệt độ 5C “không cải thiện tình trạng uống nước và uống nước tự nguyện” ở 6 vận động viên Taekwondo.
Tuy nhiên, uống nước ở bất kỳ nhiệt độ nào đều là cần thiết để giữ đủ nước, đặc biệt là khi gắng sức hoặc trong môi trường nóng.
Tóm lại
Có rất ít bằng chứng khoa học gợi ý uống nước lạnh có hại cho con người. Trên thực tế, uống nước lạnh hơn có thể cải thiện thành tích thể dục và tốt hơn cho việc bù nước khi gắng sức, đặc biệt là trong môi trường nóng hơn.
Tuy nhiên, uống nước lạnh có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở những người bị co thắt thực quản. Uống nước lạnh cũng có thể gây đau đầu ở một số người, đặc biệt là những người bị chứng đau nửa đầu.
Mọi người nên đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, bất kể nhiệt độ nào. Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ khuyên phụ nữ cần tiêu thụ khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu nước và nam giới khoảng 3,7 lít. Lượng này có thể đến từ cả thực phẩm và đồ uống.
Cẩm Tú
Theo MNT
Uống nước đá lạnh mùa nắng nóng có thể làm chậm nhịp tim
Uống nước lạnh có thể làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa, gây co các mạch máu, làm cho hệ miễn dịch yếu đi.
Vào mùa nắng, nhiều người thích uống nước đá, để giảm cơn khát và cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, đó là một thói quen không lành mạnh có thể gây ra thiệt hại nhất định đến sức khỏe của của con người. Thậm chí nước đá lạnh không giúp bạn giải nhiệt cơ thể mà còn khiến chúng ta khát hơn nữa.
Theo trang Food.ndtv, nguyên nhân càng uống nước đá lạnh càng khát là do nhiệt độ quá thấp của nước đá khi tiếp xúc với vùng miệng hầu họng làm mát tức thời vùng này làm hệ thần kinh trung ương phản ứng ngược lại. Khi đó hệ thần kinh của chúng ta tưởng thân nhiệt giảm nên truyền tín hiệu ra lệnh co mạch và bít kín lỗ chân lông ngoài da. Hậu quả là cơ thể không được tỏa nhiệt nên sau khi uống nước đá, cơ thể cảm thấy nóng hơn.
Thêm nữa, do cơ thể chúng ta sử dụng rất nhiều năng lượng để điều hòa thân nhiệt. Do đó việc uống nước đá sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến các mạch máu co lại và giảm tốc độ cung cấp nước cho cơ thể. Nên dù bạn có uống nước đá thì cơ thể vẫn rất khát.
Food.ndtv cũng chỉ ra 5 tác hại của việc uống nước đá lạnh vào mùa nắng nóng:
1. Hạn chế tiêu hóa
Các chuyên gia cho rằng nước lạnh và thậm chí đồ uống lạnh làm co mạch máu của bạn, do đó hạn chế tiêu hóa. Nó cũng cản trở quá trình tự nhiên hấp thụ chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa.
Uống nước lạnh vào mùa nắng nóng làm chậm quá trình tiêu hóa. Ảnh: Brightside
Khi uống nước đá lạnh, sự tập trung của cơ thể được chuyển hướng khỏi quá trình tiêu hóa khi nó cố gắng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và nước, điều này thực sự có thể gây mất nước và khiến bạn cảm thấy khát. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C, và khi bạn tiêu thụ một thứ gì đó ở nhiệt độ rất thấp, cơ thể bạn sẽ bù lại bằng cách tiêu tốn năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ này. Năng lượng bổ sung này được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ ban đầu được sử dụng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây là lý do tại sao chúng ta nên uống nước ở nhiệt độ phòng.
2. Đau họng
Khi uống đá lạnh vào thời tiết nắng nóng, khả năng bị đau họng và nghẹt mũi rất cao. Nguyên nhân vì uống nước đá lạnh nhiều sẽ làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng. Nó gây nên hiện tượng bỏng lạnh, từ đó khiến cổ họng của bạn bị rát và tổn thương. Vì thế vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến viêm họng cấp nguy hiểm.
3. Ức chế sự phân giải chất béo
Các chuyên gia cũng nói rằng nếu bạn uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nhiệt độ lạnh sẽ làm đông cứng chất béo từ thực phẩm bạn vừa tiêu thụ, khiến cơ thể bạn khó phân giải các chất béo không mong muốn trong cơ thể. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa mỡ.
Dù sao thì không nên uống nước trong và ngay sau bữa ăn. Chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại Bangalore, Tiến sĩ Anju Sood khuyên bạn uống 30 phút trước và sau bữa ăn.
4. Làm chậm nhịp tim
Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Ảnh: Internet
Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Nó tác động và kích thích dây thần kinh phế vị, tạo thành một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nó sẽ gây suy giảm nhịp tim.
5. Yếu tố sốc
Bạn cũng không nên uống nước lạnh sau khi tập luyện. Các chuyên gia phòng tập thể dục khuyên bạn nên uống một ly nước ấm sau khi tập luyện. Khi bạn tập luyện, có rất nhiều nhiệt được tạo ra và nếu bạn uống nước lạnh ngay sau đó, nhiệt độ trong cơ thể sẽ bị thay đổi, và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Một số người cũng phàn nàn về một cơn đau mãn tính ở dạ dày do uống nước lạnh ngay sau khi tập luyện. Điều này là do nước lạnh như tảng băng đi vào người bạn tạo thành một "cú sốc" đối với cơ thể bạn. Thêm vào đó, cơ thể bạn lúc này không thể hấp thụ nước lạnh, do đó không có tác dụng giải khát hay làm mát cơ thể.
Vì vậy, thay vì uống nước đá lạnh, bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ 27-41 độ C, đặc biệt vào buổi sáng. Nước ấm sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng, đặc biệt giảm cân hiệu quả. Bạn có thể thêm một lát chanh vào nước ấm để đạt hiệu quả cao hơn.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Tác hại khôn lường khi uống nước lạnh ngày nóng Một cốc nước lạnh có thể khiến bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, uống nước lạnh lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe. Gây rối loạn tiêu hóa: Theo Ndtv, khi bạn uống nước lạnh, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn...