Uống nước lá đinh lăng hiệu quả cực tốt, không phải ai cũng biết
Cây đinh lăng được trồng làm cây cảnh khá phổ biến. Không chỉ đẹp mà đây còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều chứng bệnh. Vậy cụ thể uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L.Harras thuộc họ Nhân sâm. Trong dân gian, cây đinh lăng còn có tên gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm.
Lá Đinh Lăng cực tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Đây là loại cây nhỏ thân nhẵn, cao khoảng 0,8 – 1m. Cây có lá kép 3 lằn xẻ lông chim, phiến lá có nhiều răng cưa không đều. Lá đinh lăng có mùi thơm. Cụm hoa đinh lăng có hình khuy ngắn, gồm có nhiều tán, gồm nhiều hoa nhỏ. Cây đinh lăng được trồng phổ biến khắp nơi nước ta.
Cách trồng cây đinh lăng khá đơn giản. Đinh lăng được trông bằng thân. Bạn chỉ cần cắt một cành và giâm xuống đất là cây sẽ mọc rễ và phát triển.
Đây là loại cây cảnh khá phổ biến được trồng theo nhiều gia đình. Không chỉ được dùng để làm rau sống, đinh lăng còn là một vị thuốc với công dụng bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều chứng bệnh. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của lá đinh lăng:
Lá đinh lăng có tác dụng lợi sữa
Bạn chỉ cần lấy một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi cùng nước. Sau đó, chắc lấy nước và uống khi còn ấm để phát huy công dụng tốt nhất. Nếu nước bị nguội, bạn nên hâm lại cho nóng, không nên uống nước lạnh. Ngoài ra, để bảo quản lá đinh lăng, bạn có thể sao vàng sau đó hãm lấy nước chè uống hàng ngày.
Lá đinh lăng có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa
Uống nước lá cây đinh lăng có tác dụng chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ngoài ra, đinh lăng còn có thể trị trĩ bằng cách sắc lá đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, dùng để xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, củ và cành cây đinh lăng còn được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Lá đinh lăng có tác dụng điều trị bệnh thận
Cây đinh lăng được nhiều người biết đến là loại cây có tác dụng lợi tiểu và điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Những người mắc bệnh thận uống nước lá đinh lăng mỗi ngày sẽ giúp lọc thận hiệu quả hơn.
Uống nước lá đinh lăng trị mụn và làm đẹp
Đây là tác dụng của lá đinh lăng được nhiều chị em tin dùng nhất. Trong lá đinh lăng tươi có chứa hoạt chất chống viêm và diệt khuẩn như Methionin và Cystein. Từ đó sẽ giúp làn da các chị em không bị mụn nhọt, mẩn ngứa và ngăn chặn các triệu chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, các vitamin trong lá đinh lăng sẽ giúp làn da trở nên trắng sáng và mịn màng hơn.
Video đang HOT
Uống nước lá đinh lăng chữa nhức mỏi chân tay
Những vitamin nhóm B có trong nước lá đinh lăng sẽ giúp cơ thể giảm nhức mỏi chân tay, hồi phục cơ thể rất tốt. Có thể tăng thêm hiệu quả nếu như bạn sử dụng rễ lá đinh lăng để sắc thuốc uống.
Công dung lá đinh lăng phơi khô chữa thiếu máu
Ngoài lá đinh lăng tươi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá đinh lăng khô để điều trị chứng thiếu máu. Sử dụng kết hợp với hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh để sắc thuốc uống sẽ giúp bổ máu, tăng cường khí huyết.
Trị chứng mất ngủ
Đây là tác dụng của lá đinh lăng hiện nay được khá nhiều người quan tâm và sử dụng thường xuyên. Lá đinh lăng 24g, tang diệp 20g, lá vông 20g, tâm sen 12g, liên nhục 16g, tất cả kết hợp mang đi sắc với 400ml nước để uống. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày sau ăn sẽ giúp chữa chứng mất ngủ kinh niên và bồi bổ cho cơ thể.
Uống nước lá đinh lăng chữa rối loạn kinh nguyệt, đau tử cung
Nước lá đinh lăng giúp ổn định khí huyết, bổ dưỡng dành cho chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc đau tử cung. Ngoài ra nó còn giúp tăng sức đề kháng, giảm tối thiểu những cơn đau ở vùng bụng cho những chị em sau sinh.
Cách pha chế nước lá đinh lăng đúng nhất
- Với lá đinh lăng tươi: Chuẩn bị khoảng 100 đến 150g lá tươi, cùng với nửa lít nước sạch mới được đun sôi. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi cùng với nước sôi rồi đậy nắp lại, sau vài phút mở nắp ra và đảo liên tục vài lần. Sau khoảng 5 phút thì chắt ra để uống nước đầu tiên, rồi đổ tiếp thêm khoảng nửa lít nước vào để đun sôi lại nước thứ hai.
- Với lá đinh lăng khô: Bạn nên sử dụng khoảng 30 đến 40g lá khô, hãm với nửa lít nước sôi, rồi để trong khoảng từ 5 đến 10 phút là có thể sử dụng. Để hoạt chất trong lá đinh lăng khô được tiết ra hết, bạn nên hãm lại 2 lần với lượng nước bằng nhau.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Loại bột được ưa chuộng này được coi là "thần dược" chữa bệnh nhưng cũng có thể biến thành thuốc độc nếu uống sai cách
Chẳng phải ai cũng biết hậu quả đáng sợ khi uống tinh bột nghệ sai cách, thậm chí có thể gây tắc ruột, tử vong nếu không điều trị kịp thời.
"Thần dược" trị bách bệnh của người nghèo
Ở nước ta, chẳng khó để bắt gặp những cây nghệ mọc hoang hay được người dân trồng "bừa" trong vườn. Người ta dùng nghệ bằng nhiều cách, khi làm gia vị ăn uống, nghệ chứng minh công dụng tuyệt vời qua việc khử mùi tanh của cá, ốc, lươn... Khi làm thuốc, nghệ xứng danh "loại thuốc của người nghèo" vì giá rẻ mà trị bệnh sao tài tình quá. Người đau dạ dày, chỉ cần đều đặn uống 1 ly bột nghệ ấm mỗi ngày là cơn đau biến mất cực nhanh mà chẳng cần dùng thuốc Tây.
Theo y học hiện đại, trong củ nghệ có 0,76 -1,1% nhựa curcumin; 1,5% tinh dầu; chất béo và tinh bột. Curcumin và Tinh dầu có tác dụng thông, lợi mật và ở nồng độ thấp tinh dầu nghệ còn có tính kháng khuẩn.
Bàn giải về nghệ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết Đông y vẫn thường sử dụng bộ phận củ của cây nghệ để làm thuốc, nghệ có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tán ứ, chỉ thông.
Một số bài thuốc từ nghệ mà lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ:
- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Uống nước trộn tinh bột nghệ cộng với mật ong có tác dụng tốt trong điều trị đau dạ dày.
- Chữa lên cơn suyễn, đờm xông lên tắc nghẽn cổ, khó thở: Chuẩn bị 40gnghệ vàng, 1 chén đồng tiện. Giã nghệ hòa cùng đồng tiện rồi vắt lấy nước uống.
- Chữa đau trong lỗ tai: Mài 1 củ nghệ vàng, nhỏ vào lỗ tai.
- Chữa trĩ, lở, lòi dom: Lấy 1 củ nghệ vàng, đem mài, bôi lên nơi bị bệnh sẽ thấy bệnh tình giảm.
- Chữa cảm lạnh, ho: Nửa muỗng bột nghệ hòa trong 30ml sữa ấm, uống mỗi ngày để chữa ho. Khi bị cảm lạnh thì đun nhẹ hỗn hợp này trên bếp, ngửi và hít hơi.
- Chữa giun đũa, giun kim: Lấy 20 giọt dịch ép từ nghệ tươi thêm vào đó một nhúm muối, trộn đều và cho trẻ uống vào sáng sớm lúc bụng đói.
- Chữa chứng thiếu máu: Mỗi ngày uống 1 muỗng dịch ép nghệ tươi pha với mật ong trong nhiều ngày.
"Thuốc quý" dùng sai cách có thể biến thành "thuốc độc"
Dù bột nghệ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng đã từng có nhiều trường hợp nhập viện vì nó.
Trước đây, BVĐK tỉnh Phú Thọ từng tiếp nhận một bệnh nhân tên L., nhập viện có khối bã thức ăn trong dạ dày kích thước lớn và cứng chắc. Các bác sĩ đã phát hiện và điều trị thành công cho bệnh nhân bằng kỹ thuật nội soi.
Được biết, bệnh nhân L. nghe nói bột nghệ có tác dụng tốt nên thường xuyên sử dụng để nấu canh. Bột nghệ khi vào dạ dày quyện cùng chất xơ có trong thức ăn đã tạo nên một khối bã kết dính trong dạ dày người bệnh gây đau bụng và tổn thương trong dạ dày.
Một trường hợp khác là bệnh nhân N. V. H, nam, 74 tuổi đã được Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phẫu thuật cắt dạ dày với chẩn đoán ung thư dạ dày loại ung thư biểu mô tế bào nhẫn.
Sau khi ra viện, bệnh nhân được gia đình cho dùng bột tam thất, tinh bột nghệ trộn với mật ong, linh chi để mau hồi phục.
3 tháng sau, bệnh nhân nhân thấy có tình trạng ăn không tiêu, ậm ạch, ợ nóng và hơi thở có mùi hôi nên đã đến viện để kiểm tra soi dạ dày. Kết quả cho thấy dạ dày đã cắt một phần và nối thông với hỗng tràng, miệng nối hẹp tương đối, bờ miệng nối xung huyết, phù nề mạnh. Có một khối bã thức ăn kết dính rất lớn choán gần như toàn bộ phần dạ dày còn lại.
Bác sĩ đã tiến hành cắt nhỏ và gắp phần lớn khối bã thức ăn. Theo các bác sĩ, khả năng là do bệnh nhân dùng tinh bột nghệ trộn mật ong trong thời gian dài nên dễ kết dính với xơ của thức ăn tạo thành khối bã.
2 trường hợp trên chính là minh chứng nguy hiểm khi dùng tinh bột nghệ sai cách, có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, trong củ nghệ có chất curcumin, dù có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa xong cũng có thể gây ra 1 số phản ứng phụ như:
- Gây xuất huyết: Hợp chất trong nghệ nếu được tiêu thụ quá nhiều trong cơ thể sẽ làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến xuất huyết. Vì vậy người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên cẩn trọng khi dùng nghệ.
- Đau bụng: Do nghệ có vị cay, đắng nên nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây đau bụng.
- Nữ giới bị rong kinh kéo dài: Không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.
Ngoài ra, lương y Sáng khuyên mọi người bị sỏi mật, tắc nghẽn đường mật không nên sử dụng nghệ. Người mắc bệnh dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen, mật ong, nước lọc trước bữa ăn. Không nên thấy nghệ tốt mà sử dụng quá nhiều vì chất curcumin liều cao sẽ gây kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone (chất có tính kháng viêm), từ đó khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.
Theo aFamily
Bôi thuốc nam chữa trĩ, người phụ nữ 31 tuổi hoại tử hậu môn Bị trĩ đã 11 năm nay chưa từng đi khám, khoảng 2 tuần gần đây chị K. bôi thuốc nam đã gây ra hoại tử hậu môn. Các bác sĩ phẫu thuật cắt búi trĩ cho chị K. Chồng chị T.T.K (31 tuổi, Bắc Giang) cho biết, chị K. bị trĩ nhiều năm nay nhưng chưa từng đi khám. Khoảng 2 tuần gần...