Uống nước đúng 4 thời điểm này, trẻ sẽ nhận vô vàn lợi ích cho sức khỏe, nhưng khuyến cáo 4 loại nước nhất định cần tránh
Nếu muốn bảo vệ sức khoẻ cho con cái một cách toàn diện, cha mẹ cần chú ý một số khung thời gian cho trẻ uống nước.
Tờ daily Mail từng đưa tin rằng, hàng trăm sinh viên đại học trước kỳ thi nếu uống nước sẽ có điểm số cao hơn 10%. Trong khi đó, Đại học London cũng từng thực hiện một cuộc khảo sát có liên quan. Họ chia những đứa trẻ 9 tuổi thành 2 nhóm, 1 nhóm uống 250ml nước, nhóm còn lại không uống trước kỳ thi. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ uống nước có điểm số cao hơn 34%.
Để giải thích cho điều này, sau hàng loạt nghiên cứu, người ta tin rằng, các tế bào não sẽ hoạt động trơn tru hơn sau khi được bổ sung nước. Nước có tác dụng thúc đẩy khả năng nhận thức.
Nếu con người không được cung cấp đủ nước, sẽ dễ bị rối loạn chuyển hóa nước và điện giải. Trong trường hợp mất nước nhẹ, có thể dẫn tới đau đầu, cáu gắt, mệt mỏi, suy giảm nhận thức. Thế nhưng trường hợp ngược lại, nếu uống quá nhiều nước cũng làm nặng gánh cho tim và thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Uống nước rất quan trọng nhưng cách uống càng quan trọng hơn. Vì sức khỏe của con cái, cha mẹ cần tìm hiểu cách uống nước phù hợp nhất.
Tiêu chuẩn lượng nước cần thiết ở trẻ em
Trẻ từ 12 đến 36 tháng: 100ml – 110ml/NGÀY
Trẻ từ 3 đến 13 tuổi: Nhu cầu nước hàng ngày của bé trai là 1500 – 1800ml, bé gái là 1200 – 1600ml.
Trẻ từ 13 tuổi trở lên: Nhu cầu nước hàng ngày cho bé trai là 2000 – 2500ml và bé gái là 1500 – 1700ml.
Thời gian uống nước như thế nào cho đúng?
Trẻ rất ít khi tự giác uống nước, trừ phi đến mức khát không thể chịu đựng được, lúc này cơ thể đã trong tình trạng mất nước nhẹ. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng thích hợp để trẻ uống nước. Vì vậy, cha mẹ cần lựa thời điểm cho trẻ uống một cách chính xác.
1. Giữa các bữa ăn
Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, về lâu dài sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cơ thể.
Video đang HOT
Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ (Ảnh minh họa).
Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, dễ gây khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, uống nước giữa các bữa ăn là lựa chọn tốt hơn.
2. Sau khi thức dậy
Không cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, bởi nó có thể khiến trẻ buồn tiểu giữa đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng gánh nặng cho thận.
Sau một giấc ngủ dài, trẻ rất dễ bị khô miệng, lúc thức dậy sẽ thường sẽ rất khát. Vì vậy, việc bổ sung nước lúc này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chức năng thận.
3. Sau khi tắm
Khi tắm, không gian kín gió và nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh quá trình bốc hơi ẩm trên da, trẻ sẽ cảm thấy khát và da bị khô.Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên uống nước cho trẻ sau khi tắm khoảng 15 phút, việc sổ sung nước sẽ làm đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc trong cơ thể và giảm khô da.
4. Sau khi khóc
Trẻ thường hay quấy khóc, nhiều lúc khóc không ngừng nghỉ cả tiếng đồng hồ. Khi trẻ ổn định về mặt cảm xúc, đó là lúc cha mẹ nên cho trẻ uống nước bù. Khóc sẽ làm tiêu hao nước trong cơ thể, khiến cổ họng bị khô, đau rát. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ uống nước cũng thể hiện sự quan tâm, giúp việc giao tiếp của 2 bên trở nên dễ dàng hơn lúc này.
4 loại nước không nên cho trẻ uống
1. Nước quá lạnh hoặc quá nóng
Nước nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày, về lâu dài sẽ kích thích răng miệng ê buốt và tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Trẻ em và người lớn có khả năng tiếp xúc với nhiệt khác nhau. Nhiệt độ nước người lớn uống có thể quá nóng đối với trẻ em. Nước quá lạnh cũng không nên cho trẻ uống. Nhiệt độ nước tốt nhất nên 35 – 38 độ C.
2. Nước có hàm lượng khoáng chất quá cao
Nước có hàm lượng khoáng chất cao sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Quá nhiều khoáng chất trong nước sẽ phá vỡ sự cân bằng thành phần nước trong cơ thể. Nó không bổ sung nước mà ngược lại còn làm thất thoát nước ra ngoài.
3. Nước có đường và nước trái cây
Mặc dù nước ngọt hay nước trái cây rất ngon nhưng nó chứa quá nhiều đường, dễ làm tăng gánh nặng cho tim, thận, gây ra béo phì và nhiều bệnh khác. Nạp quá nhiều đường còn cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi không được ăn đồ ngọt, trên 1 tuổi nên ăn càng ít càng tốt.
4. Nước đun sôi để qua đêm
Nước đun sôi để quá lâu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong không khí có cơ hội xâm nhập vào, làm suy giảm chất lượng nước, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, không nên uống nước đã để quá 24 giờ.Và những loại nước đóng chai đã mở nắp, không được uống sau vài ngày.
Thực phẩm giúp giảm men gan nhanh chóng và hiệu quả nhất
Men gan cao là dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương. Vì vậy, cần thiết lập chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm hợp lý để men gan giảm nhanh.
Nước trái cây
Ảnh minh họa
Trái cây rất có lợi cho cơ thể, đặc biệt nước trái cây dồi dào vitamin, giúp thanh lọc gan. Người bệnh bị men gan cao nên thường xuyên uống nước hoặc nước trái cây sẽ giúp tăng sức đề kháng và giải độc gan, hạ men gan rất hiệu quả. Người bệnh hay người không có bệnh cũng nên đảm bảo uống từ 1.5-2 lít nước lọc và nước trái cây mỗi ngày để thúc đẩy quá trình thải độc của gan.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Ảnh minh họa
Chất xơ có trong bắp cải, súp lơ, rau diếp, cải bó xôi, khổ qua... có tác dụng giúp giảm cholesterol và kiểm soát men gan, có lợi cho người bị men gan cao. Đặc biệt, một nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã khẳng định, tiêu thụ bông cải xanh (súp lơ xanh) có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm gan, ung thư gan nhờ thực phẩm này có chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Các loại ngũ cốc
Ảnh minh họa
Đây là nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và có tác động khá hiệu quả đối với các hoạt động của gan. Các loại ngũ cốc như bột yến mạch, lúa mì, ngô, khoai, sắn, các loại đậu,.... đều chứa rất nhiều vitamin B và chất xơ có tác dụng tăng cường chức năng gan, hỗ trợ giải độc gan.
Thực phẩm giàu chất đạm
Ảnh minh họa
Khi men gan cao, các tế bào gan bị tổn thương dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm sút. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu protein - thành phần cấu tạo chính của tế bào, sẽ giúp gan phục hồi và tăng cường khả năng miễn dịch. Những thực phẩm giàu protein tốt cho người men gan cao bao gồm thịt nạc, trứng, cá, các loại đậu...
Ngoài ra, những người men gan tăng nên duy trì lối sống tích cực để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ vai trò của gan tốt hơn. Nên dành 30 phút mỗi ngày thực hiện những bài tập thể dục đơn giản như chạy bộ, nhảy múa, bơi lội và kiểm soát tốt cân nặng. Nên uống 8 ly nước mỗi ngày và ngủ sớm để đảm bảo vai trò lọc chất thải của gan diễn ra hiệu quả.
4 bước dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát hiệu quả Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh, hãy tự chuẩn bị cho bản thân phương án dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hiệu quả nhất có thể. Dù là mới phát hiện bệnh hay đã chấp nhận sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong một thời gian dài, chắc hẳn bạn cũng đã có trải qua các...