Uống nước dừa vào mùa hè: Đừng quên những lưu ý “đắt giá” từ chuyên gia để vừa khoẻ vừa đẹp
Mấy ngày trở lại đây, thời tiết ở miền Bắc với nắng nóng kéo dài, nhất ở khu vực Hà Nội, nhiệt độ lên đến 39-40 độ C, khiến nhiều người tìm đến nước dừa giải khát nhiều hơn.
Nước dừa là một trong những loại nước giải nhiệt được mọi người vô cùng ưa chuộng. Vị ngọt thanh đặc trưng của nước dừa giúp đánh bay cơn khát cực nhanh, cực hiệu quả. Theo Đông y, nước dừa thuộc âm, có vị ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, làm mát cơ thể nhanh, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam.
Mấy ngày trở lại đây, thời tiết ở miền Bắc với nắng nóng kéo dài, nhất ở khu vực Hà Nội, nhiệt độ lên đến 39-40 độ C, khiến nhiều người tìm đến thức uống giải khát này nhiều hơn. Nhưng đây không phải là thói quen thực sự tốt. Để uống nước dừa giúp bạn vừa khỏe vừa đẹp vào mùa hè cần lưu ý đến những điểm quan trọng sau:
Không được lạm dụng nước dừa giải nhiệt
Nhiều người thấy nóng bức vã hết mồ hôi thì nhanh chóng tìm đến nước dừa uống giải nhiệt. Điều đáng nói là chúng ta uống liên tục, uống quá nhiều một lúc. Đây là thói quen vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nước dừa khi uống với liều lượng nhiều quá mức cho phép sẽ làm giảm huyết áp nhanh chóng, đồng thời làm mềm yếu gân cơ. Do đó, chất điện giải này không được lạm dụng, nhất là với người tập luyện. Nếu không, hiệu quả tập luyện sẽ không như mong đợi, nhất là khiến bạn luôn mệt mỏi, cộng với thời tiết nắng nóng đỉnh điểm càng khiến bạn mệt hơn.
ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) cho biết thêm, nước dừa non là sản phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, để nuôi dưỡng và phục hồi sức khỏe. Nghiên cứu của y học hiện đại nhận định, trong 100 gram nước dừa tươi có 94,4%; đạm 0,4 gram; đường 4,8 gram, năng lượng 21 calo. Ngoài ra nước dừa non còn có thêm một số khoáng chất khác như sắt, can xi, vitamin C….
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nghiêm cấm tuyệt đối không được uống nhiều vì sẽ gây phản tác dụng, khiến bạn mệt mỏi hơn vào mùa hè nóng nực.
Không dùng nước dừa thay hẳn cho nước lọc hàng ngày
Theo BS Vi, nước dừa chỉ nên uống bổ sung chứ không dùng thay thế cho nước lọc hàng ngày. Vị chuyên gia nhấn mạnh: “Ngay cả với những người mới đi nắng về hay tập thể dục thể thao mất nhiều mồ hôi khi dùng nước dừa giải nhiệt cũng không được lạm dụng, vẫn phải bổ sung thêm nước lọc mới đạt hiệu quả làm mát cơ thể cũng như chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, khi uống nước dừa, những đối tượng này phải thêm một chút muối để bổ sung điện giải sẽ tốt hơn”.
Uống nước dừa thay nước lọc, đặc biệt còn uống quá nhanh một lúc tới mức quá no sẽ làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng gánh nặng cho tim, cực nguy hiểm với người lao động nặng, vừa đi nắng về, người vừa mới tập luyện cường độ cao xong.
Video đang HOT
Theo BS Vi, nước dừa chỉ nên uống bổ sung chứ không dùng thay thế cho nước lọc hàng ngày.
Đối tượng nào không nên uống nước dừa?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết. Người có nguy cơ béo phì cũng cần hạn chế tối đa loại nước này, người đang trong hành trình giảm cân tốt nhất loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn vì uống nước dừa có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân…
Nước dừa có thể khiến người mắc bệnh thận, người bị phù ứ nước trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn các triệu chứng nên cần phải có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể, tránh những hiệu quả không mong muốn.
Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết.
Ngoài ra, nước dừa có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non, cực không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cũng không được uống nước dừa để phòng nguy cơ sinh non.
Vậy, uống nước dừa thế nào mới vừa khỏe vừa đẹp?
- Không nên uống hơn 3 – 4 trái hay uống liên tục nhiều ngày.
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì có thể gây đầy bụng.
- Không nên pha nước dừa với các hóa chất khác.
- Khi đi ngoài trời nắng về, nếu uống nước dừa thì cần uống từng chút một để tránh dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao…
Theo afamily
Mùa thu nhất định phải ăn ngó sen vì tốt thế này cơ mà!
Ngó sen đem chứa nhiều chất bổ dưỡng, cực tốt để tăng cường sức đề kháng vào mùa thu. Không những thế đây còn là thực phẩm có công dụng chữa nhiều bệnh được chuyên gia khuyên dùng.
Ngó sen - Món quà của mùa thu là thuốc quý trong Đông y, cực tốt cho phụ nữ
Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì những người chuyên hái ngó sen sẽ dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất của ngó.
Ngó sen có màu trắng sữa, giòn, sờ vào có cảm giác mát lạnh. Chúng ta vẫn thường dùng ngó sen để làm nộm, xào nấu, ngâm chua ngọt... nhưng rất ít người biết rằng loại thực phẩm này còn được sử dụng để làm thuốc trong Đông y.
Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh...
Dân gian có câu "Đàn ông không thể thiếu hẹ, đàn bà không thể thiếu ngó sen". Điều đó nói nên loại thực phẩm này cực tốt cho phụ nữ. Trong cuốn sách "Bản thảo kinh thư" nổi tiếng của Trung Quốc có viết rằng, ngó sen sống có vị ngọt mát, có thể thanh lọc máu, cầm máu, trừ nhiệt, làm sạch dạ dày, hỗ trợ tình trạng bệnh huyết ứ tắc, nôn ra máu, miệng hôi, xuất huyết mũi miệng, xuất huyết sau sinh.
Dân gian có câu "Đàn ông không thể thiếu hẹ, đàn bà không thể thiếu ngó sen".
Theo quan điểm y học Trung Quốc, ngó sen là một giải pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm ngó sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ ngó sen cho phụ nữ. Ngó sen hay củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, ngó sen chứa đến 70% tinh bột cùng nhiều khoáng chất, vitamin rất bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin A, B, C. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao tới 44 mg trên 100 g, nhiều hơn chanh và cam. Không chỉ là món ăn ngon, đem lại nhiều dinh dưỡng, ngó sen còn được sử dụng làm thuốc.
Ngó sen chứa đến 70% tinh bột cùng nhiều khoáng chất, vitamin rất bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin A, B, C.
"Bật mí" một loạt bài thuốc chữa bệnh từ ngó sen, phụ nữ nên dùng nhiều vào mùa thu
Thực tế thì chúng ta có thể dùng ngó sen quanh năm nhưng vào mùa thu, ngó sen đến thời kỳ thu hoạch rộ vì lúc này ngó sen đã chín. Lương y Bùi Hồng Minh khuyên nên tận dụng để làm thực phẩm bổ dưỡng, đồng thời còn làm thuốc chữa bệnh. Hơn nữa, mùa thu và mùa đông là mùa chúng ta có xu hướng ăn nhiều thịt, dễ gây khó tiêu. Trong khi ngó sen có khả năng cải thiện miễn dịch, ngăn tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể nên dùng làm thực phẩm giai đoạn này rất tốt. Một số bài thuốc chữa bệnh từ ngó sen, rất hay gặp vào mùa thu mà chúng ta nên áp dụng là:
- Chữa cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng khát nước: Ngó sen tươi 100g, mật ong, hoặc mật mía 50g. Ngó sen giã dập rồi vắt lấy nước hòa 60g mật mía, trộn đều để uống trong ngày.
Thực tế thì chúng ta có thể dùng ngó sen quanh năm nhưng vào mùa thu, ngó sen đến thời kỳ thu hoạch rộ vì lúc này ngó sen đã chín.
- Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, ho ra máu: Ngó sen 20g, lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, rửa sạch, cho vào ấm đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa còn 1 bát nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
- Kinh nguyệt không đều: Ngó sen 20g, củ gấu 12g (rang cháy hết rễ và lông), phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 50 viên với nước nóng.
- Biếng ăn: Lấy ngó sen tươi đem rửa sạch, chẻ mỏng rồi đem nấu cháo cùng gạo tẻ, nấu chín thật nhừ và ăn với đường lúc cháo còn âm ấm.
- Trị bệnh sốt xuất huyết: Ngó sen tươi, rau má (cùng 30g), và 20g mã đề đem sắc uống. Đây là kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng.
Lương y Bùi Hồng Minh khuyên nên tận dụng để làm thực phẩm bổ dưỡng, đồng thời còn làm thuốc chữa bệnh.
- Trị xuất huyết màu cam do nóng: Ngó sen tươi 200g rửa sạch, giã lấy nước uống trong ngày; hoặc đem ngó sen cắt khúc nấu canh để ăn giúp thanh nhiệt cơ thể.
Chú ý: Ngó sen vốn sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới nước của các đầm, ao, hồ nên rất dễ nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ môi trường sống hàng ngày. Do đó khi chế biến cần hết sức cẩn thận, nên ngâm nước muối chanh, chần qua trước khi dùng. Bạn cũng không nên lạm dụng món ăn này. Ngó sen có tính hàn, nên hạn chế ăn, đặc biệt hạn chế cho trẻ em sử dụng, nhất là trẻ có tỳ vị không tốt.
Theo Helino
Tết Đoan ngọ ăn bánh gio và những lý giải thú vị từ chuyên gia Đông y Theo lương y Bùi Hồng Minh, nếu nói đến thứ bánh không thể thiếu trong dịp Tết Đoan ngọ thì phải kể đến bánh gio hay còn gọi là bánh tro. Vì sao ngày Tết Đoan ngọ lại ăn bánh gio? Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn gọi là "Ngày giết sâu bọ", là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt...