Uống không đủ nước có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm
Uống đủ nước giúp cơ thể con người khỏe mạnh, ngược lại nếu uống không đủ nước sẽ gây ra nhiều tác hại và có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh.
Nước rất quan trọng đối với con người. Không có nước, con người sẽ không thể khỏe mạnh, các bộ phận trong cơ thể sẽ không thể vận hành một cách trơn tru, dẫn đến cơ thể sẽ chịu nhiều bệnh tật.
Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể ta khỏe mạnh vì nước điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể, nước điều chỉnh thân nhiệt, giúp tiêu hóa tốt, thải trừ độc tố ra khỏi cơ thể… và nước đóng vai trò là một dung môi tuyệt vời cho các chất hòa tan trong cơ thể.
Đồng thời, nước là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất cần thiết cho sự sống. Ngược lại nếu uống không đủ nước tiêu chuẩn đòi hỏi của cơ thể sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, mắc nhiều bệnh nguy hiểm…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Uống ít nước tác hại khôn lường. Ảnh minh họa
Uống không đủ nước có thể mắc sỏi tiết niệu
Nước tiểu ban đầu của cơ thể con người có chứa canxi, axit oxalic, axit uric và các chất khác. Trong điều kiện bình thường hoặc khi cơ thể con người đủ nước axit oxalic và canxi bị pha loãng, việc đi tiểu bình thường cũng sẽ khiến axit oxalic và canxi bị đào thải trước khi kết hợp. Vì vậy, không dễ tạo thành sỏi. Nếu uống quá ít nước, nồng độ canxi và axit oxalic trong nước tiểu quá cao, sẽ thúc đẩy quá trình hình thành sỏi tiết niệu.
Uống không đủ nước có thể mắc các bệnh về huyết khối
Sự hình thành huyết khối có liên quan mật thiết đến sự tăng độ nhớt của máu. Trong máu có chứa các thành phần như lipid và tiểu cầu, máu càng loãng thì lipid và tiểu cầu chảy trong thành mạch máu càng nhanh, ít khi bị lắng đọng và ngược lại. Do đó, uống ít nước, sẽ làm giảm thể tích máu, cô đặc máu, và nồng độ lipid trong tiểu cầu sẽ tăng lên tương ứng. Các thành phần này sẽ đẩy nhanh các huyết khối lắng đọng trong thành mạch gây nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.
Uống không đủ nước có thể gây táo bón
Bã thức ăn được hấp thụ có thể đi qua đường ruột và được bài tiết ra ngoài qua sự làm mềm và bôi trơn của dịch ruột và nước trong ruột. Nếu bạn uống ít nước, quá trình bài tiết dịch ruột và nước trong ruột bị giảm, sẽ dẫn đến suy giảm khả năng tiết dịch và gây táo bón.
Uống không đủ nước có thể mắc bệnh Gout (Gút)
Video đang HOT
Bệnh lý của bệnh Gút là do cơ thể có lượng axit uric cao, một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy đào thải axit uric là uống nhiều nước. Do đó, nếu bạn uống ít nước, lượng axit uric quá cao trong cơ thể không thể đào thải kịp qua nước tiểu, sẽ thúc đẩy quá trình lắng đọng axit uric trong khớp, khi đó bệnh Gút sẽ hình thành.
Uống không đủ nước có thể mắc một số khối u ác tính
Các nhà nhà khoa học cho biết, một trong những lý do quan trọng đối với bệnh ung thư, là sự tích lũy lâu dài của chất độc hại bên trong và bên ngoài các tế bào tổn thương gây ra. Trong trường hợp uống nước, các chất độc hại này được đào thải kịp thời, để giảm sự tích tụ. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo rằng uống đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật.
8 bức ảnh sinh động tiết lộ toàn bộ quá trình tắc nghẽn mạch máu - nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh gây tử vong
Một khi mạch máu bị tắc nghẽn rất dễ xảy ra "tai nạn giao thông", trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, có thể gây tử vong.
Các mạch máu của cơ thể con người giống như một mạng lưới đường sắt và đường bộ trên mặt đất, lan tỏa khắp cơ thể và kéo dài ra mọi hướng. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn rất dễ xảy ra "tai nạn giao thông", trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, có thể gây tử vong.
Dưới đây là 8 bức ảnh động tiết lộ toàn bộ quá trình tắc nghẽn mạch máu mà bất kì ai xem rồi cũng sẽ hiểu rõ vấn đề này hơn.
1. Ở huyết áp bình thường, lưu lượng máu ổn định.
2. Sau khi huyết áp tăng, các mạch máu bị va đập.
3. Huyết áp càng cao, áp lực lên các mạch máu càng lớn, khiến nó bị biến dạng bất thường.
4. Ảnh hưởng lâu dài của tăng huyết áp có thể làm tổn thương nội mạch và gây ra sẹo.
5. Sẹo được hình thành ở vùng bị tổn thương, khi tăng lên sẽ làm dày thành mạch máu.
6. Sau khi thành mạch máu bị thương, các yếu tố hình thành (tế bào máu) tích tụ trên bề mặt mô bị tổn thương thô ráp.
7. Liên tục hình thành sẹo sản, mạch máu bị hẹp lại, hình thành huyết khối.
8. Cục huyết khối lớn dần lên và cuối cùng gây tắc nghẽn mạch máu.
Muốn mạch máu không bị tắc hãy thực hiện 5 điểm sau
1. Uống "2 cốc nước" đúng thời điểm là việc rất quan trọng
Vào lúc 4 đến 8 giờ sáng, độ nhớt trong máu của con người là cao nhất, biểu hiện này càng rõ ở người cao tuổi. Trước và sau khi đạt đỉnh của độ nhớt trong máu, điều rất quan trọng là phải uống hai cốc nước.
Ly nước đầu tiên: Uống 200ml nước trước khi đi ngủ, độ nhớt trong máu vào buổi sáng không những không tăng lên mà còn giảm xuống. Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ vì có thể khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm, không có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Ly nước thứ hai: Uống 200ml nước khi bụng đói khi thức dậy để làm loãng máu.
2. Giữ ổn định huyết áp
Bệnh nhân tăng huyết áp là nhóm có nguy cơ cao bị huyết khối. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương thành mạch và cuối cùng là huyết khối. Huyết áp càng được kiểm soát sớm thì càng sớm bảo vệ được mạch máu, ngăn ngừa tổn thương tim, não, thận và tiên lượng bệnh lâu dài càng tốt.
3. Không bao giờ ngồi lâu
Những người ngồi lâu một chỗ trong khoảng hơn 6 tiếng, và những người thường vắt chéo chân đều là những người có tỷ lệ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch cao. Chính vì điều này mà các bác sĩ thường sẽ yêu cầu bệnh nhân di chuyển nhiều hơn để tránh huyết khối sau khi ngồi lâu.
Bác sĩ khuyến cáo bạn nên đứng dậy vận động sau khi ngồi đến 2 tiếng, nếu không tiện di chuyển thì nên uống thêm nước để thúc đẩy tuần hoàn máu.
4. Bỏ thuốc lá kịp thời
Những người hút thuốc lá được coi là rất "tàn nhẫn" với chính mình. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tắc mạch máu, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý này. Chỉ một điếu thuốc nhỏ cũng sẽ vô tình phá hủy dòng máu đi khắp các bộ phận trong cơ thể, để lại hậu quả vô cùng tai hại.
5. Học cách giảm căng thẳng
Làm việc quá giờ, thức khuya, căng thẳng ngày càng gia tăng sẽ khiến động mạch bị tắc, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhồi máu cơ tim. Có rất nhiều bạn trẻ và trung niên bị nhồi máu cơ tim do thức khuya, căng thẳng, sinh hoạt thất thường... Vì vậy, hãy đi ngủ sớm và biết cân bằng tâm trạng, giảm căng thẳng nhé!
Khi ngủ mà gặp 4 biểu hiện này trên cơ thể thì cần đi khám, nếu chủ quan để nặng có thể dẫn đến nhồi máu não hay tai biến mạch máu não Đối với người gặp phải tình trạng cục máu đông, trong cơ thể sẽ phát ra nhiều tín hiệu, nếu tình trạng này không được cải thiện thì có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai...