Uống gì để cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt nhất?
Thiếu sắt là một trong những tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất thế giới. Để bổ sung sắt cho cơ thể, mọi người không chỉ chú trọng đến món giàu chất sắt mà cả những món hỗ trợ hấp thụ sắt.
Nạp thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể – SHUTTERSTOCK
Nếu bạn cảm thấy lo lắng không biết là cơ thể mình có thiếu sắt hay không thì hãy đến gặp bác sĩ. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể tìm ra câu trả lời, theo The Conversation.
Có 2 dạng chất sắt trong chế độ ăn của chúng ta là sắt haem và sắt không haem. Trong đó, haem là tên một loại protein có chứa phân tử sắt, góp phần cấu thành hemoglobin. Hemoglobin là một protein khác nằm trong tế bào hồng cầu, có chức năng vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể.
Sắt haem có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt. Trong khi đó, sắt không haem được tìm thấy trong thực vật, chẳng hạn như ngũ cốc, đậu, các loại hoạt. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ sắt haem hơn so với sắt không haem.
Để tăng cường hấp thụ sắt, mọi người hãy nạp những món giàu vitamin C vào giữa bữa ăn. Vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Những món giàu vitamin C có thể kể đến gồm cam, cà chua, bưởi.
Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy nạp 100 mg vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 4 lần. Lượng vitamin C này tương đương 1 ly nước cam.
Video đang HOT
Trong trà có chứa tannin, một chất có khả năng ức chế sự hấp thu sắt không haem – SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, khi đang ăn, mọi người cũng cần tránh các loại thức uống làm ức chế khả năng hấp thụ sắt. Trà là loại thức uống như vậy. Trong trà có chứa tannin, một chất có khả năng ức chế sự hấp thu sắt không haem.
Không chỉ có trong trà, tannin còn có trong nhiều loại thực phẩm khác như cà phê, ca cao, hạnh nhân, nho, quả mọng, lựu hay các loại gia vị như vani, quế.
Các nghiên cứu cho thấy trà và cà phê là những loại có khả năng ức chế chất sắt mạnh nhất. Uống một tách trà có thể làm giảm 75 đến 80% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, tỷ lệ này với cà phê là 60%. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo trong vòng 2 giờ trước và sau khi ăn, mọi người không nên uống trà hay cà phê, theo The Conversation .
Đừng thấy 'thuốc bổ' là uống tới, coi chừng suy tim!
Việc sử dụng kéo dài loại thuốc bổ sung thông thường này có thể làm suy tim trầm trọng hơn.
Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người bị thiếu sắt, và nhiều người phải bổ sung sắt liên tục - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bạn có bị thiếu máu và uống bổ sung chất sắt? Hãy cẩn thận!
Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người bị thiếu sắt, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, và nhiều người phải bổ sung sắt liên tục.
Nhưng giờ đây, nghiên cứu cho thấy rằng quá nhiều sắt trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị các vấn đề về tim, theo First For Women .
Tại sao nhiều người phải uống bổ sung sắt?
Sắt là yếu tố mang ô xy đi khắp cơ thể. Khi thiếu sắt, cơ thể có thể không có đủ tế bào hồng cầu giàu ô xy để giữ cho mọi thứ hoạt động bình thường, nên thiếu sắt thường dẫn đến thiếu máu.
Người thiếu máu sẽ rất mệt hoặc tim đập rất nhanh khi chỉ leo lên một vài bậc cầu thang.
Phụ nữ cần khoảng 18 mg sắt mỗi ngày.
Sắt có nhiều trong các loại rau xanh như rau bó xôi, các loại hạt, thịt gia cầm, thịt bò, đậu, đậu Hà Lan và bông cải xanh.
Vì có rất nhiều người không đạt đến ngưỡng 18 mg đó, nên các bác sĩ có thể đề nghị dùng chất bổ sung sắt, theo First For Women .
Nếu bổ sung quá nhiều sắt có thể làm tăng tốc độ suy tim - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tại sao bổ sung sắt làm suy tim càng nặng thêm?
Vì nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, có thể bổ sung sắt trong thời gian dài, các nhà khoa học đã xem xét tác động của việc tiêu thụ đó. Đặc biệt, những bệnh nhân bệnh tim hoặc suy tim thường được truyền sắt qua đường tĩnh mạch để cải thiện tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới trên động vật từ các nhà nghiên cứu tại Đại học King's College London, Cao đẳng Y tế Osaka và Đại học Osaka (Nhật) gần đây đã xem xét mức độ dư thừa sắt có thể ảnh hưởng đến suy tim như thế nào.
Họ phát hiện ra rằng mặc dù sắt là một phần quan trọng trong việc đưa máu giàu ô xy đi khắp cơ thể, nhưng nếu quá nhiều sắt sẽ gây phản tác dụng.
Nó dẫn đến "sự tích tụ các phân tử ô xy không ổn định có thể làm chết các tế bào", theo tác giả bài báo, tiến sĩ Jumpei Ito. Điều này thực sự có thể làm tăng tốc độ suy tim, theo First For Women .
Các nhà khoa học nói rằng nghiên cứu vẫn còn sớm và họ đang xem xét các giải pháp tiềm năng để bảo vệ chống lại tác dụng phụ này để bệnh nhân vẫn có thể bổ sung sắt mà không bị tác hại.
Tuy nhiên, cần phải thử nghiệm nhiều hơn để xem có điều gì hứa hẹn không. Họ cũng muốn xem xét kỹ hơn việc sử dụng chất bổ sung sắt nói chung theo thời gian.
Hiện tại, bạn có thể tiếp tục bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống của mình. Và nếu bạn đang dùng chất bổ sung sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ về các nguy cơ sức khỏe cụ thể của bạn và các lựa chọn có thể có trong tương lai, theo First For Women .
Ăn ít để giảm cân liệu có đúng? Ăn không đủ có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể. Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất khi nói đến việc giảm cân đó là ăn ít hơn. Nhiều người trong số những người quyết tâm giảm cân có xu hướng bỏ bữa hoặc ăn ít hơn số lượng cơ...