Uống cà phê bao nhiêu để không ảnh hưởng huyết áp?
Uống cà phê vừa phải, thường xuyên không có tác động tiêu cực đến huyết áp của chúng ta.
Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tác động của việc uống cà phê lên huyết áp, bao gồm lượng caffeine tiêu thụ và một số thói quen sinh hoạt nhất định.
Uống cà phê vừa phải, thường xuyên không có tác động tiêu cực đến huyết áp của chúng ta. Ảnh: PHƯƠNG LÊ
Mối liên quan giữa uống cà phê và huyết áp
Tiêu thụ caffeine không thường xuyên, thỉnh thoảng có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ tăng huyết áp cao hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ caffeine thường xuyên có thể gây ra những tác động tối thiểu lên huyết áp.
Nghiên cứu cho thấy việc uống cà phê ở mức độ vừa phải, đều đặn (1-3 tách mỗi ngày) không ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp hoặc làm thay đổi nguy cơ tăng huyết áp ở hầu hết mọi người, đặc biệt là phụ nữ và những người không hút thuốc.
Các cơ chế chính xác đằng sau lý do tại sao việc uống cà phê thường xuyên không có tác dụng vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng có rất ít hoặc không có nguy cơ đối với huyết áp nếu tiêu thụ caffeine và uống cà phê ở mức độ vừa phải.
Video đang HOT
Rủi ro của caffeine
Caffeine không gây hại cho sức khỏe tổng thể của bạn khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải, nhưng có một số rủi ro cần lưu ý. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 400 miligam (mg) caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng 4 hoặc 5 tách cà phê. Lượng này không liên quan đến các tác động nguy hiểm hoặc tiêu cực đến sức khỏe.
Tiêu thụ nhiều hơn lượng khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Những người không thường xuyên uống cà phê cũng có nhiều khả năng gặp phải tác dụng phụ hơn khi họ tiêu thụ caffeine.
Các rủi ro và tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm như nhịp tim nhanh, sự lo lắng, mất ngủ (khó ngủ), buồn nôn, run, đi tiểu nhiều hơn và bồn chồn.
Ai nên tránh dùng caffeine?
Những người mang thai và những người nhạy cảm với tác dụng của caffeine thì không nên uống cà phê.
Những người khác nên tránh caffeine bao gồm những người bị loạn nhịp tim (bất thường về nhịp tim), những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD), những người bị tăng huyết áp nặng và những người đang dùng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng, bao gồm thuốc điều trị hen suyễn, một số loại kháng sinh và thuốc tim.
Cà phê có lợi cho sức khỏe tim mạch không?
Khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải (1-3 cốc mỗi ngày), cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ suy tim và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và mọi nguyên nhân.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa uống cà phê và nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành được xác định một cách nhất quán, vì vậy cần phải nghiên cứu thêm.
Nói chung, uống cà phê ở mức độ vừa phải không có hại vì nó có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và chống lại bệnh tật.
Nên uống cà phê ngay khi thức dậy hay chờ một chút?
Uống cà phê vào buổi sáng là thói quen của nhiều người, nhưng liệu bạn có nên uống cà phê ngay khi vừa thức dậy không?
Chia sẻ với Fox News, tiến sĩ Deborah Lee cho biết, uống cà phê ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. "Khi bạn thức dậy, mức hormone cortisol trong cơ thể, một loại hormone giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, cũng như điều chỉnh quá trình trao đổi chất và phản ứng của hệ thống miễn dịch, sẽ đạt đến mức cao nhất".
Vì vậy, nếu uống cà phê ngay khi vừa mở mắt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, thậm chí có thể khiến bạn miễn nhiễm với caffeine trong thời gian dài.
Cortisol thường đạt đỉnh khoảng 30-45 phút sau khi bạn thức dậy và giảm dần trong suốt cả ngày. Do đó, Lee khuyên rằng thời điểm tốt nhất để uống cà phê là ít nhất 45 phút sau khi thức dậy, khi mức cortisol bắt đầu giảm. "Nhưng tất nhiên, không nên uống quá muộn vào buổi chiều vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn," bà nói thêm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với ý kiến này. Tiến sĩ Wendy Troxel, một chuyên gia khác về giấc ngủ, cho rằng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc uống cà phê ngay khi thức dậy khác biệt so với uống sau vài giờ. Troxel nhấn mạnh rằng, mỗi người nên thử nghiệm để tìm ra thói quen uống cà phê phù hợp nhất với mình.
Mỗi người nên tìm ra thói quen uống cà phê phù hợp nhất với mình. Ảnh: Pexels
Cô cho biết: "Với một số người, việc thức dậy và uống một ly nước để bù nước rồi sau đó uống cà phê là tốt, nhưng với những người khác, họ thích uống cà phê ngay khi vừa thức dậy. Vì vậy, tôi nghĩ rằng phần lớn là vấn đề sở thích cá nhân."
Theo Troxel, thời gian bán hủy trung bình của caffeine là khoảng sáu giờ, nhưng nó có thể tồn tại trong cơ thể tới 10 giờ. "Vì caffeine là chất kích thích nên nó có thể gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng nếu sử dụng quá muộn trong ngày. Do đó, tốt nhất là bạn nên tránh uống cà phê trong vòng tám giờ trước khi đi ngủ".
Ví dụ, nếu bạn đi ngủ vào lúc 10 giờ tối, bạn nên hạn chế uống cà phê sau 2 giờ chiều. Trong trường hợp cảm thấy khó khăn trong việc từ bỏ cà phê vào buổi chiều, bạn hãy thử chuyển sang uống trà thảo mộc hoặc trà không chứa caffeine.
Cuối cùng, cả Lee và Troxel đều đồng ý rằng, uống cà phê ở mức độ vừa phải, khoảng một đến hai ly mỗi ngày vào đầu ngày có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện khả năng tập trung, và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê hoặc uống vào cuối ngày có thể gây lo lắng, bồn chồn, nhịp tim nhanh và mất ngủ.
Uống cà phê vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt. Ảnh: Pexels
Uống cà phê quá 4 tách mỗi ngày chuyện gì sẽ xảy ra? Uống cà phê thường xuyên trong ngày khoảng 4 tách sẽ dẫn đến tăng huyết áp và cuối cùng gây ra các bệnh tim nghiêm trọng. Một nghiên cứu của Trường Cao đẳng Y khoa và Bệnh viện Zydus Ấn Độ đã phát hiện uống cà phê quá nhiều trong ngày khiến sức khỏe tim mạch của bạn gặp nguy hiểm. Uống cà...