Uống bia có thực sự giúp ngủ ngon hơn?
Có không ít người lầm tưởng rằng, uống một chút bia hoặc đồ uống có cồn sẽ giúp có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Vậy thực hư điều này là gì?
Uống bia trước khi ngủ có giúp ngủ ngon không?
Trên thực tế, có không ít người quan niệm uống một lon bia trước khi ngủ sẽ có giấc ngủ ngon và sâu. Tuy nhiên, điều này chưa đúng hoàn toàn.
Ảnh minh họa
Uống bia trước khi ngủ làm tăng khả năng ức chế giấc ngủ REM (thường bắt đầu khoảng 90 phút sau khi chìm vào giấc ngủ). Điều đó có nghĩa là uống rượu thường gây buồn ngủ, dễ ngủ vào thời gian đầu. Nhưng khi men gan chuyển hóa bia vào ban đêm, lúc này nồng độ cồn trong máu giảm, giấc ngủ REM bị ảnh hưởng, người uống dễ bị gián đoạn giấc ngủ, tỉnh dậy giữa đêm, gây nên tình trạng mệt mỏi, cáu kỉnh và thậm chí là căng thẳng thần kinh.
Chưa kể đến, cồn trong bia có tác dụng lợi tiểu sẽ làm tăng nhu cầu đi vệ sinh về đêm nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc lạm dụng rượu bia để ngủ ngon trong thời gian dài còn gây nên tình trạng mất ngủ mạn tính. Vì cơ thể có khả năng thích nghi với bia rượu nên lần sau lại càng phải uống nhiều hơn lần trước để an thần, dễ ngủ.
Video đang HOT
Do đó, cần hạn chế tối đa việc uống rượu hay đồ uống có cồn trước khi đi ngủ. Nếu lỡ uống quá nhiều, hãy uống thật nhiều nước và cố gắng đi vệ sinh trước khi ngủ. Bởi việc đi vệ sinh sẽ giúp bài tiết phần nào lượng cồn trong cơ thể, giảm tình trạng say xỉn và giúp ngủ sâu, tinh thần thoải mái khi tỉnh giấc vào ngày hôm sau.
Tác hại của việc uống bia trước khi ngủ
Ngoài việc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thói quen uống bia trước khi đi ngủ còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
Bia chứa lượng cồn và carb tương đối cao (khoảng 13 carb một lon) nên uống bia thường xuyên có thể làm tăng lượng calo hấp thụ hằng ngày, khả năng dẫn tới tăng cân.
Cách cơ thể đốt cháy nhiên liệu cũng là yếu tố bia có thể khiến chúng ta tăng cân. Theo Tiến sĩ Michael Jensen, chuyên gia nội tiết và nghiên cứu béo phì của Mayo Clinic ở Mỹ thì đồ uống cồn liên quan đến vòng eo lớn hơn. Bởi khi bạn uống rượu, gan sẽ đốt cháy rượu thay vì chất béo.
Thư viện Y khoa Quốc gia cũng tuyên bố rượu chứa nhiều calo rỗng (nghĩa là không mang giá trị dinh dưỡng) nên có thể góp phần làm tăng cân.
Mặc dù cơ quan này đồng ý một ly bia/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới được coi là “vừa phải”, họ khuyên mọi người nên uống ít hơn nếu muốn giảm cân.
Theo tiêu chuẩn của CDC Mỹ, một ly bia có 355 ml, tương đương 148 ml rượu vang hay 44 ml rượu mạnh.
Thực tế, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y tế Công cộng Mỹ cho biết đồ uống có cồn là “yếu tố khá lớn” trong việc tăng cân, đặc biệt đối với nam giới vì họ thường uống bia nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Gây ra vấn đề cho dạ dày
Một hoặc hai lon bia mỗi đêm có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Các chuyên gia cho biết uống bia thường xuyên gây đầy hơi và có thể kích ứng đường tiêu hóa.
Uống bia có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn bình thường, dẫn đến viêm niêm mạc ruột. Điều này có thể gây tác dụng phụ lâu dài như viêm dạ dày.
Gây bệnh về gan
Khi uống rượu bia nhiều và thường xuyên, gan sẽ phải làm việc liên tục. Là một trong những cơ quan chính xử lý chất độc, gan có thể bị áp lực, tổn thương dẫn tới bệnh gan.
Bác sĩ tiêu hóa K. V. Narayanan Menon nói: “Chuyển hóa cồn có trong rượu bia tạo ra các phân tử ức chế quá trình oxy hóa chất béo trong gan và có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ”.
Tăng nguy cơ tử vong
Năm 2018, nhóm của bác sĩ người Mỹ Sarah M. Hartz đã xem xét dữ liệu của hơn 400.000 người từ 18 tới 85 tuổi để nhận định mối liên hệ giữa việc uống bia và tỷ lệ tử vong. Họ phát hiện những người uống một hoặc hai ly đồ có cồn liên tục trong bốn đêm trở lên mỗi tuần có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 20%, ở tất cả các nhóm tuổi, so với những người uống ba lần một tuần hoặc ít hơn.
6 vấn đề sức khỏe đe dọa người ngủ kém
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Medicine cảnh báo giấc ngủ kém có thể thúc đẩy tới 6 vấn đề sức khỏe mạn tính khác nhau.
Nhóm tác giả từ Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Trường Y khoa Đại học Yale và Google (Mỹ) đã phân tích mô hình giấc ngủ của 6.785 người trưởng thành, được đeo thiết bị FIbit. Thiết bị này có thể phát hiện các kiểu ngủ bằng cách đồng thời theo dõi nhịp tim và các kiểu chuyển động trong khi một người đang ngủ và xác định chính xác khi nào một người đang ở trong giai đoạn giấc ngủ REM, ngủ sâu và ngủ mơ màng, cùng với thời gian ngủ và thời gian trôi qua của giấc ngủ không yên. Trong đó, giấc ngủ REM tức "giai đoạn chuyển động mắt nhanh" là thời gian từng được chứng minh là quan trọng để não bộ phục hồi, hay đi kèm những giấc mơ.
Chất lượng giấc ngủ có thể quyết định nguy cơ 6 vấn đề sức khỏe đáng ngại Minh họa AI: ANH THƯ
Mô hình giấc ngủ sau đó được đối chiếu với hồ sơ sức khỏe chi tiết của các tình nguyện viên. Kết quả cho thấy những người ngủ kém - nhất là phần giấc ngủ sâu và giấc ngủ REM kém - bị tăng rõ rệt nguy cơ phát triển chứng rung nhĩ, mắc rối loạn trầm cảm nặng, béo phì, rối loạn lo âu, tăng lipid máu (mỡ máu cao) và tăng huyết áp.
Để có giấc ngủ tốt nhất, bao gồm giấc ngủ sâu và REM được chất lượng, mọi người được khuyến nghị nên ngủ từ 7-9 giờ mỗi ngày, thời điểm và không gian phù hợp, thời gian bắt đầu ngủ và thức dậy cố định hằng ngày.
Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở độ tuổi 20 Theo các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa. Do chủ quan, nhiều chị em mắc ung thư vú ở giai đoạn cuối khi rất trẻ. TS.BS Phạm Văn Thái, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch...