Uống bao nhiêu trà là quá nhiều?
Trà là một trong những đồ uống được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Từ việc giải tỏa một ngày mệt mỏi hoặc đau đầu, những người yêu thích trà chỉ cần có cớ để uống một tách khác.
Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lạm dụng nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn – SHUTTERSTOCK
Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lạm dụng nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Nếu bạn nghiện trà và chỉ cần có cớ để uống một tách khác, đây là lý do tại sao bạn cần dừng lại. Hãy xem việc uống quá nhiều trà là như thế nào và tác dụng phụ của việc uống quá nhiều trà.
Bao nhiêu trà là quá nhiều?
Hàm lượng caffeine trong một tách trà có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại lá trà và số lượng bạn đang sử dụng. Nhưng thông thường, hàm lượng caffeine trong một tách trà rơi vào khoảng 20-60 mg mỗi cốc (240 ml). Vì vậy, không nên uống quá 3 tách trà mỗi ngày, theo Times of India.
Những tác dụng phụ của việc uống quá nhiều trà
1. Có thể làm giảm sự hấp thụ sắt
Video đang HOT
Chất tannin có trong trà có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều trà.
Theo các báo cáo từ Đại học Bang Colorado (Mỹ), trà có thể làm giảm 60% khả năng hấp thụ sắt của một người. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến những người ăn chay, những người có nhiều nguy cơ bị thiếu sắt.
2. Có thể làm giảm hiệu quả một số loại thuốc
Trà xanh – SHUTTERSTOCK
Theo các nghiên cứu, uống quá nhiều trà có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh. Trà có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hóa trị, clozapine và thuốc tránh thai.
3. Chóng mặt
Quá nhiều caffeine từ trà có thể dẫn đến chóng mặt. Điều này xảy ra khi một người tiêu thụ quá nhiều caffeine, hơn 400-500 mg.
Tuy nhiên, nó có thể xảy ra khi tiêu thụ liều lượng nhỏ hơn ở những người đặc biệt nhạy cảm hoặc có vấn đề lo lắng.
4. Biến chứng thai kỳ
Quá nhiều caffeine từ trà trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như sẩy thai và sinh con nhẹ cân. Khuyến cáo không nên dùng quá lượng caffeine hằng ngày của bạn là hơn 200 mg mỗi ngày, khi mang thai. Tốt nhất thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về uống trà.
5. Ợ chua
Uống quá nhiều trà có thể làm trầm trọng thêm vấn đề trào ngược a xít đã có từ trước, nó cũng có thể góp phần làm tăng tổng sản lượng a xít.
Nếu bạn đang bị ợ chua, hãy hạn chế uống trà và xem liệu các triệu chứng của bạn có cải thiện hay không, theo Times of India.
Bé trai 'mập tròn quay' nhập viện khẩn cấp vì thiếu máu nặng
Một bé trai mới 6 tháng tuổi đã nặng hơn 9 kg, nhìn bé bụ bẫm, trắng trẻo nhưng bác sĩ kết luận bé xanh xao, thiếu máu thiếu sắt nặng nề phải nhập viện truyền máu.
Trẻ em cần đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển
Ngày 16/11, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đơn vị này đang điều trị cho bé trai 6 tháng tuổi, nặng hơn 9 kg bị thiếu máu nặng.
Trước đó, bé đến bệnh viện với thân hình trắng trẻo và bụ bẫm nhưng làn da xanh xao, tái nhợt do thiếu sắt.
Khai thác bệnh sử được biết bé bị ba mẹ bỏ rơi, sống với bà nội. Do hoàn cảnh khó khăn nên bà chỉ đủ điều kiện nuôi bé bằng sữa đặc có đường. Bé lớn dần với một cơ thể to béo nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng và vi chất.
Khi làm xét nghiệm, bệnh nhi đã thiếu máu thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu trong máu chỉ còn 16% (bình thường theo độ tuổi này phải đạt trên 30%), bé nhập khoa Ung bướu - Huyết học khẩn để truyền máu trong sự ngơ ngác chưa hiểu chuyện của người bà.
Bé trai nhìn bụ bẫm nhưng lại thiếu máu trầm trọng (ảnh:BVCC)
"Tiếp nhận ca bệnh đầy nghịch cảnh trong đêm, bác sĩ điều trị không khỏi chạnh lòng, vừa giận vừa thương cho thân phận của hai bà cháu, bác đã chạy ngay xuống siêu thị tiện ích ở Bệnh viện mua ngay cho bé hộp sữa công thức phù hợp tuổi. Sau khi bồi hoàn truyền máu đúng chỉ định, bác dành thời gian cẩn thận hướng dẫn bà lại cách cho uống sữa cùng chế độ ăn dặm cân đối sắp tới để bù vi chất và sắt cho con" - một bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết.
Bé được xuất viện vài ngày sau đó. Ngày tái khám, bé vẫn mũn mĩm nhưng da hồng hào, tươi tắn hơn.
Theo các chuyên gia y tế, sau 6 tháng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần ăn dặm thêm bột ngọt, bột mặn, cháo... để bổ sung dinh dưỡng. Việc ăn dặm ở giai đoạn này rất quan trọng, chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm gồm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt, bổ sung nguồn đạm từ động vật. Mỗi trẻ đều có chế độ ăn, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Nếu nghi ngờ trẻ thiếu máu hay mắc bệnh lý, phụ huynh cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, phụ huynh nên tiếp cận bác sĩ chuyên khoa nhi và dinh dưỡng để đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho trẻ.
Các bác sĩ cũng cho rằng, phụ huynh cần thay đổi dần suy nghĩ mập mạp mới tốt. Mập mạp là đầy đủ dinh dưỡng vi chất. Thực ra thì bé mập chỉ thích mỗi cái là nhìn dễ thương, đã mắt và được khen nuôi con giỏi mà thôi; nhưng những tác hại y khoa nhìn là thấy. Nuôi con hãy theo sự tăng trưởng toàn diện, đừng nuôi theo lời của những người xung quanh.
Trắng xinh, bụ bẫm, bé 6 tháng tuổi nhập viện truyền máu gấp vì lý do đau lòng Câu chuyện bé 6 tháng tuổi phải nhập viện truyền máu vì thiếu dinh dưỡng do bà không có điều kiện, phải cho cháu uống sữa đặc khiến ai chứng kiến cũng xót xa. Ngày 15/11, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) chia sẻ câu chuyện về một em bé 6 tháng tuổi phải nhập viện truyền máu vì thiếu vi chất...