Ươm mầm xanh nơi vùng khó
Giáo dục ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hiện nay còn gặp không ít khó khăn do địa hình vùng núi cao hiểm trở, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, điều kiện kinh tế, xã hội còn nghèo… trẻ chưa nói sõi tiếng phổ thông nên việc học tập còn nhiều hạn chế.
ảnh minh họa
Để những khó khăn này, rút ngắn khoảng cách chất lượng GD xem ra những thầy cô giáo nơi đầy còn quá nhiều việc phải làm.
Theo thống kê của tổ chức Cứu trợ Trẻ em cho biết: Tỉ lệ nhập học ở cấp tiểu học của trẻ em dân tộc Kinh tại địa phương đạt ở mức cao là 95% trong khi tỉ lệ này giảm xuống còn 71% đối với trẻ em dân tộc Dao và H’mông. Điều này nói lên sự bất bình đẳng lớn về chất lượng giáo dục, khiến trẻ DTTS đạt kết quả học tập thấp hơn và thiếu cơ hội làm giàu cho tương lai của mình.
Bà Lò Thị Thời, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tỉnh Điện Biên cho biết: So với các trẻ đồng trang lứa người Kinh, trẻ DTTS đang theo học tại các trường tiểu học có điểm số Tiếng Việt và Toán thấp hơn hẳn. theo chuẩn quốc gia dành cho trẻ 3 – 5 tuổi, các em cần biết 40% trong tổng số 29 chữ cái trong bảng chữ cái. Tuy nhiên, trẻ DTTS chỉ có thể nhận biết cao nhất là 20% số lượng chữ cái. Do vậy, chỉ có 6 – 10% số trẻ học hết lớp 3 có thể trả lời câu hỏi bằng một câu tiếng Việt đầy đủ. (Khảo sát Đầu kì, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, 2010).
Cùng với đó, các em cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với các khái niệm trừu tượng như cộng, trừ, nhân, chia, đếm và xác định phương hướng… Kết quả là, nhiều trẻ DTTS không thể đọc, viết thành thạo khi các em học hết tiểu học.
Video đang HOT
Tại hầu hết các thôn bản hẻo lánh là địa bàn sinh sống của các nhóm DTTS, cơ sở hạ tầng của trường học thường không đảm bảo chất lượng. Tại xã Mường Luân và Phì Nhừ, huyện Điện Biên đông (Điện Biên), trường học thường cũ nát và không có các trang thiết bị vệ sinh tối thiểu. Mái nhà dột nát trong mùa mưa, trang thiết bị của trường không đảm bảo và số lớp học không đủ để phục vụ số lượng học sinh của trường.
Mặc dù các giáo viên đã cố gắng hết sức để tạo ra một môi trường học tập tích cực, thế nhưng nguồn vốn cũng như năng lực chuyên môn hạn chế đã cản trở các thầy cô rất nhiều trong việc cung cấp một nền giáo dục chất lượng.
Hầu hết các thầy cô không được cung cấp các phương pháp sư phạm và tài liệu phù hợp để giao tiếp với trẻ DTTS và giảng dạy trong môi trường văn hóa phù hợp với các em hơn. Vì vậy, các thầy cô ít có cơ hội để phát triển chuyên môn. Hơn nữa các nhà trường thường thiếu các nguồn lực cần có, bởi vậy tự tin cũng như năng lực để áp dụng các chương trình giảng dạy và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng DTTS cũng còn hạn chế.
Trước những khó khăn về giáo dục ở Điện Biên Đông, Bộ GD&ĐT cũng như Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam đã có những hỗ trợ về giáo dục nhằm giúp trẻ em DTTS có cơ hội được đến trường.
Cụ thể, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em giúp đỡ về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục cho các trẻ em người Mông, Dao, Thái và Lào tại xã Phì Nhừ và xã Mường Luân tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Cùng với đó, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em còn hỗ trợ thêm cho cả các đối tượng là phụ huynh và giáo viên của trường trực tiếp tham gia vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo bà Lê Thị Thùy Dương – Quản lý chương trình Giáo dục – của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam cho biết: ” Để đối phó với những thách thức phải đối mặt về chất lượng giáo dục cho trẻ em DTTS, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em – Văn phòng đại diện tại Việt Nam đã chỉ rõ trong Kế hoạch Chiến lược Quốc gia giai đoạn năm 2016 – 2018: Hỗ trợ thúc đẩy giáo dục chất lượng cho trẻ em DTTS.
Để thực thi kế hoạch này, chúng tôi đang thực hiện dự án “Tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục cho trẻ em DTTS” tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Dự án này tập trung vào việc xây dựng năng lực giáo viên trong việc giải quyết các rào cản ngôn ngữ và văn hóa mà trẻ em DTTS phải đối mặt trong việc tiếp cận với học tập trong hệ thống giáo dục chính quy”.
Theo Giaoducthoidai.vn
Phụ huynh xếp hàng trước cổng trường vì lo con vỡ đầu khi ngồi học
Sáng nay (21/3), một ngày sau vụ mảng trần bị sập khiến 3 học sinh nhập viện, trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) vẫn tổ chức hoạt động học và thi như bình thường. Phía ngoài cổng trường, nhiều phụ huynh cho biết, họ cảm thấy vô cùng bất an.
Sau 1 ngày sập mảng vữa trên trần khiến 3 học sinh bị thương, các hoạt động học và thi của trường THPT Trần Nhân Tông vẫn diễn ra bình thường. Ảnh: T.H
Từ lúc nghe tin 3 học sinh lớp 12 phải nhập viện vì mảng tường vỡ rơi vào đầu, chị Hoàng Minh Châu (Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội) có con trai học lớp 11 lo lắng không yên. Chị Châu cho biết, chị không thường xuyên đưa đón con đi học nhưng sau vụ việc không may xảy ra, hôm nay chị đến đón con từ sớm. "Khối 11 hôm nay thi tiếng Anh nhưng sau vụ tai nạn hôm qua tôi chỉ lo các con vừa thi vừa có tâm lý nơm nớp lo sợ sập trần. Trường học lẽ ra phải là nơi an toàn, mỗi ngày đến trường phải là một ngày vui mà con đi học, bố mẹ ở nhà cảm thấy không yên tâm".
Theo chị Châu, dù lo lắng nhưng không thể dặn con phải tránh ngồi chỗ nọ, chỗ kia được bởi tất cả các lớp học của trường đều trong tình trạng vô cùng sập sệ. "Hôm qua mảng trần sập ở lớp 12A2 chứ nếu hôm nay lại sập ở lớp con mình thì cũng không biết thế nào. Chẳng nhẽ ngày nào cũng bảo các con đội mũ bảo hiểm trong lớp".
Nhiều phụ huynh lo lắng đến sự an toàn của con khi lớp học nào cũng có nguy cơ sập trần
Mong muốn trường chuyển sang địa điểm khác để các con có môi trường học an toàn là nguyện vọng của hầu hết các phụ huynh ở thời điểm này. "Thầy hiệu trưởng nói còn nhiều vấn đề nên chưa chuyển được. Lúc thì nghe tin trường chuyển về trường Cao đẳng Xây dựng ở cảng Vân Đồn (Long Biên), lúc lại về trường ĐH Kinh tế Quốc dân, khi thì nói chuyển xuống Vĩnh Hưng. Nếu trường chuyển thì việc đi lại của học sinh không thuận tiện, thậm chí hơi xa nhưng như thế vẫn còn hơn phải ngồi học ở ngôi trường mà nguy hiểm rình rập ngay trên đầu".
Trong khi chờ đợi nhà trường có quyết định chuyển sang địa điểm khác thì những phụ huynh như chị Châu chỉ biết... phó mặc tính mạng của con cho số phận. "Phó mặc vậy thôi chứ biết làm thế nào? Nhà trường phân công lớp ở đây, cô giáo phân công học sinh ngồi ở đấy, tai nạn rơi vào học sinh nào thì học sinh đấy phải chịu. Chỉ khi nào học sinh học ở trường mới thì mới yên tâm được".
Nhiều phụ huynh cảm thấy bất an nên ngồi chờ con ở cổng trường
Cũng chờ đón con ở cổng trường sau vụ việc không may xảy ra hôm qua, chị Hiền, phụ huynh học sinh lớp 11 cảm thấy khá nản lòng: "Con đi học bố mẹ ở nhà không yên khi tính mạng, sự an toàn của con bị đe dọa mỗi ngày. Lo lắng, bất an nên tôi đến chờ con từ sớm, có lẽ nhìn thấy con tôi mới mới thở phào nhẹ nhõm được". Chị Hiền cho biết, đây cũng là lý do mà có một số học sinh sau khi đỗ vào trường THPT Trần Nhân Tông đã chuyển đi. "Lớp con tôi năm ngoái có 3 em chuyển đi. Trường xuống cấp nghiêm trọng thế này sẽ khiến nhiều phụ huynh, học sinh có ý định thi vào trường phải xem xét lại. Nếu trường được xây lại sớm, các con học trong ngôi trường an toàn, môi trường học tập tốt thì tôi nghĩ sẽ có rất nhiều học sinh thi vào ngôi trường này", chị Hiền cho biết.
Câu trả lời hồn nhiên của 2 nữ sinh lớp 11 của trường khiến người ta phải suy ngẫm: "Tất cả là do số phận! Nếu không may mảng trần rơi vào đầu em thì đó cũng là do số, có tránh cũng không được".
Đây không phải lần đầu tiên vụ việc này xảy ra ở trường THPT Trần Nhân Tông. Nhà trường, các cơ quan quản lý hoàn toàn có thể tránh cho em khỏi các tai nạn như thế này, nhưng sau 5 tháng, trần vẫn sập và nếu học trò vẫn phải ngồi học với cơ sở vật chất không có gì thay đổi, tính mạng các em vẫn sẽ bị đe dọa...
Sáng qua 20/3, khi học sinh lớp 12A12 đang học tiết 5 tại phòng họp hội đồng (thay cho phòng học cũ xuống cấp, rơi cả mảng trần xuống lớp học hồi tháng 10/2017), bất ngờ một mảng vữa lớn trên trần nhà rơi trúng vào đầu 3 học sinh: Lê Minh Ánh, Nguyễn Thúy Quỳnh và Vũ Tuấn Hưng.
Ngay khi sự việc xảy ra, Ban giám hiệu nhà trường đã gọi xe cấp cứu đưa 3 học sinh bị thương đi cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tối cùng ngày, 3 học sinh đều đã xuất viện, về nhà theo dõi thêm.
Theo PNVN
5 kinh nghiệm xương máu khi tự học lập trình Có định hướng đúng đắn, kiên định, sẵn sàng đối đầu thử thách... là kinh nghiệm của Bạch Thanh Tuấn - chuyên viên phát triển website tự học lập trình. Học lập trình phải kiên định, không từ bỏ. Yêu thích phát triển web, các ứng dụng, phần mềm, thiết kế game... là lý do khiến nhiều bạn trẻ tìm đến với lập...