Ươm mầm tương lai ở lớp học tiếng Anh miễn phí
Lớp ra đời từ sự đồng lòng của những đứa con trong một gia đình hiếu học, nhưng sâu xa hơn, tâm huyết học hành để hội nhập trong tương lai, “lo nâng cao kiến thức trước, kiếm cơm sau” được họ nối tiếp từ người mẹ.
Lớp học tiếng Anh diễn ra 2 ngày cuối tuần ở đường Thánh Thiên (khóm Mỹ Thọ, phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, An Giang) vì vậy có rất nhiều điều đặc biệt và đong đầy tình yêu thương dành cho những trẻ em nghèo.
Giờ học cũng như giờ chơi, các bé luôn chăm chú với những trang sách thú vị
Video đang HOT
Trước khi nói về lớp học do mình tổ chức, anh Văn Xuân Thọ kể lại “thành quả” của mẹ trong những năm ròng vượt khó nuôi 6 đứa con thành tài qua bài viết đăng tháng 11-2011 trên Báo An Giang. Những dòng chữ khó tải hết nỗi nhọc nhằn họ từng trải, nhưng kết quả khiến ai cũng khâm phục, nhất là ý chí học hành của các anh, chị. Năm 2013, gia đình bà Tạ Thị Tằng (mẹ anh Thọ) được Hội Khuyến học Việt Nam tuyên dương “Gia đình hiếu học” tiêu biểu xuất sắc toàn quốc.
Anh Thọ cho biết, được mẹ “truyền lửa” và ủng hộ, anh mới có động lực với công việc này. Trong thời gian đi học, làm việc rồi du học nhiều nơi, anh càng nhận thấy tầm quan trọng của ngoại ngữ. Lớp tiếng Anh miễn phí được anh mở từ trước Tết Nguyên đán năm 2020, sau thời gian hoãn để lo tang của mẹ, đến tháng 9 được duy trì trở lại, mỗi buổi học kéo dài khoảng 2 tiếng.
Hiện tại đã có hơn 20 em theo học, đa số là con của công nhân lao động làm việc ở các công ty thủy sản, may mặc, thuốc lá… từ nhiều địa phương tụ về các xóm trọ. Với họ, lo cái ăn, cái mặc hàng ngày đã khó, nói gì đến chuyện học tập của con, xa xỉ hơn là học thêm ngoại ngữ.
Ngày mở lớp, anh Thọ đi khắp xóm vận động để ai có con em từ 6-8 tuổi muốn học thì tham gia, không phải lo tiền học phí. Hay tin, nhiều phụ huynh hồ hởi chở con đến, kể cả các em mới 4 tuổi cho đến lớp 5. Hàng tháng, anh Thọ lấy đồng lương của mình để “nuôi” lớp, còn em gái (chị Văn Thị Ngọc Cẩm) trực tiếp dạy cho các bé. Giáo trình sử dụng do Nhà Xuất bản Đại học Oxford biên soạn. Hỗ trợ chị Cẩm còn có các bạn tình nguyện viên của Trường Đại học An Giang, trước khi đứng lớp được anh Thọ tập huấn để hiểu thêm tâm, sinh lý của trẻ em.
Mới đây, nhờ có nhà tài trợ cho tấm bảng treo trước cổng nên phụ huynh dễ “nhận diện” hơn. Số học sinh ổn định, mỗi buổi học luôn đầy ắp tiếng cười, các em cho biết có nhiều nội dung cảm thấy khó hơn trên lớp, mà vừa học, vừa chơi, cô dạy dễ hiểu nên cuối tuần nào cũng đòi cha mẹ chở đến học. Chị Cẩm dìu dắt từng em, dạy cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Không trực tiếp dạy nhưng anh Thọ luôn theo sát lớp học. Để quản lý, các anh chị phải kiêm luôn vai phụ huynh lo cho các bé, thậm chí cả việc vệ sinh cá nhân.
Chuẩn bị tốt nhất cho tương lai thì mọi thứ phải bắt đầu từ hôm nay, khi đất nước hội nhập, điều kiện tiên quyết đã buộc mọi người phải phát triển ngoại ngữ. Đó là lý do anh Thọ mong muốn lớp học của mình đạt hiệu quả thực chất. Anh Thọ chia sẻ: “Chương trình đào tạo theo cách cấp chứng chỉ của hội đồng Anh gồm: Starters, Movers, Flyers. Khi các bé đạt ngưỡng đó, tôi sẽ liên kết tạo điều kiện để đi thi, em nào thi đạt tôi sẽ thưởng. Công việc này cần nhất là thời gian, uy tín để mọi người có thể tin tưởng về học hành, giảng dạy và những kiến thức khác”.
Dự kiến trong 3 tháng tới, lớp học tại nhà chị Cẩm sẽ được tách làm 2, chia theo nhóm tuổi, trình độ để dạy phù hợp hơn. Nhóm tình nguyện của anh Thọ đồng thời đang chuẩn bị điều kiện để mở thêm lớp tương tự ở phường Bình Khánh và xã Mỹ Khánh, hy vọng có thêm nguồn hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy như: bàn ghế, màn hình chiếu… Bởi anh mong muốn dù ở nơi khó khăn đến đâu, các em cũng sẽ được học với điều kiện đảm bảo, ứng dụng công nghệ thông tin, sự chỉ dẫn của những giáo viên yêu trẻ và tận tình.
Tan lớp, học sinh lần lượt chào cô giáo, chào anh Thọ ra về. Đáp lại, anh Thọ “nhắc bài” và chủ động giao tiếp với các em bằng câu tạm biệt tiếng Anh. Có phụ huynh khoe, tuy gửi bé 4 tuổi đến đây, chủ yếu theo chị chơi và làm quen với lớp, chứ không nghĩ bé hiểu gì, vậy mà về nhà cháu nhớ bài rất giỏi. Nghe vậy, ai mà không ấm lòng! Chỉ những khởi đầu như vậy thôi, thấy các bé vui, ngoan ngoãn thì mới tin có những cố gắng xa hơn. Như lời anh Thọ từng tâm sự với mẹ của mình: “Lớp học này dành cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn như con của má ngày xưa… Chỉ cần các bé chịu học, xóa được rào cản ngôn ngữ để sau này có nghề nghiệp tốt hơn, tự nuôi sống bản thân…” là niềm mong mỏi duy nhất.
Triển khai chương trình học tập tiếng Anh miễn phí cho khoảng 50.000 thanh, thiếu nhi Việt Nam
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, có ít nhất 50.000 thanh, thiếu nhi sẽ được tham gia các hoạt động học tập, bồi dưỡng tiếng Anh trong năm nay.
Theo đó, nhiều hoạt động sẽ được Trung ương Đoàn tổ chức để nâng cao năng lực tiếng Anh cho thanh, thiếu nhi Việt Nam. Đối tượng ưu tiên là thanh, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, con em công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; thanh, thiếu nhi nông thôn, miền núi không có cơ hội thường xuyên học tập tiếng Anh. Các lớp học có thể được mở rộng tới các đối tượng học sinh phổ thông trung học, sinh viên đại học, thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn và khối doanh nghiệp, lực lượng vũ trang.
Trung ương Đoàn sẽ tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh miễn phí cho ít nhất 50.000 thanh, thiếu nhi. Ảnh: BTC
Các hoạt động sẽ được triển khai từ nay đến hết năm 2020 với các chương trình trực tuyến và trực tiếp.
Các chương trình trực tuyến được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng như: Trao đổi tương tác trực tuyến, trao đổi phát trực tuyến (livestream), qua video thu sẵn, cung cấp tài liệu, học liệu qua website, fanpage và các trang mạng xã hội.
Trung ương Đoàn sẽ tổ chức các chương trình trang bị tiếng Anh của Trung ương Đoàn qua Fanpage Quốc tế Thanh niên. Sau mỗi buổi trao đổi trực tuyến, giảng viên, tình nguyện viên sẽ chữa bài cho học viên có nguyện vọng thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh My AI English. Các chương trình trang bị tiếng Anh của Trung ương Đoàn bao gồm: Các chương trình trang bị tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học (tuổi từ 6 đến 11), dự kiến học 2 buổi/tuần (từ 20 giờ đến 21 giờ thứ Ba và 9 giờ đến 10 giờ thứ Bảy hằng tuần). Các chương trình trang bị tiếng Anh dành cho học sinh trung học cơ sở (tuổi từ 11 đến 15), dự kiến học 2 buổi/tuần (từ 20 giờ đến 21 giờ thứ Tư và từ 9 giờ đến 10 giờ Chủ nhật hằng tuần).
Các chương trình trực tiếp tập trung vào nhóm thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, ít có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh. Trung ương Đoàn sẽ thành lập ít nhất 10 đội hình, mỗi tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc tổ chức ít nhất 2 đội hình thanh niên tình nguyện chuyên dạy tiếng Anh cho thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi đội hình sẽ dạy 3-4 lớp, mỗi lớp từ 15-20 học sinh, trong thời gian khoảng 4 tuần. Bên cạnh đó, sẽ có 10 lớp dạy tiếng Anh miễn phí được tổ chức thường xuyên tại các trung tâm thanh, thiếu nhi thuộc Trung ương Đoàn.
Trung ương Đoàn cũng chỉ đạo các tỉnh, thành đoàn triển khai công tác vận động, xã hội hóa quyên góp các thiết bị điện tử thông minh (có thể là thiết bị cũ còn khả năng sử dụng) để hỗ trợ các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tham gia chương trình; vận động xã hội hóa các gói dữ liệu đường truyền hỗ trợ việc tổ chức các lớp học trực tuyến ở các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Đặt giấy vệ sinh in từ vựng tiếng Anh trong toilet trường học Đại học Kinh doanh và Công nghệ Vân Nam đặt cuộn giấy vệ sinh có in từ vựng tiếng Anh trong các toilet nhằm giúp sinh viên ôn luyện. Ảnh minh họa Từ vựng được in rất chi tiết với đầy đủ nội dung như cách phát âm, từ loại, nghĩa. Trong đó, phần nghĩa được giải thích bằng tiếng địa phương, được...