Ước nguyện đẹp của cậu sinh viên nghèo
Căn nhà trọ không có bàn ghế để ngồi học, làm bài tập trên điện thoại di động vì không có máy tính, nhiều khi phải ôm bụng đói đi ngủ… nhưng Hak Meng-cậu sinh viên Học viện Ngoại ngữ ở Phnompenh (Campuchia) vẫn nuôi ý định mở quỹ từ thiện để hỗ trợ trẻ em nghèo.
Hak Meng, đến từ tỉnh Kampong Speu, đã sống một mình như một đứa trẻ mồ côi từ khi còn nhỏ. Hak Meng và ba anh chị em ruột của mình đã buộc phải tách ra sống với ba người dì của họ.
Nhưng trong số đó, Hak Meng là người may mắn hơn cả vì có cơ hội học tập tại Phnom Penh.
Khi 15 tuổi, em đã phải đối phó với rất nhiều vấn đề trong đó có việc người dì của em không thể tiếp tục nuôi em. Vậy là Hak Meng phải làm việc, nuôi và bán gà và lợn.
Năm 2008, Hak Meng quyết định đến Phnom Penh với khoản tiền 200 USD vay của người hàng xóm, người này rất thương cho hoàn cảnh của Hak Meng.
“Đây là bước đầu tiên của tôi để học tại một trường đại học ở Phnom Penh”, Hak Meng kể lại.
Bây giờ, Hak Meng đang học tại Học viện Ngoại ngữ và làm tình nguyện với công việc dạy tiếng Anh.
Video đang HOT
Cậu sinh viên Hak Meng tại Phnom Penh. (Ảnh: Phnom Penh Post)
Anh chị em của Hak Meng ủng hộ em trai bằng cách gửi 50.000 hoặc 70.000 riel (khoảng 260 – 270 ngàn đồng) mỗi tuần.
Số tiền này được Hak Meng chi tiêu một cách cẩn thận cho các khoản như thuê nhà, ăn uống, rồi chi tiêu cho hỗ trợ học tập như mua sách, tiền phí Internet, đồng phục, đi lại…
Tuy chi tiêu dè sẻn nhưng đôi khi Hak Meng vẫn phải đi ngủ với cái bụng trống rỗng.
Trong căn nhà trọ của Hak Meng không có bàn ghế để em có thể ngồi học. Em đọc sách trên giường, hoặc sử dụng thư viện ở trường. Em không có một máy tính, do vậy, em nghiên cứu tài liệu, làm bài tập, gửi email và tra từ điển trên… điện thoại di động.
Mặc dù vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, Hak Meng tin rằng việc học hành sẽ mang lại cho em một tương lai tươi sáng hơn.
“Tôi muốn mở một quỹ từ thiện để giúp trẻ em”, Hak Meng tâm sự. “Vì tôi đã nếm trải những cay đắng của cảnh đói nghèo, tôi không muốn các em nhỏ cũng phải trải nghiệm những điều này giống mình”.
Xuân Vũ
Theo Phnom Penh Post
SV thuê viết bài luận, trường ĐH khó phát hiện
Các công ty đang nhận viết bài luận thuê cho sinh viên và hình thức gian lận này khiến các trường đại học thấy khó phát hiện. Theo một cuộc điều tra mới đây ở Anh, các sinh viên đang trả hàng trăm bảng Anh cho các công ty viết thuê bài luận.
Theo Telegraph, hiện có một ngành kinh doanh đang phát triển rầm rộ đó là làm bài tập cho sinh viên.
Các trường đại học có thể không dễ dàng phát hiện loại hình gian lận này, nhưng bất cứ sinh viên nào bị phát hiện rằng bài tập mà họ nộp không phải là sản phẩm mà họ thực hiện thì sẽ bị trục xuất hoặc bị tước văn bằng.
Các trường đại học không dễ phát hiện các bài luận viết thuê.
Các công ty cung cấp dịch vụ viết bài luận thường quảng cáo dịch vụ của mình trên tường hoặc rao bên ngoài khuôn viên trường đại học. Ngoài một số khu vực trường đại học đã xuất hiện những người đàn ông ăn mặc lịch sự đến quảng cáo cho sinh viên về dịch vụ viết bài luận của công ty mình, đặc biệt là vào thời điểm sắp hết hạn nộp bài tập.
Các công ty thường sẽ tính phí 70 bảng Anh (khoảng 2,3 triệu đồng) cho một bài luận ngắn nhưng giá lên tới hàng trăm bảng Anh nếu đó là bài luận dài. Một số công ty giảm giá cho sinh viên nếu mua bài luận với số lượng lớn. Thậm chí các công ty còn đảm bảo sẽ trả lại tiền cho sinh viên nếu họ không qua môn học đó.
Những bài viết viết thuê được coi là bài tập "mẫu" để sinh viên có thể sử dụng như một tài liệu hướng dẫn, nhưng một số công ty viết luận thuê xác nhận rằng sinh viên có thể coi đó là bài tập do mình làm.
Một cuộc điều tra của BBC về hiện tượng này phát hiện thấy có ít nhất có trường hợp một sinh viên đã chi gần 100 bảng Anh để mua một bài luận, mà cuối cùng vẫn không qua được môn.
Giáo sư Robert Clarke ở ĐH Birmingham City, người đã nghiên cứu những gì ông gọi là "hợp đồng gian lận", cảnh báo rằng dịch vụ đạo văn kiểu này nên là mối quan tâm lớn cho tất cả mọi người.
Ông nói: "Liệu bạn có muốn được điều trị bởi một y tá đã từng lừa dối khi làm bài tập?".
Một sinh viên y khoa bị phát hiện đã trả tiền cho một bài tập về thống kê y tế, như vậy sinh viên này muốn đánh lừa cả trường đại học mình đang theo học và những bệnh nhân trong tương lai, ông nói.
Xuân Vũ
Theo dân trí
Những tiết học đổi gió - học trò bỗng thành thầy Có tiết học cô trò cùng đi nhặt ve chai làm từ thiện, ngồi trên sông lấy cảm hứng làm văn, hay lớp học sôi động khi trò đứng lớp... Học sinh dẫn dắt lớp học Ở Trường THCS Ba Đình (Q.5, TP.HCM), học sinh lớp 6 lại hào hứng với tiết học không có thầy, cô giáo đứng lớp. Đó là một...