Ước mong của cô sinh viên 37kg
Nặng chưa đầy 37kg, cao 1,4m, lóc cóc chiếc xe đạp mượn được, ánh mắt cô gái nhỏ đầy quyết tâm hướng đến những mảng tường màu vàng đặc trưng của giảng đường đại học.
Ước mong của Trịnh Thị Xuân là chạm tay đến cánh cổng đại học, dù phía trước là cả chặng đường gian nan – Ảnh: HÀ THANH
“Mẹ ơi con đậu đại học, con sẽ tự lo việc học đại học của mình, mẹ không phải lo cho con đâu ạ. Con ở trên này không thường xuyên gọi về cho mẹ, con xin lỗi mẹ, mẹ phải giữ gìn sức khỏe đấy nhé.”
Xuân khóc nức nở trong điện thoại
20 tuổi, Trịnh Thị Xuân rời quê nhà Nam Định khăn gói lên thủ đô kiếm việc làm dù chưa biết điểm chuẩn đại học. Bà Liên, mẹ của Xuân, bị ốm mấy tuần qua, tiền xe về ngót nghét mấy trăm ngàn mà tiền lương chưa được nhận, cô đành cậy nhờ người thân và em gái ở quê chăm nom.
Từng “đứt gánh học” một lần, lần này Xuân quyết chí theo đuổi ước mơ đến cùng.
Tuổi thơ thiếu vắng tình thương
Sinh ra không biết mặt cha, mẹ kể ngày Xuân còn đỏ hỏn, mẹ bế từ Trung Quốc về Việt Nam. Năm Xuân lên lớp 4, một lần nữa người mẹ đánh cược với phận làm dâu xứ người, sinh cho người đàn ông Trung Quốc thêm hai người con gái.
Những tưởng cuộc sống hạnh phúc, bà đón Xuân sang chăm nom, thế nhưng cuộc sống quá cơ cực, một năm sau bà dắt díu Xuân cùng cô gái út hồi hương.
“Ở bên đó, mẹ sống không hạnh phúc”, cô gái với dáng người nhỏ thó nhìn vào giàn hoa giấy bên hiên giảng đường, mắt ngấn lệ.
Về lại quê hương với hai bàn tay trắng, không có đất dựng nhà, mới đầu ba mẹ con dắt díu nhau nương nhờ cửa nhà chùa. Về sau, được hàng xóm thương tình, chính quyền hỗ trợ quyên góp được một số tiền dựng cho ba mẹ con một căn nhà trên phần đất của ông bà ngoại.
Thương mẹ vất vả, sau giờ học hoặc tranh thủ ngày nghỉ cô tân sinh viên phụ mẹ đi nhặt đồng nát. Thóc trong nhà không có, đến mùa gặt, hai mẹ con Xuân chẳng đặng đừng đi mót thóc trên các cánh đồng. Mót thóc, nhặt đồng nát, mẹ con Xuân cứ thế mà sống qua ngày.
Nhưng có lẽ với Xuân, khó khăn nhất là áp lực tâm lý đè nặng. Mẹ Xuân vì quá cực khổ, thỉnh thoảng lại đưa đôi ba câu chuyện về quá khứ rồi mắng chửi con gái.
Tủi thân, áp lực, có lúc tưởng chừng cô gái nhỏ xíu không thể gắng gượng. Những lúc ấy em chọn một góc tối trước hiên nhà, nhìn lên bầu trời rồi tưởng tượng ra những khung cảnh tươi sáng, ước mong một lần được nhìn thấy gương mặt của cha.
Trước đây Xuân giận mẹ lắm, nhưng dần dần lớn lên em hiểu ra những lời mẹ kể, hiểu hơn những tủi hờn, cay đắng trong hai lần làm dâu xứ người. Hai mươi năm qua, một tay mẹ nuôi dưỡng Xuân lớn khôn. Xuân hiểu rằng, chỉ vì cái đói cái nghèo cứ bám riết lấy cuộc đời mẹ.
“Học để thoát nghèo”, cô gái nhỏ luôn tự nhắc nhớ bản thân, lấy đó làm động lực vượt qua khó khăn. Suốt những năm học cấp I, cấp II Xuân được miễn giảm gần 100% học phí.
Video đang HOT
Đến năm lớp 9 khi cuộc sống của mấy mẹ con quá bấp bênh, những tưởng một lần nữa Xuân phải dừng việc học để đi giúp việc nhà, may mắn một tổ chức tìm đến hỗ trợ 500.000 đồng/tháng giúp bạn tiếp tục ba năm đèn sách.
“Nỗ lực từng ngày, học từng ngày”, Xuân quả quyết. Mỗi ngày đến trường, Xuân chăm chú nghe thầy cô giảng bài và làm luôn bài tập về nhà. Không có tiền học thêm, em tự ôn luyện, mua sách tham khảo tự học, bài nào không hiểu hỏi thêm các bạn.
Lên lớp 12, Xuân xin người dì cho mua một chiếc điện thoại cũ, xin dùng nhờ WiFi của hàng xóm để ôn luyện kiến thức qua mạng.
Suốt 12 năm đèn sách, quả ngọt đã đến. Với 24,3 điểm, Trịnh Thị Xuân trúng tuyển ngành Đông Nam Á học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ước mong duy nhất: đại học
Mới chỉ biết điểm thi, Xuân khăn gói lên thủ đô ngay. Trong tay chỉ vỏn vẹn mấy trăm ngàn tiền xe mà Xuân dành dụm được. Xuân nhớ đợt dịch COVID-19, cô mới quyết định đăng ký thi đại học.
Vừa lên Hà Nội đang lạ nước lạ cái, đường sá chưa quen, may mắn Xuân nương nhờ “mái nhà chung” giúp đỡ các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Xuân xin được công việc bán hàng qua mạng, chủ yếu nhận đơn và chuyển hàng cho khách, kiếm tiền tự lo cho cuộc sống của mình.
“Mình chỉ có một hi vọng duy nhất là được tiếp tục bốn năm đại học, thực hiện ước mơ của mình”, Xuân quả quyết.
Tuần rồi mẹ gọi lên nói bị ốm, hầu như đêm nào Xuân cũng không ngủ được vì lo cho mẹ. Chưa nhận tháng lương đầu tiên nên về quê không đành, cô chỉ biết gọi về cho mẹ ráng khuyên mẹ uống thuốc đầy đủ và chăm sóc tốt cho bản thân.
Xuân dự tính, tháng lương đầu tiên sẽ trích ra gửi tiền về cho mẹ mua thuốc men. Hiện tại ngoài đi làm thêm, cô còn gửi hồ sơ đến các quỹ học bổng tìm kiếm cơ hội để có thể trang trải cho chặng đường dài phía trước.
“Mình tin con đường đại học sẽ mở ra con đường mới, cho mình suy nghĩ mới, quyết định mới. Bốn năm đại học sẽ là những bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Sau này mình mong muốn giúp đỡ các em nhỏ mồ côi sống một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ chứ không như tuổi thơ của mình”, Trịnh Thị Xuân tâm niệm.
122 suất học bổng “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên phía Bắc
Ngày 8-12, báo Tuổi Trẻ, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2020 cho 122 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 29 tỉnh, thành khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, mỗi suất học bổng trị giá 10 triệu đồng.
Đặc biệt, chương trình dành tặng 17 suất học bổng đặc biệt trị giá 15 triệu đồng/suất cho tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Toàn bộ kinh phí trao học bổng hơn 1,2 tỉ đồng do Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam), Quỹ “Đồng hành nhà nông” và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ.
Công ty Nestle Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên.
Thí sinh đang phân vân chọn học Ngôn ngữ Anh ở đâu, đây là review 7 trường đại học danh tiếng ở TP. HCM không thể bỏ qua
Học Ngôn ngữ Anh, sinh viên dễ dàng được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên với sinh viên nước khác.
Ngôn ngữ Anh - ngành học chưa bao giờ hết hot
Lý do Ngôn ngữ Anh luôn nằm trong top ngành sinh viên muốn theo học khá đơn giản: tiếng Anh ngày càng trở nên quá phổ biến và cần thiết trong thời đại kinh tế toàn cầu. Cho dù bạn có đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bạn cũng có thể tìm thấy một ai đó nói tiếng Anh.
Đi nước ngoài là chuyện khá bình thường, nhưng xuất ngoại để học và nhất là học bằng học bổng, kiểu như được tài trợ toàn phần hoặc bán phần thì sẽ khá khó khăn. Chưa hết, thời sinh viên mà được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên này nọ với sinh viên nước khác thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không? Ngành Ngôn ngữ Anh sẽ mang lại cho bạn những cơ hội đó.
Sinh viên học Ngôn ngữ Anh có cơ hội việc làm rất rộng mở. (Ảnh minh họa)
Sau khi tốt nghiệp, cần đi nước ngoài theo các mục đích khác nhau: làm việc, cao học, tu nghiệp, sinh viên ngành này lúc nào cũng có sẵn vốn tiếng Anh để nhanh chóng đạt được điều kiện cần là IELTS, TOEFL... Họ cực kỳ có lợi thế về tốc độ học và thời gian chờ đợi vì thế cũng được rút bớt xuống.
Chưa hết, sinh viên học Ngôn ngữ Anh có cơ hội việc làm rất rộng mở. Họ có thể lựa chọn rất nhiều công việc trong những ngành nghề khác nhau: Phiên - biên dịch; Hướng dẫn viên du lịch; Trợ lý hành chính; Thư ký và nhân viên văn phòng cho các công ty có yếu tố nước ngoài; Báo chí; Tài chính; Marketing; Logistics, kể cả hàng không... Đây là ngành học mang đến nhiều cơ hội việc làm tại doanh nghiệp nước ngoài. Mức lương của ngành này cũng thường là "trên cả mơ ước".
Học Ngôn ngữ Anh có nhất thiết phải là Đại học Ngoại ngữ?
Tất nhiên, đây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của sinh viên khi muốn theo học ngành Ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số trường uy tín, được sinh viên đánh giá khá tốt về chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất...
ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 36, 50 điểm. Điểm Tiếng Anh nhân hệ số 2)
Ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khoa Ngoại ngữ của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM. Ngành này của trường có các chuyên ngành cụ thể là Biên-Phiên dịch; Nghiệp vụ văn phòng; Sư phạm; Tiếng Anh thương mại và Song ngữ Anh-Trung.
Ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khoa Ngoại ngữ của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM.
Tất cả các môn học thuộc ngành tiếng và chuyên ngành được giảng dạy bằng ngoại ngữ, nên sinh viên có cơ hội trau dồi tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành suốt 4 năm học. Sinh viên được thực hành kỹ năng giao tiếp với giảng viên bản ngữ. Có cơ hội thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo ngoại ngữ lớn khi còn đang trong quá trình đào tạo.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 26.17 điểm)
Ngôn Ngữ Anh là ngành thuộc hệ đào tạo của khoa Ngữ Văn Anh tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Hướng chuyên ngành gồm: ngành Biên phiên dịch, Văn hóa và Văn học Anh-Mỹ, và Ngữ học-Giảng dạy tiếng Anh.
Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, sinh viên sẽ được nâng cao nghe - nói - đọc - viết và đào sâu vào kiến thức chuyên ngành ngay từ đầu thông qua các môn học chuyên ngành được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh. Đặc thù của trường là dạy tiếng Anh trong các phòng lab nghe - nhìn. Bên cạnh phòng multimedia có chức năng hỗ trợ việc học ngoại ngữ.
Các phòng thiết kế chuyên biệt, đặc thù. Bàn ghế dễ di chuyển tiện lợi cho việc thảo luận. Giao tiếp trong giờ học, âm thanh chuẩn, máy lạnh... Khoa còn có trung tâm tư liệu Anh ngữ, thư viện để phục vụ sinh viên và giảng viên.
Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 25, 25 điểm)
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM không chỉ là nơi đào tạo những giáo viên cho tương lai, mà còn được biết đến như là ngôi trường đi đầu trong công tác giảng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.
Đến với ngành này, bạn sẽ được học tiếng Anh chuyên sâu. Không chỉ thông thạo các kỹ năng cơ bản mà còn cung cấp kiến thức phù hợp. Việc nghiên cứu ngôn ngữ, đào tạo nghiệp vụ biên, phiên dịch chuyên nghiệp, nghiệp vụ công tác đối ngoại. Đảm bảo cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Điểm chuẩn 2020: 33.25 điểm. Điểm Tiếng Anh nhân hệ số 2)
Hiện nay, khoa Ngoại Ngữ trường ĐH Tôn Đức Thắng đang đào tạo ngành Ngôn Ngữ Anh với 2 chuyên hướng định hướng Sư Phạm và Thương Mại. Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị toàn diện về cả kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ và văn hóa Anh, Mỹ lẫn các kỹ năng tiếng Anh; được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và tác phong chuyên nghiệp.
Ngành Ngôn ngữ Anh Chất lượng Cao Trường Đại học Tôn Đức Thắng chú trọng tính thực tiễn.
Từ năm 2015, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh Chất lượng Cao chú trọng tính thực tiễn và trang bị cho sinh viên những kĩ năng, phản xạ cả về ngôn ngữ lẫn tác phong làm việc rất phù hợp cho việc cạnh tranh trong môi trường Quốc tế sau này.
Tòa nhà dạy học ngoại ngữ với 6 tầng được trang bị đầy đủ trang thiết bị, không gian mô phỏng nước ngoài. Bước vào đây, tất cả phải sử dụng ngoại ngữ để rèn luyện kỹ năng.
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 24.44 điểm)
Khoa ngoại ngữ Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là nơi đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Anh có chất lượng đầu ra rất tốt.
Đến với ngành Ngôn Ngữ Anh của trường, các sinh viên sẽ được: Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp và chuyên môn thông thường; Được trang bị những kỹ năng cơ bản về phương pháp học tập hiệu quả. Tạo cơ sở cho sinh viên tiếp tục học cao hơn với các chương trình sau đại học. Chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh , tài chính ngân hàng, phiên - biên dịch tiếng Anh, quản trị kinh doanh...
Đại học Sài Gòn (Điểm chuẩn 2020: 24.29)
Khoa ngoại ngữ - Trường Đại Học Sài Gòn (tiền thân là ban ngoại ngữ - trường cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập vào những ngày đầu tiên thành lập trường.
Khoa ngoại ngữ hiện nay đang đào tạo trình độ cử nhân đại học và cao đẳng ở hai chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh (Thương mại - Du lịch) đào tạo cử nhân đại học và cao đẳng chuyên ngành ngôn ngữ và Sư phạm tiếng Anh đào tạo cử nhân đại học và cao đẳng chuyên ngành sư phạm, cung cấp đội ngũ giáo viên tiếng Anh chất lượng cao cho các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở ở khu vực phía Nam cũng như cả nước.
Ngoài những trường dưới đây, các bạn cũng có thể tham khảo một số trường như Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, Đại học Mở, Đại học Kinh Tế - Tài Chính...
Bảng xếp hạng URAP 2020, Trường Tôn Đức Thắng duy trì vị trí số 1 Việt Nam Trong bảng xếp hạng thế giới URAP 2020, Trường Đại học Tôn Đức Thắng vẫn duy trì vị trí số 1 Việt Nam và đã tăng hạng lên thứ 639 thế giới. Ảnh minh họa Theo kết quả xếp hạng năm 2020 công bố ngày 05/12 của Tổ chức xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật (University Ranking by...