Ước mơ tạo năng lượng sạch của chàng trai giành HCB Olympic Vật lý quốc tế
Mơ ước của chàng trai vừa giành HCB Olympic Vật lý quốc tế là mong muốn sau này có thể phát triển công nghệ năng lượng sạch để giúp toàn thế giới có thể sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
Học sinh Nguyễn Khắc Hải Long giành HCB kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế 2020. Ảnh: NVCC
Vật lý bắt đầu với những câu hỏi vì sao
Nguyễn Khắc Hải Long (sinh năm 2003, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), học sinh lớp 12 chuyên Lý trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm là 1 trong 5 học sinh vừa giành huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế (IdPho 2020).
Yêu thích môn Vật lý ngay từ khi còn nhỏ, Hải Long luôn mong muốn tìm hiểu những thứ xung quanh mình được vận hành theo cách như thế nào.
“Ngày bé em đã sớm được tiếp cận những cuốn sách thường thức về khoa học như 10 vạn câu hỏi vì sao, 1001 phát minh vĩ đại của thế giới, hay cả những quyển sách về thiên văn vũ trụ. Những cuốn sách ấy luôn có một thứ ma lực kì diệu lôi cuốn em và khiến em không thể ngừng đọc và luôn đặt ra những câu hỏi tại sao”, Hải Long chia sẻ.
Hải Long có 3 năm học cấp hai theo học chuyên Toán hệ THCS tại trường THPT chuyên Amsterdam. Đến năm lớp 9 Hải Long quyết định chuyển hướng theo học chuyên Lý, tham gia đội tuyển vật lý và đi theo con đường nghiên cứu sau này.
Nguyễn Khắc Hải Long (bên phải) có ước mơ tạo ra nguồn năng lượng sạch cho thế giới.
Chia sẻ về kì thi Vật lý Quốc gia năm nay, Hải Long cho biết, đề thi quốc tế năm nay lạ hơn, đòi hỏi sự sáng tạo cao hơn và trực giác, trí tưởng tượng tinh tế hơn so với năm ngoái.
Video đang HOT
“Trong bài thi em ấn tượng nhất với bài 1 phần lý thuyết. Trong đó có 3 bài nhỏ và mỗi bài đều cần suy luận, phân tích hiện tượng một cách sâu sắc và đưa ra những ý tưởng mới, không đi theo lối mòn. Mặc dù chỉ làm được trọn vẹn một bài nhỏ nhưng những bài còn lại đều khiến em cảm thấy vô cùng thích thú và mãn nguyện khi tìm ra lời giải”, Hải Long hào hứng chia sẻ.
Trước đó, Hải Long từng đoạt huy chương Đồng kỳ thi Vật lý châu Âu được tổ chức vào tháng 7 vừa qua. Đây là bước đệm để em được tuyển chọn thẳng vào kỳ thi Vật lý Quốc tế.
Học vật lý theo phong cách của một nhà triết học
Theo Hải Long, vật lý là niềm đam mê to lớn đối với em, vậy nên cách học để em giữ ngọn lửa đam mê đó cũng rất quan trọng.
“Em thích học vật lý theo phong cách của một nhà triết học, một người có tình yêu với sự minh triết. Em luôn tìm hiểu các khái niệm và hiện tượng bằng cách tìm ra những mối liên kết giữa những thứ tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Từ đó em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ về chúng”, Hải Long chia sẻ.
Trước mỗi vấn đề, Long luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”, đó là cách để trí tuệ em luôn rộng mở, không bị bó buộc với những công thức, dạng bài, cách làm cũ mà luôn sẵn sàng tư duy logic về mọi thứ mới.
Với Hải Long, để chắc chắn em đã hiểu rõ vấn đề, em sẽ tưởng tượng mình là một thầy giáo đứng lớp giảng bài cho những bạn nhỏ chưa có kiến thức về phần vật lý đó và viết một bài giảng để giảng sao cho các bạn ấy có thể hiểu tường tận và sâu sắc phần kiến thức đó.
Các học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2020.
Sắp tới, Hải Long đang gấp rút ôn thi cho kỳ thi đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Vật lý. Do ba kỳ thi tương đối gần, nên thời gian này Hải Long dành toàn bộ thời gian cho việc học tập, ôn thi để đảm bảo kết quả được tốt nhất.
Nói về dự định tương lai, Long quyết định theo học con đường nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về vật lý ứng dụng, mong muốn sau này có thể phát triển công nghệ năng lượng sạch để giúp toàn thế giới có thể sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
Bà Nguyễn Xuân Hồng (mẹ của Hải Long) chia sẻ, Hải Long là một người luôn luôn tự gíác và có ý thức cao trong học tập. Với kết quả thủ khoa chuyên Lý của trường Chuyên Đại học Sư phạm năm lớp 10, em bắt đầu tham gia các đội tuyển của trường và bước vào hành trình chinh phục môn lý.
“Trong quá trình học, Hải Long thường xuyên xin tài liệu của các anh chị đi trước, tìm đọc sách vật lí của các trường đại học ở nước ngoài. Ngoài ra, Hải Long luôn tự tìm ra lỗ hổng cho bản thân để tự khắc phục nó. Tới đây tôi chỉ mong sao cháu có thể sớm hoàn thành ước mơ phát triển công nghệ năng lượng sạch”, bà Hồng cho biết thêm.
Ôn thi 3 ngày, nam sinh 15 tuổi đoạt huy chương Olympic Vật lý Quốc tế
Vũ Ngô Hoàng Dương (học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) là thí sinh nhỏ tuổi nhất trong đoàn đã giành được huy chương Olympic Vật lý Quốc tế 2020.
Dương bắt đầu sớm với môn học này, tuy nhiên em chỉ có 2-3 ngày chuẩn bị cho kỳ thi lớn này.
Ôn thi 3 ngày "Thần đồng" lớp 10 đoạt huy chương Olympic Vật lý Quốc tế 2020. Ảnh: Hà Phương.
Là thí sinh nhỏ tuổi nhất trong đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Quốc tế 2020 và giành Huy chương, Dương cảm thấy thế nào?
- Với em mỗi kì thi là động lực để em học tập tốt hơn. Nhưng giấy khen và huy chương không phải là đích đến, đích của em ở phía xa hơn. Thành tích đều có thể chìm vào trong quên lãng, nhưng những gì rèn luyện được trong suốt quá trình phấn đấu đó lại theo ta suốt cuộc đời.
Từ khi biết sẽ được tham gia kỳ thi này, Dương đã có kế hoạch ôn thi như thế nào?
- Em bắt đầu học vật lý rất sớm và mỗi ngày học một chút. Nếu là đợt tham gia kì thi học sinh giỏi, theo học đội tuyển của trường để đi thi thì em dành nhiều thời gian hơn. Khi kết thúc kỳ thi thì em lại cân đối thời gian học với các môn học khác.
Đây là lần đầu tiên em được tham dự một cuộc thi lớn, tuy nhiên thời gian chuẩn bị rất gấp, chỉ có 2-3 ngày trước khi thi. Kết quả này như một cách ghi nhận sự cố gắng rất lớn của em trong khoảng thời gian gấp gáp như vậy.
Từ đâu mà Dương phát hiện được khả năng nổi trội của mình với môn Vật lý?
- Ngay từ hồi còn bé, em đã có đam mê quan sát các hiện tượng và mẹ là người giải đáp những thắc mắc. Biết em có sở thích, năng khiếu ấy, mẹ em tìm kiếm thông tin, còn đưa em đến phòng thí nghiệm. Ở đó em gặp được nhiều thầy cô khơi nguồn cảm hứng đến với môn khoa học này.
Từ lớp 5 mỗi tuần em dành 1 buổi học đến Trung tâm Vật lý học kiến thức và làm thí nghiệm. Khi đã nắm được kiến thức cơ bản vật lý cấp 2, em bắt đầu học thêm kiến thức toán, vật lý bằng tiếng Anh và cả hóa trên trang website khoa học và tham khảo nhiều tài liệu khác bằng tiếng Anh.
Vũ Ngô Hoàng Dương từng đạt giải nhì Quốc gia môn toán Violympic hồi còn học lớp 5.
Nhiều người nghĩ rằng những môn khoa học tự nhiên thường khô khan, với Dương thì sao?
- Môn Vật lý cung cấp cho em những kiến thức nền tảng giúp em hiểu thêm về thế giới xung quanh, tạo nên những sản phẩm hữu ích phục vụ con người. Kiến thức từ môn học này giúp con người khám phá vũ trụ, thực hiện những giấc mơ tưởng chừng như chỉ có trong chuyện cổ tích.
Dương vượt qua những căng thẳng trước kỳ thi để có thể đạt được thành tích như ngày hôm nay và mục tiêu xa hơn của em?
- Khi học các môn học như toán và các môn khoa học tự nhiên, cần nắm rõ bản chất, dành nhiều thời gian luyện tập. Em nghĩ cần chăm chỉ, bền bỉ học tập mới giúp mình học tốt. Ngoài ra, với em việc chơi đàn piano, cờ vua... cũng là cách giải trí, cân bằng giúp minh mẫn, giảm căng thẳng.
Từ nhỏ em luôn mơ ước sẽ trở thành một nhà khoa học, em sẽ tìm kiếm mọi cơ hội để giúp mình thực hiện ước mơ đó. Dương đang chuẩn bị cho kì thi Học sinh giỏi Quốc gia môn vật lý vào cuối tháng 12.
Thành tích khủng
Tiểu học, Dương đạt giải nhì Quốc gia môn toán Violympic (lớp 5), một số Huy chương Bạc, Huy chương Đồng cấp thành phố Hà Nội môn cờ vua (lớp 2,3,4,5); Cúp vàng giải cờ vua Kim Đồng - Thành phố Hà Nội mở rộng (lớp 3); Huy chương Đồng cờ vua giải miền Trung mở rộng (lớp 3).
Trung học, Dương đạt giải nhất thành phố Vật lý (lớp 8), Giải nhất khoa học (lý, hóa, sinh) (lớp 9). Ngoài ra có một số giải giao lưu như: Huy chương Bạc trong kì thi Olympic Toán Singapore và Châu Á SASMO năm 2018; Huy chương Đồng Olympic Toán học châu Á - Thái Bình Dương APMOPS năm 2017; Huy chương Đồng kỳ thi đánh giá năng lực tư duy Toán học quốc tế IMAS năm học 2016-2017.
Trung Quốc đưa lập trình, viết code vào bậc tiểu học Bộ Giáo dục Trung Quốc lên kế hoạch đưa lập trình và viết code vào giảng dạy nhằm giúp học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin và những đổi mới trong thời đại kỹ thuật số. Trong quá trình sửa đổi chương trình giáo dục bắt buộc (từ lớp 1 đến lớp 9), Bộ Giáo dục Trung Quốc quyết định đưa...