Ước mơ ở nơi không có phong bì ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, không phải thầy cô nào cũng ngóng chờ những món quà giá trị, chờ phong bì của phụ huynh…
Những ngày này, các thầy cô công tác tại những vùng khó khăn đang trăn trở chuyện nghề hơn là quà cáp, phong bì từ phụ huynh.
Chia sẻ niềm vui vào những dịp 20/11, quà nhận được là những bông họa nhựa thân thương của học trò tặng, thầy Y Giêng – giáo viên trường Tiểu học EaLâm (xã EaLâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) cho biết, học sinh ở EaLâm các em hầu hết là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa… Nên mong muốn của thầy là làm sao các em được đến trường, để học chữ và thay đổi cuộc sống của mình.
“ Đầu năm học, giáo viên cũng rất vất vả để vận động các em đến trường, thêm mỗi em đến lớp là niềm vui của chúng tôi như được nhân lên. Trong năm học, cũng rất vất vả để “giữ” các em lại, bởi vẫn có nguy cơ bỏ học ở nhà để phụ giúp gia đình. Tôi cũng có một ước mong giống như những đồng nghiệp của tôi, đó là có chính sách luân chuyển giáo viên hợp lý, để những giáo viên sau một thời gian nhiều năm dạy xa nhà có thể được trở về dạy học gần nhà, dành thời gian cho gia đình nhiều hơn” – thầy Y Giêng tâm sự.
Với nhiều giáo viên, dịp 20/11 để thể hiện tâm tư, trăn trở với nghề. Ảnh: Q.A
Từng nhiều năm công tác tại địa bàn khó khăn của tỉnh Đắk Nông, thầy Nguyễn Quang Trung – giáo viên Trường THCS Quảng Hoà (huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông) chia sẻ mong muốn giáo viên được giảm tải trong các công việc sổ sách, nhất là tham gia các cuộc thi dành cho giáo viên được tổ chức hàng năm.
Thầy Trung nói: “ Hiện nay, có nhiều cuộc thi dành cho giáo viên đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo thời gian giảng dạy cho học sinh trên lớp. Dù được tạo điêu kiện, nhưng giáo viên cũng mất nhiều thời gian để tham gia các cuộc thi. Do đó ngành giáo dục cần giảm tải số lượng cuộc thi dành cho giáo viên. Những cuộc thi cần thực chất hơn. Tôi cũng mong muốn, ngành giáo dục có những giải pháp để giáo viên tâm huyết hơn với nghề“.
Còn với cô Mùa Thị A – giáo viên Trường mầm non Hoa Đào (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) cho biết: “Mong muốn của cô cũng như nhiều giáo viên ở Bắc Yên đó là nâng cao cơ sở vật chất, ngoài ra đối với cấp học mầm non, học sinh còn nhỏ nên khó khăn trong tiếp cận chương trình học, cần có kiến thức phù hợp. Mong rằng có nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ về sinh hoạt, sách vở, học cụ cho học sinh vùng dân tộc thiểu số”.
Không mong nhận được những món quà vật chất từ học trò vào dịp 20/11, bởi những học trò nơi miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn…, cô giao Lương Thi Hoa (SN 1986), giao viên Âm nhac tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vẫn luôn xúc động mỗi dịp ngày Nhà giáo.
Cô Hòa tâm sự: “ Hơn 10 năm gắn bó với nghề, mong ước của tôi là làm sao học sinh được học trong môi trường tốt nhất, các em được san sẻ tình yêu thương và quyết tâm để theo đuổi ước mơ của mình. Món quà mà giáo viên muốn nhận được đó là tình yêu của học sinh dành cho mình, đó là điều mà giúp những nhà giáo công tác ở vùng khó khăn luôn giữ được tâm huyết, gắn bó và không muốn rời xa các em học sinh“.
Video đang HOT
Theo GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam: “ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không phải là dịp để tổ chức phô trương, nhưng ngày này cần được tổ chức hội ngộ với những nhà giáo, cựu giáo chức tề tựu, chung vui, cùng chia sẻ, góp ý, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Ngày này, không nên nặng nề về vật chất, cả giáo viên, phụ huynh và học sinh, thay bằng quà cáp đắt tiền, hãy để học sinh tự làm những món quà để tặng giáo viên“.
Theo giadinh.net
"Tiền trong đó cô ạ. Hai trăm nghìn đồng, sao cô lại trả lại?"
Nhận quà hay không nhận? Nhận quà còn phong bì thì không? Phụ huynh tự nguyện tặng thì mình có quyền nhận chẳng sao cả? Hay chỉ nhận khi người tặng lịch sự?
Bước chân vào lớp học, thấy trên bàn có rất nhiều hoa, cô giáo A. hỏi cả lớp: "Đây là hoa của những em nào?"
Tặng quà thầy cô giáo ngày 20/11 (Ảnh minh họa: doisongvietnam.vn).
Một số học sinh đứng lên nói: "Có phong bì ghi tên con trong đó mà cô". Cầm từng bông hoa lên, cô A. thấy chiếc phong bì nằm gọn trong đó.
Cô giở từng chiếc phong bì và gọi trò lên nói: "Cô nhận bông hoa này còn phong bì con đem về cho mẹ nói rằng cô cảm ơn".
Có học sinh vui mừng cầm về chỗ, có em lưỡng lự ra chiều nghĩ ngợi và nói lại: "Tiền trong đó cô ạ. Hai trăm nghìn đồng, sao cô lại trả lại?"
Chẳng riêng gì cô A. được học sinh tặng như thế. Đồng nghiệp của tôi dạy học trong nhiều trường học ở các địa phương cũng kể lại hàng chục kiểu tặng quà của học sinh.
Có nhiều câu chuyện thật cảm động nhưng cũng không ít câu chuyện cười ra nước mắt.
Có em tay xách bị quà hay chiếc phong bì chạy nháo nhác khắp trường mắt dáo dác ngó quanh để tìm thầy cô giáo mình cần tặng. Gặp thầy cô, có em nói: "Mẹ con cho cô đấy".
Có học sinh lớp 2 còn nói: "Mẹ bảo nộp cho cô".
Nghe mà đắng lòng, thấy xót xa, mà thương các em chưa hiểu gì chuyện ấy đã bị cha mẹ cho làm quen với phong bì, quà cáp ngay từ khi còn rất nhỏ.
Thương trò lại càng trách phụ huynh sao nỡ bắt các em làm như thế? Tri ân kiểu gì lạ vậy hay chỉ đơn thuần xem như là trách nhiệm phải theo?
Một đồng nghiệp khác lại đã kể cho tôi nghe câu chuyện: "Nói không với phong bì" của mình.
"Từ sáng tới giờ, em đã trả lại rất nhiều phong bì rồi. Nói chung nhận phong bì của học sinh mang tiếng lắm. Mình nghèo cũng đã nghèo, có thêm chừng ấy cũng chẳng thể giàu hơn.
Mà nhiều phụ huynh tặng mình xong rồi lại ra ngoài kể: "Vừa mất toi mấy trăm ngàn vì ngày tết thầy cô" nghe xót xa lắm".
Một đồng nghiệp khác góp lời: "Lúc sáng, có mấy phụ huynh gọi điện hỏi thăm nhà, em phải nói dối mình đã đi khỏi để đỡ mất công đưa qua trả về phiền phức.Thế mà họ lại gửi con chiều mang lên lớp tặng thầy".
Có đồng nghiệp khác lên tiếng: "Em cũng trả lại phong bì thấy nhận thì kì quá. Nếu phụ huynh tặng cho chai dầu, chai sữa tắm, mảnh áo dài, cuốn sổ hay cây bút mình nhận cũng được vì họ đã trót mua rồi".
Người lại dứt khoát: "Đã không nhận quà thì tuyệt đối không nhận thứ gì. Phong bì hay hiện vật cũng là quà.
Mình trả lại lần này thì lần khác nhất định họ sẽ không tặng nữa như thế sẽ không tạo ra tiền lệ xấu.
Có giáo viên cho rằng: "Mình không gợi ý, không kêu gọi học sinh nói ba mẹ mua quà. Phụ huynh tự nguyện đến tặng, mình từ chối là phụ lòng người ta..."
Có giáo viên nhất định chỉ nhận quà của những học sinh cũ bởi đây không phải là món quà toan tính, đó thật sự là quà của long tri ân.
Lại có giáo viên thẳng thắn mỉa mai: "Bày đặt trả lại, họ cho thì nhận mình có xin đâu?".
Trong thực tế, không phải phụ huynh nào cũng tặng quà với lòng toan tính theo kiểu "Để thầy cô ưu ái, chăm sóc con mình hơn các bạn".
Nhiều phụ huynh có con luôn chăm ngoan, học giỏi. Phụ huynh nói mình tặng quà để "Cám ơn về công lao dạy dỗ của cô thầy".
Bởi thế, cách tặng quà cũng rất thành tâm và tế nhị. Nhiều giáo viên cũng đã tìm mọi cách từ chối nhưng "phần thắng" luôn về phía phụ huynh.
Nhận quà hay không nhận? Nhận quà còn phong bì thì không? Phụ huynh tự nguyện tặng thì mình có quyền nhận chẳng sao cả?
Câu chuyện về quà tặng, về cách tặng quà của phụ huynh vẫn luôn là đề tài được nhiều thầy cô bàn tán sôi nổi mà nghe ra ai cũng có cái lý của mình.
Còn riêng bạn thì sao?
Thảo Ly
Theo giaoduc.net
Giáo viên vùng cao chia sẻ thực trạng công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số Ngày 16/11, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc tổ chức Tọa đàm "Thực trạn và giải pháp công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số". Nhiều ý kiến kiến nghị giảm tải áp lực cho giáo viên trong các cuộc thi sáng kiến sáng...