Ước mơ du học của nhà nghiên cứu trẻ
20g, phòng thí nghiệm khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) khá tĩnh lặng, chỉ có tiếng máy chạy đều đều. Trong không gian ấy, nhà nghiên cứu 9X Nguyễn Trần Vũ vẫn lặng thầm với công việc của mình.
Nguyễn Trần Vũ với MOF tâm đồng mà mình tổng hợp được – Ảnh: T.Lý
Vũ là sinh viên đã tổng hợp thành công vật liệu khung cơ kim (MOF) tâm đồng và ứng dụng làm xúc tác trong các phản ứng hóa học. Công trình của Vũ được đăng tải trên ChemCatChem – một tạp chí quốc tế uy tín có chỉ số IF đạt 5.18 do Trung tâm Phân tích bài báo khoa học toàn cầu (ISI) xếp loại.
Giá trị khoa học cao
Theo PGS.TS Phan Thanh Sơn Nam – khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM – MOFs là nhóm vật liệu mới được sản xuất từ kim loại và các hợp chất hữu cơ có khả năng lưu trữ, hấp thụ và tách khí phục vụ nhu cầu tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và bảo vệ môi trường. Đây được xem là loại vật liệu “hot” nhất hiện nay, đang làm thay đổi diện mạo của hóa học chất rắn và khoa học vật liệu trong mười năm gần đây.
Trong khi đó, GS.TS Lê Ngọc Thạch – khoa hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên ĐH Quốc gia TP.HCM – đánh giá: “Vũ đã có một đề tài tốt nghiệp có giá trị khoa học rất cao. Vật liệu khung cơ kim là loại vật liệu mới có ý nghĩa khoa học và thực tế rất lớn hiện nay. Có được bài báo về MOFs đăng trên tạp chí quốc tế là việc rất có ý nghĩa. Em rất xứng đáng được gửi đi du học”.
Video đang HOT
GS Thạch cũng nhận định thêm với một sinh viên, từ luận văn tốt nghiệp ĐH sau đó viết lại thành bài báo bằng tiếng Việt, được đăng trên tạp chí hóa học trong nước “đã là giỏi và đáng khen rồi”. Viết thành bài báo tiếng Anh, đăng trên tạp chí quốc tế thì giá trị sẽ nhân lên nhiều lần.
Vất vả tìm phản ứng
Để chọn ra được một phản ứng phù hợp cho xúc tác MOF tâm đồng, Vũ cho biết bạn phải nghiên cứu rất nhiều phản ứng. Trong đó, có phản ứng Vũ phải thử liên tục đến 40 mẫu. Cứ thế, thử đi thử lại nhiều loại phản ứng suốt sáu tháng Vũ mới tìm được phản ứng phù hợp. “Tinh thần lúc nào cũng căng như dây đàn – Vũ kể lại – Sáu tháng vật vờ, nhiều lúc tưởng chừng bỏ cuộc khi không tìm ra phản ứng. Mặc dù hướng đi này còn rất mới, nhưng tôi tin một ngày không xa phản ứng có MOFs làm xúc tác sẽ được sử dụng trong ngành công nghiệp, dược phẩm…”.
Thành công bước đầu, nhưng Vũ tâm sự cơ duyên của bạn đến với bộ môn hóa học cũng khá tình cờ. “Lẽ ra tôi không có duyên với MOFs đâu – Vũ kể – Trước đây, tôi vẫn thích theo bộ môn công nghệ hóa dầu, một ngành “hot” vào thời điểm đó. Tuy nhiên, một người dì của tôi định hướng là bộ môn hóa hữu cơ sẽ phù hợp với sở trường của tôi hơn. Thế là tôi nghe theo gợi ý của dì. Rồi khi chọn đề tài làm luận án tốt nghiệp, nghe theo sự hướng dẫn của một người thầy, tôi chọn MOFs rồi say mê lúc nào không hay”.
Không chỉ dừng lại ở việc tổng hợp MOF tâm đồng, Vũ tiếp tục nghiên cứu ứng dụng làm chất xúc tác của loại vật liệu mới này. “Dùng MOF tâm đồng làm xúc tác cho phản ứng có thể diễn ra trong thời gian ngắn hơn – Vũ nói – Không những vậy, MOF tâm đồng còn là xúc tác không độc hại, sau phản ứng có thể thu hồi hoàn toàn và có thể tái sử dụng”.
Tốt nghiệp loại giỏi, hiện Vũ đang tích cực luyện tiếng Anh để tìm cơ hội sang Mỹ tiếp tục nghiên cứu cũng như rèn phong cách làm việc. “Tôi mong muốn khi học xong, bên cạnh hướng dẫn kiến thức cho sinh viên còn có thể giúp các bạn rèn tác phong của nhà khoa học chuyên nghiệp. Từ đó, các bạn sinh viên có thể nhân rộng, hình thành một thế hệ nhà khoa học với phong cách làm việc tích cực hơn” – Vũ nói về con đường phía trước của mình.
Theo Tuoitre
Từ chối tuyển thẳng, nữ sinh chống nạng tự đi thi
Đó là một trường hợp đặc biệt được ghi nhận tại Hội đồng thi ĐH Bách khoa sáng 4/7. Thí sinh đặc biệt đó là Lê Thị Loan (THPT Mỹ Đức A, Hà Nội) dự thi vào khoa Công nghệ thông tin.
Lê Thị Loan chống nạng vào phòng thi sáng 4/7.
Loan cho biết sáng 3/7, em mới cùng mẹ từ quê lên thẳng trường để làm thủ tục dự thi và trọ tại ký túc xá ĐH Bách khoa. Bị dị tật bẩm sinh từ nhỏ ở chân nên Loan đi lại khá khó khăn và thường xuyên phải chống nạng.
Cô gái này khá khó khăn khi bước lên cầu thang.
Giám thị giúp Loan vào phòng thi.
Gia đình Loan khá khó khăn bởi mẹ làm nông nghiệp, bố đi phu hồ. Vì vậy, Loan rất quyết tâm đỗ đại học để tham đổi cuộc đời.
Trò chuyện với cô gái này trước khi bước vào làm bài thi môn đầu tiên, Loan chia sẻ: "Em cảm thấy khá thoải mái nhưng vẫn lo lắng vì ĐH Bách khoa là một trong những trường có điểm chuẩn cao".
Khá lo lắng trước khi bước vào làm bài môn thi đầu tiên.
Mặc dù thuộc diện được ưu tiên xét tuyển, nhưng cô gái này vẫn muốn đi thi để chứng tỏ khả năng của mình. Được biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua Loan đạt 43,5 điểm. Trong đó, các môn khối A em đều đạt điểm cao (Toán 9,5; Hóa 10).
AN HOÀNG
Theo Infonet
Qua hồ sơ, rõ xu hướng ngành nghề Ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng (Hà Nội) cho rằng nhiều thí sinh đã rời bỏ ngành hot. Ông Dũng cho biết, đến cuối ngày 18/4, trước hạn chót nộp hồ sơ dự thi 1 ngày, số hồ sơ thí sinh nộp trực tiếp tại Học viện Ngân hàng mới chỉ có 500 bộ -ít hơn năm...