Ước mơ của thầy giáo cầm bút bằng miệng
Bị dị tật từ nhỏ, đôi chân liệt, tay run run nhưng ít ai ngờ rằng thầy giáo Phùng Văn Trường (34 tuổi, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) lại có khả năng viết chữ bằng miệng.
Chúng tôi về thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, TP Hà Nội) tìm gặp thầy giáo bị khuyết tật với khả năng đặc biệt. Trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, thầy Trường đang ngồi bên chiếc xe lăn say sưa giảng bài cho hàng chục em học sinh trong thôn.
Gian nan học chữ bằng miệng
Bên câu chuyện với phóng viên, thầy giáo Phùng Văn Trường không nén nổi xúc động khi nhớ về thời ấu thơ của mình với nhiều gian nan, khó khăn.
Thầy giáo trẻ tật nguyền dạy chữ cho học sinh
Thầy giáo trẻ kể, anh sinh ra trong một gia đình thuần nông, nhà có 3 anh em. Thủa lọt lòng, anh sinh ra cũng bụ bẫm như bao đứa trẻ khác, tuy nhiên khi được gần 2 tuổi, đôi chân anh bỗng dưng lại run rẩy không đứng vững. Gia đình tá hỏa đưa anh đi Bệnh viện 103 thăm khám thì nhận được kết quả anh bị teo cơ, đôi chân bị khèo.
Lên 6 tuổi, gia đình đưa anh đi viện mổ, sức khỏe có phần tốt hơn. Tuy nhiên, để theo học, từ lớp 1 đến lớp 8 anh vẫn phải chống nạng và nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân.
“Có hôm trời mưa rét, đi qua đoạn đường lầy gần 1km đến được lớp, quần áo tôi ướt sũng. Ngồi học, người run run lên vì lạnh nhưng bàn tay vẫn phải nắm chặt bút để viết bài theo kịp cô giảng. Sau hôm bị mưa đó, tôi bị ốm gần một tuần, việc học đành phải nghỉ”, Trường nhớ lại.
Tranh thủ luyện chữ viết cho bản thân
Hết lớp 8, việc đi lại của Trường khó khăn hơn, đôi chân không thể đứng vững, hai bàn tay không còn co duỗi được, anh đành bỏ dở ước mơ bước vào giảng đường đại học. Buồn, tủi thân nhưng anh cũng chỉ biết nén nỗi đau vào lòng, hàng ngày ngồi trên chiếc xe lăn cập nhập thông tin qua chiếc đài.
Video đang HOT
Rồi đến một đêm, nghe chương trình trên radio, anh tình cờ nghe được câu chuyện về nghị lực của người thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký “viết chữ bằng chân”. Thấm thía, xúc động trước nghị lực phi thường của thầy Ký anh đã nhờ người thân mua giúp sách về học và đặt cho bản thân quyết tâm phải viết được chữ.
Hơn 20 năm qua, thầy Trường trau dồi kiến thức qua chiếc đài này
“Khi đó, đôi tay tôi không thể co được do đó muốn thuộc mặt chữ và viết được thành thạo tôi đã phải dùng ngón tay chấm vào mực nhiều lần để luyện chữ”, Trường tâm sự.
Tuy nhiên việc viết bằng chữ bằng ngón tay của Trường cũng không đơn giản, do việc cử động nhiều gây đau bàn tay, tốn nhiều giấy mực. Không còn cách nào khác, anh đành nghĩ đến việc cầm bút viết bằng miệng. Anh dùng cây bút chì thân ngắn để viết và học cách kiên nhẫn điều khiển cây bút trên miệng thành thạo.
Nét chữ thầy giáo trẻ sau nhiều tháng khổ luyện
“Việc giữ chắc bút trên miệng đã là rất khó nên việc di chuyển cây bút sao cho khéo léo đúng ý mình lại càng khó hơn. Do đó tôi đã phải thức đêm hàng tháng trời mới có thể viết được những nét tròn trịa”, Trường nói.
Học viết chữ bằng miệng, anh gặp rất nhiều khó khăn do việc giữ chặt cây bút trên miệng dễ gây mỏi miệng, không giữ bút được lâu. Vì vậy dù cố gắng tập luyện anh cũng chỉ có thể viết được khoảng 3 dòng mỗi ngày.
Sau một tháng luyện chữ, những nét chữ đầu tiên đã dần đẹp hơn, anh dần say mê luyện tập. “Nhiều đêm, thấy nét chữ của mình chưa đẹp lên nhiều, tôi đã rèn luyện chữ đến 3h sáng mới đi ngủ”, Trường tâm tình.
Lớp học tại gia của thầy Trường
Năm 2009, trong những lúc chơi đùa với trẻ nhỏ, thấy nét chữ trên vở nhiều em nhỏ hàng xóm nguệch ngoạc, anh đã nảy ra ý tưởng giúp các em luyện chữ. Ban đầu là việc dạy chữ cho những con em trong nhà, sau một thời gian hàng xóm thấy anh nhiệt tình lại có hiểu biết nên đã sang nhờ anh dạy phụ đạo cho con em họ.
Được hàng xóm tin tưởng, trong khi bản thân lại có nhiều thời gian rảnh, anh gật đầu đồng ý. Một lớp học hơn chục học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 được thành lập ngay tại nhà Trường cùng 4 chiếc bàn học.
Suốt hai năm dạy cho trẻ em trong thôn, anh không thu một khoản lệ phí nào. Chỉ đến đầu năm 2012, khi anh lập gia đình, nhiều bậc phụ huynh có con em theo học thấy ái ngại đã vận động nhau giúp đỡ anh 100.000 đồng/1 em học sinh.
Dạy các em nhỏ luyện chữ
Khát khao gieo mầm non tương lai
Sau mỗi giờ học ở trường các em nhỏ lại tập hợp về nhà Trường để anh dạy đọc, luyện chữ, học toán. Buổi học tại lớp của thầy giáo trẻ thường khá sôi nổi, các em chăm chú, lắng nghe Trường giảng sâu về các bài tập đạo đức.
Tiếp xúc với giờ học của thầy giáo Trường, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi anh Lê Văn Hoan, 38 tuổi, phụ huynh của học sinh phấn khởi: “Đầu năm học lớp 4, con tôi viết chữ rất xấu, kể từ sau hơn 1 tháng được thầy Trường luyện chữ, em viết đã tiến bộ nhiều. Trong giờ văn sáng nay em về thông báo với gia đình cô giáo cho điểm 8″.
Dù lớp học ít học sinh, chữ, kiến thức truyền đạt chưa được nhiều, tuy nhiên thầy giáo Trường luôn khát khao mở một lớp học nhỏ khang trang để dạy chữ, truyền đạt kiến thức đến các em nhỏ, đặc biệt là những em nhỏ có hoàn cảnh éo le như Trường.
Lớp học của thầy giáo trẻ luôn thu hút học sinh chăm chú nghe giảng
“Khi được xem nhiều đoạn ghi hình về các em khuyết tật, chất độc màu da cam ở nhiều vùng quê đang mong mỏi được học cái chữ, tôi đã xúc động rơi lệ. Trong tương lai tôi muốn mở một lớp học phụ đạo dành cho các em nhỏ, giúp các em tích lũy thêm kiến thức”, ánh mắt đau đáu, Trường chia sẻ.
Theo Trường, các em nhỏ có hoàn cảnh éo le khi đến với lớp học anh sẽ không thu một loại phí nào mà anh chỉ mong muốn được dạy các em và vun đắp cho những mầm non tương lai.
Trong những giờ học truyền tải kiến thức đến bên các em học sinh, ánh mắt thầy giáo trẻ vẫn ấp ủ ước mơ có được chiếc máy tính, hàng ngày có thể lên mạng học thêm môn tiếng Anh, qua đó bản thân anh giúp ích cho nhiều em nhỏ về ngữ pháp, từ vựng của môn học này.
“Tôi chỉ muốn trời cho tôi sức khỏe để hàng ngày có thể dạy chữ, truyền đạt kiến thức”
Trường cho rằng, với nhiều em nhỏ trong lớp dạy phụ đạo của mình, kiến thức về tiếng Anh khá kém, sau những giờ trên lớp, nếu không có người ôn tập lại kiến thức cho các em thì sẽ rất dễ quên. Do đó, anh luôn mong mỏi có thể dành dụm tiền mua được một chiếc máy tính học thêm kiến thức ngoại ngữ đem tri thức đến cho nhiều em nhỏ.
Năm 2012, thầy giáo trẻ đã kết duyên với một người phụ nữ khác xã và cùng nhau phát triển kinh tế nông nghiệp. Chia sẻ về ước mơ của mình, Trường nở nụ cười lạc quan nói: “Dù bị tật từ nhỏ, nhưng bản thân tôi chưa từng bi quan, chán nản. Cả cuộc đời còn lại tôi chỉ muốn học được chữ và giúp ích được nhiều em nhỏ”.
Theo 24h
Khi thầy cô giận
"Lớp mình ồn ào trong giờ học khiến cô giáo giận không giảng bài nữa, bọn mình phải làm gì bây giờ?"
Đó là tình huống "nan giải" teen gửi về hộp thư Mực Tím trong tuần qua.
K.D (lớp 12A11, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) kể: thầy dạy Toán nói tiếng Bình Định, giảng bài rất nhanh và vắn tắt khiến cả lớp không ai hiểu bài, bèn nhờ cô giáo chủ nhiệm can thiệp. "Sau khi cô "nói nhỏ" với thầy tình hình cũng không tiến bộ hơn nên cứ vào tiết học của thầy là các bạn lấy bài khác ra học. Thầy giận lớp, không giảng bài nữa, bảo chúng tớ về nhà tự đọc sách giáo khoa, không ôn bài cho lớp thi giữa kì", D. buồn bã kể. Hai tuần sau khi cặm cụi học sách giáo khoa tại nhà, ban cán sự lớp 12A11 (THPT Nguyễn Thị Minh Khai) quyết định trực tiếp đi năn nỉ thầy. "Tụi mình xin lỗi thầy và giải thích lí do vì sao các bạn không tập trung trong giờ học của thầy: vì không nghe rõ giọng của thầy, K.T kể. Thật bất ngờ, sau khi nghe xong tâm tình của lớp, thầy đã vui vẻ quay lại lớp ôn bài, và thay đổi "phong cách" giảng bài.
Đ. (lớp 12 THPT Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ một cách xin lỗi thầy cô khá dễ thương. Một lần lớp bạn bị cô giáo giận vì ồn ào trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, cô đã và khóc ngay tại lớp. "Bọn mình khá bối rối rồi cùng nhau đứng dậy, khoanh tay và đồng thanh hô: "Chúng em xin lỗi cô ạ!".
"Thầy cô dễ giận nhất là khi học sinh vô lễ và không vâng lời thầy cô. Cảm giác làm thầy mà không được học trò tôn trọng không dễ chịu chút nào" là tâm sự của cô Nguyễn Thị Kim Khiết, giáo viên dạy Văn trường THPT Phan Đăng Lưu (Q. Bình Thạnh). Cô Khiết kể về lần điều tra lí do lớp cô chủ nhiệm đã đóng cửa không cho cô giáo dạy Toán vào lớp. Không ai trong lớp "khai báo" nên cô giận và để trống nguyên tiết ngày hôm đó. "Bài học đầu tiên về lòng trung thực các em đã không đạt, nên cô không cần giảng bài tiếp theo nữa", cô Khiết đã nói với học trò như vậy. "Một lát sau, có một tin nhắn gửi vào điện thoại của cô "chỉ điểm". Cô không biết số điện thoại ấy của ai nhưng cô vui vì cơn giận của cô đã có tác dụng", cô Khiết kể. Có rất nhiều cách để xoa dịu cơn giận của thầy cô như gửi tin nhắn, email hoặc gặp trực tiếp thầy cô để xin lỗi. "Lời xin lỗi dễ thương nhất là hành động phục thiện chân thành của học trò, sẽ xóa tan cơn giận của thầy cô", cô Khiết nhận định.
Theo mực tím
Dồn 32 học sinh vào phòng trọ 12 m2 để dạy thêm Vào lúc 16 giờ ngày 4.11, PV Thanh Niên đã chứng kiến tại một phòng trọ 12 m2 trên đường Tuyên Quang, TP.Phan Thiết (Bình Thuận) có đến 32 học sinh khối 9 Trường THCS Nguyễn Trãi (TP.Phan Thiết) đang nghe cô Trần Thị Kim Tuyến (giáo viên chủ nhiệm, dạy môn Toán lớp 9/A7 Trường THCS Nguyễn Trãi) giảng bài. Trong đó,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ đối tượng bị Myanmar trục xuất vì liên quan đến đường dây lừa đảo
Pháp luật
19:10:48 21/05/2025
Mỹ thảo luận với đồng minh để cấp thêm lá chắn thép cho Ukraine
Thế giới
19:05:36 21/05/2025
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?
Sao việt
18:58:52 21/05/2025
Đẹp mê ly với những bản phối cùng sắc trắng ngày hè
Thời trang
18:57:22 21/05/2025
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!
Netizen
18:14:39 21/05/2025
Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn
Tin nổi bật
18:13:29 21/05/2025
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi
Góc tâm tình
18:07:28 21/05/2025
Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam
Phong cách sao
18:04:25 21/05/2025
Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan
Sao thể thao
17:59:14 21/05/2025
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời
Sức khỏe
17:42:21 21/05/2025