Ước mơ của cô giáo mầm non như cột mốc sống nơi biên giới
Cô Dung tâm sự: “Khi mẹ lên nơi tôi làm việc, nơi ở là nhà bằng đất, điện không có, mẹ đã khóc và nói: “Mẹ rất hối hận để con lên đây công tác”".
Công tác ở một trường mầm non thuộc địa bàn xã biên giới của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang dù còn nhiều khó khăn nhưng với ý chí và nghị lực phấn đấu không ngừng, trong những năm qua cô giáo Lê Thị Dung, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Thượng Phùng đã đạt nhiều thành tích cao và trở thành tấm gương sáng của ngành Giáo dục huyện Mèo Vạc.
Đặc biệt, đầu năm 2020, cô Dung là một trong 127 giáo viên điển hình tiên tiến cấp học mầm non được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Cô giáo Lê Thị Dung, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (Ảnh: Thùy Linh)
Sinh năm 1983, tại xã Quảng Cát, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2000, Dung đã lên Hà Giang hợp đồng giáo viên mầm non cắm bản tại xã Thanh Đức, huyện Vị Xuyên.
Đến năm 2003, thi đỗ vào khoa trung cấp Mầm non, trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang. Kết thúc khóa học năm 2005 với tấm bằng loại giỏi, Dung được Sở Nội vụ Hà Giang tuyển dụng, phân công công tác tại trường Mầm non xã Niêm Sơn.
Đến tháng 8/2009, cô được Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc điều động, bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Mầm non xã Thượng Phùng. Đây là ngôi trường nằm trên địa bàn xã biên giới, cách trung tâm huyện hơn 30km với điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhớ lại những ngày công tác ở Niêm Sơn, cô Dung ngậm ngùi kể: “Gia đình rất ủng hộ việc học sư phạm của tôi nhưng đến khi mẹ lên nơi tôi làm việc, nơi ở là nhà bằng đất, điện không có, mẹ đã khóc và nói: “Mẹ rất hối hận để con lên đây công tác”. Dù biết còn rất nhiều khó khăn nhưng tôi mạnh mẽ động viên để mẹ tin rằng tôi sẽ làm tốt công việc này”.
Học sinh ở một điểm trường nơi cô Dung làm Hiệu trưởng (Ảnh cô Dung cung cấp)
Đến khi về trường Mầm non xã Thượng Phùng công tác, cô Dung tâm sự: “Khi mới về trường, tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở vì điều kiện cơ sở vật chất của trường rất thiếu thốn, trường mới được thành lập, chưa thấy bóng dáng gì là trường học, chỉ nhìn thấy trẻ mà thôi.
Hơn nữa, con đường đến các thôn, bản chủ yếu là đường dân sinh rất khó đi cộng với đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, dẫn đến tỷ lệ học sinh đi học còn thấp nên nhiều lúc tôi cũng thấy nản và nghĩ hay là bỏ nghề, về xin một công việc khác gần bố mẹ, gia đình”.
Nhưng niềm đam mê với nghề dạy học, yêu thương trẻ đã khiến cô Dung gắn bó được ở miền biên viễn này.
Video đang HOT
Ngôi trường Thượng Phùng nơi cô Dung đã làm công tác quản lý được 11 năm (Ảnh cô Dung cung cấp)
Về nhận công tác, cô Dung tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kêu gọi các cấp, các ngành giúp đỡ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học và tuyên truyền vận động nhân dân cho con đến trường.
Vì vậy, từ một ngôi trường xa xôi hẻo lánh, cơ sở vật chất thiếu thốn, khó khăn nhất của huyện, của tỉnh Hà Giang đến nay trường Mầm non xã Thượng Phùng đã có diện mạo mới, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu dạy học. Năm học 2019-2020, nhà trường đã có 20 lớp với gần 500 học sinh”.
Đến nay trường Mầm non xã Thượng Phùng đã cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu dạy học. Năm học 2019-2020, nhà trường đã có 20 lớp với gần 500 học sinh (Ảnh cô Dung cung cấp)
Nói về ước mong của mình, cô hiệu trưởng này cho rằng: “Mong muốn của tôi trong tương lai là các điều kiện để phát triển giáo dục tại địa phương được tốt hơn. Đặc biệt, các em học sinh sẽ được quan tâm nhiều hơn, trang bị đầy đủ trang thiết bị học tập.
Đối với giáo viên thì tôi mong nhà nước sẽ quan tâm nhiều hơn tới đội ngũ này vì họ rất thiệt thòi, phải xa chồng, xa con, xa gia đình”.
Hy vọng rằng, với nghị lực phi thường, lòng yêu thương trẻ thơ, cô giáo 8X này luôn vững tin vào nhiệm vụ “trồng người”, tiếp tục trở thành những cột mốc sống nơi biên giới Tổ quốc.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net.vn
Để con không phải 'ngưng giữa đường' du học
Học master ở châu Âu, nhiều thành tích, được cha mẹ đầu tư từ nhỏ, tưởng như mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ càng ấy sẽ khiến Hoàng Phương (Hà Nội) dễ dàng thích ứng, hòa nhập với môi trường mới khi đi du học. Thế nhưng, sau một thời gian, em chán nản, hụt hơi và muốn buông xuôi.
Được cha mẹ chuẩn bị hành trang kỹ càng nhưng em vẫn cảm thấy hụt hơi khi đi du học. Ảnh minh họa
Từ nhỏ, Phương đã được cha mẹ đầu tư, định hướng, lại vốn thông minh nên em có một bề dày thành tích. Phương học trường chuyên, học thêm ở các giáo viên giỏi, xung quanh là bạn bè cũng sở hữu đủ các giải về học tập. Từ nhỏ đến khi học hết ĐH, cuộc đời của Phương như được trải thảm, vô cùng thuận lợi. Những bằng khen, giấy khen, giải thưởng của em xếp cả chồng trong phòng.
Xác định xin học bổng master du học châu Âu, Phương và bố mẹ chuẩn bị rất đầy đủ. Đây là ngôi trường mà em đặt biết bao khát vọng. Thế nhưng, sau một thời gian, em cảm thấy cuộc sống ở đất nước châu Âu vô cùng khó khăn. Nhất là khi thầy giáo hướng dẫn của em rất giỏi nhưng vô cùng lạnh nhạt, thờ ơ. Em không được thầy chỉ bảo tận tình. Em phải tự làm, tự học, tự "bơi" ở một môi trường mới lạ. Em cảm thấy mệt mỏi, đuối dần, chán nản và muốn buông xuôi, không thể đi tiếp được nữa.
Bố mẹ em luôn cho rằng, đã chuẩn bị mọi thứ kỹ càng cho con, không có chuyện con không thích ứng được. Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, chuyên khoa nhi, tâm lý lâm sàng trẻ em, đang theo học tại Pháp về Tâm lý học phát triển và tâm lý học thực hành, bố mẹ của Phương dạy con, mong con có niềm vui học hành, môi trường tốt và thành tích cao ở từng khúc trong cuộc đời mà ít có sự chuẩn bị cho con đi con đường dài. Để đi đường dài thì cần tính bền bỉ, kiên cường. Đặc biệt, hãy dạy con trưởng thành trong khó khăn, thử thách và dạy con học cách thành công, học cách thất bại.
Cha mẹ hãy dạy con trưởng thành trong khó khăn, thử thách và dạy con học cách thành công, học cách thất bại. Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, muốn vậy, nên đi từ từ. Đứa trẻ có 10 phần năng lượng, trí tuệ, thì "khai thác" "thúc đẩy" 6-8 phần, hãy để lại cho con một ít năng lượng dự trữ khi cần.
Dạy con trưởng thành trong khó khăn, thử thách từ việc cha mẹ động viên con học môn mình không thích. Bởi, trong cuộc sống này, chúng ta thường phải làm rất nhiều việc mà chúng ta không thích hoặc chỉ thích một chút, thậm chí nhiều lúc ghét vẫn phải làm.
Muốn không phải bỏ cuộc, sớm đầu hàng cuộc sống, không bị nhụt trí trước khó khăn, muốn thích ứng được với nhiều hoàn cảnh...thì nên để con tập luyện đối mặt với khó khăn, và lâu lâu vẫn phải làm những việc mà con không thích.
Việc học một môn mà con không thích, làm một việc gì đó mà con không thích trong quá trình học tập, chính là một cơ hội để con học cách vượt qua thử thách, vượt khó khăn. Và sự gò ép đến một mức nào đó, đôi khi cũng là cơ hội tốt để con trưởng thành...
Cha mẹ nên dạy con không bao giờ chấp nhận đầu hàng khi chưa thử cách này cách nọ. Những lúc đó, cha mẹ cần sát cánh bên con, trợ giúp con khi cần thiết.
Theo phunuvietnam
Tháo gỡ khó khăn cơ sở vật chất trường, lớp học Cơ sở vật chất trường, lớp học là một trong những yếu tố có tính quyết định để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, cơ sở vật chất trường, lớp học còn thiếu và lạc hậu. Trường THPT Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh:...