UNICEF sẽ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em tại Dải Gaza
Ngày 19/9, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) thông báo cùng với đợt tiêm phòng bại liệt lần thứ hai nhằm bảo vệ 640.000 trẻ em ở Dải Gaza, cơ quan này cũng sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu, đồng thời sàng lọc dinh dưỡng cho trẻ tại đây.
Trẻ em Palestine được uống vaccine phòng bại liệt tại Dải Gaza. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong một tuyên bố, Phó Giám đốc điều hành hoạt động nhân đạo và cung ứng của UNICEF, ông Ted Chaiban, cho biết các cơ quan hữu quan cũng đang thảo luận tính khả thi của việc bổ sung thêm danh mục các loại vaccine cần triển khai trong chiến dịch tiêm chủng này, trong đó có vaccine phòng sởi. Ông nhấn mạnh hơn 44.000 trẻ em chào đời trong năm ngoái tại Gaza nhưng chưa được tiêm các loại vaccine cơ bản.
Theo ông Chaiban, cần đẩy mạnh và áp dụng phương thức tương tự việc triển khai tiêm vaccine phòng bại liệt để cung cấp các loại vaccine cơ bản khác cũng như hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cần thiết cho trẻ em tại Gaza.
Trước đó, ngày 16/9, người đứng đầu Cơ quan LHQ về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) xác nhận trong đợt đầu của chiến dịch tiêm phòng bại liệt bắt đầu từ ngày 1/9 vừa qua, 90% số trẻ em dưới 10 tuổi đã được chủng ngừa, đạt mục tiêu đề ra. Theo kế hoạch, chiến dịch tiêm chủng đợt 2 phải được thực hiện trong vòng 4 tuần.
Trên 560.000 trẻ em được tiêm phòng bại liệt trong đợt đầu tại Gaza
Ngày 13/9, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết Liên hợp quốc (LHQ) và các đối tác đã tiêm vaccine phòng bại liệt cho hơn 560.000 trẻ em dưới 10 tuổi ở Dải Gaza.
Em nhỏ uống vaccine phòng bại liệt tại trại tị nạn Al-Maghazi, Dải Gaza, ngày 2/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo OCHA, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận đợt đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp ở các khu vực phía Bắc, trung tâm và phía Nam Dải Gaza đã kết thúc vào ngày 12/9. Trong giai đoạn cuối của đợt tiêm chủng đầu tiên ở phía Bắc Gaza, LHQ và các đối tác đã tiêm phòng được cho hơn 112.000 trẻ em trong 3 ngày. OCHA nêu rõ các đối tác sẽ bắt đầu đợt hai của chiến dịch tiêm chủng trong khoảng 4 tuần nữa.
Ngoài ra, phân tích mới của WHO cho thấy tính đến ngày 23/7, ước tính có 22.500 người ở Gaza bị thương nặng và sẽ cần các dịch vụ phục hồi chức năng vào thời điểm hiện nay và trong nhiều năm tới. Con số này chiếm 25% tổng số người bị thương mà Bộ Y tế Palestine ghi nhận trong giai đoạn đó.
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh hệ thống y tế ở Gaza đang bị tàn phá, chỉ có 17 trong số 36 bệnh viện hoạt động một phần, trong khi dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và dịch vụ cộng đồng thường bị đình chỉ hoặc không thể tiếp cận do các cuộc tấn công, tình trạng mất an ninh và lệnh sơ tán liên tục.
OCHA cũng đã huy động các đối tác nhân đạo để đánh giá nhu cầu của những người bị ảnh hưởng do chiến dịch kéo dài 2 ngày mới nhất của lực lượng Israel tại Tulkarm và Tubas ở Bờ Tây.
Chiến dịch đã kết thúc vào ngày 12/9 vừa qua với gần 10 người Palestine thiệt mạng và hàng chục gia đình phải di dời.
UNICEF: Ít nhất 77 triệu trẻ em tại Trung Đông và Bắc Phi bị suy dinh dưỡng Ngày 19/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cảnh báo khủng hoảng suy dinh dưỡng đang ngày càng nghiêm trọng hơn ở Trung Đông và Bắc Phi, ảnh hưởng đến 1/3 trẻ em trong khu vực. Các bà mẹ và trẻ em trong buổi giáo dục về dinh dưỡng tại Barago, Niger. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bố, UNICEF nêu rõ ít...