UNICEF: Ít nhất 77 triệu trẻ em tại Trung Đông và Bắc Phi bị suy dinh dưỡng
Ngày 19/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) đã cảnh báo khủng hoảng suy dinh dưỡng đang ngày càng nghiêm trọng hơn ở Trung Đông và Bắc Phi, ảnh hưởng đến 1/3 trẻ em trong khu vực.
Các bà mẹ và trẻ em trong buổi giáo dục về dinh dưỡng tại Barago, Niger. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, UNICEF nêu rõ ít nhất 77 triệu trẻ em, tương đương 1 trong 3 trẻ ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA) bị suy dinh dưỡng ở một dạng nào đó. Theo UNICEF, có 55 triệu trẻ em tại 20 quốc gia trong khu vực bị đánh giá bị thừa cân hoặc béo phì – cũng được tổ chức này xếp vào một dạng suy dinh dưỡng. Trong khi đó, có 24 triệu trẻ em còi cọc, gầy gò do thiếu dinh dưỡng.
UNICEF nhận định nguyên nhân khiến khủng hoảng suy dinh dưỡng trầm trọng hơn trong khu vực này là do khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm dinh dưỡng, nước sạch, chăm sóc y tế và các dịch vụ thiết yếu khác, sự gia tăng của các loại thực phẩm nghèo nàn, không lành mạnh, chứa nhiều muối, đường và chất béo. Tình trạng này xảy ra trong bối cảnh xung đột, bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu và giá lương thực tăng cao.
Video đang HOT
Tất cả những diễn biến này đã cản trở quyền được hưởng thực phẩm dinh dưỡng của trẻ em và hạn chế khả năng tiếp cận nhân đạo của các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Giám đốc khu vực MENA của UNICEF, bà Adele Khodr cho biết chỉ có 1/3 trẻ nhỏ được cung cấp thực phẩm dinh dưỡng. Theo bà, đây là một số liệu thống kê gây sốc và có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn khi xung đột, khủng hoảng và các thách thức khác trong khu vực vẫn kéo dài.
Trước tình hình này, UNICEF kêu gọi các chính phủ tập trung kế hoạch và chính sách vào vấn đề dinh dưỡng.
Tháng trước, các cơ quan của Liên hợp quốc cho biết xung đột, bất ổn kinh tế và biến đổi khí hậu đã cản trở các nỗ lực giảm đói nghèo vào năm ngoái, ảnh hưởng đến khoảng 9% dân số thế giới. Trong báo cáo, họ ước tính khoảng 733 triệu người đã trải qua nạn đói vào năm 2023, con số này gần như giữ nguyên trong 3 năm sau khi tăng mạnh sau đại dịch COVID-19. Tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải và nghiêm trọng, buộc người dân đôi khi phải bỏ bữa, đã ảnh hưởng đến 2,33 tỷ người vào năm ngoái (tương đương 29% dân số thế giới).
UNICEF cảnh báo tác động của biến đổi khí hậu đối với 45 triệu trẻ em châu Phi
Ngày 25/3, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cảnh báo tình trạng nghiêm trọng mà trẻ em và các cộng đồng dễ bị tổn thương phải đối mặt do tác động của biến đổi khí hậu, khi nắng nóng và hạn hán kéo dài diễn ra tại một số quốc gia ở Đông và Nam châu Phi.
Trẻ em Kenya ở làng Purapul thuộc Marsabit. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, UNICEF cho biết khoảng 45 triệu trẻ em đang phải hứng chịu nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra đồng thời do biến đổi khí hậu gây ra, gồm dịch tả, suy dinh dưỡng, hạn hán và lũ lụt.
Giám đốc UNICEF khu vực Đông và Nam châu Phi Eva Kadilli nhấn mạnh khủng hoảng khí hậu gây ra mối đe dọa thực sự đối với trẻ em và cộng đồng trong khu vực. Theo bà Kadilli, tất cả các điều kiện trẻ em cần để tồn tại và phát triển bao gồm nước sạch, thực phẩm, nơi ở, học tập và an toàn, đều bị ảnh hưởng. Việc đóng cửa trường học làm gián đoạn quá trình học tập của trẻ em. Ngoài ra, các cộng đồng sống dựa vào nông nghiệp phải đối mặt với tình trạng mất mùa, dẫn đến trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc buộc phải làm việc để tạo thêm thu nhập.
Theo UNICEF, hiện tượng El Nino sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng hiện nay. Hiện El Nino đã làm làm hình thái khí hậu khu vực xấu đi, gây ra tình trạng khô hạn và lượng mưa thất thường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và làm dịch bệnh bùng phát.
Cuối năm 2023, mưa lớn và lũ lụt đã xảy ra tại nhiều khu vực ở Đông Phi, trong đó có Ethiopia, Kenya và Somalia. UNICEF cho biết những trận lũ lụt này đã gây thiệt hại về người, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng và nhiều cộng đồng phải di dời, với trên 5,2 triệu người bị ảnh hưởng.
Để đối phó với biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng khác trong khu vực, UNICEF đang cố gắng cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho những trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính cũng như phụ nữ mang thai. Cơ quan này cũng đang triển khai các hệ thống giáo dục phù hợp, đảm bảo tính liên tục của việc học tập cho trẻ em trong và sau khủng hoảng.
Trước nguy cơ các điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể trở thành hiện tượng phổ biến ở Đông và Nam châu Phi trong những năm tới, bà Kadilli kêu gọi các đối tác ưu tiên đầu tư vào việc thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, cũng như vào các hệ thống có khả năng chống lại những cú sốc ngày càng dữ dội do biến đổi khí hậu gây ra.
UNICEF kêu gọi hơn 9 tỷ USD cho hoạt động nhân đạo năm 2024 Ngày 12/12, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi các nhà tài trợ đóng góp 9,3 tỷ USD để thực hiện các hoạt động nhân đạo trong năm 2024, trong bối cảnh gia tăng mức "báo động" số lượng trẻ em trên thế giới bị cuốn vào các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Trẻ em tại một trại tị nạn ở...