Ứng xử thế nào khi con nói ‘không làm được’?
Thay vì làm hộ, phụ huynh hãy đề nghị được giúp đỡ con một phần công việc, như: “Con có muốn bố/mẹ giúp gì không?”.
Trẻ em có thể làm tốt một vài công việc và thất bại khi thực hiện số khác. Trong hầu hết tình huống khó khăn, các em thường nói: “Con không làm được”, “Cái này khó quá” hay “Con không biết làm”.
Nếu phụ huynh làm thay, trẻ sẽ sinh ra tính ỷ lại, thụ động, lười suy nghĩ. Nhưng nếu không giúp đỡ, các em có thể bỏ dở công việc đang làm. Dưới đây là sáu ý tưởng giúp phụ huynh đối phó với vướng mắc của trẻ.
1. Phân tích tình huống
Thay vì vội làm việc giúp con, bạn nên dẫn dắt các bé vào quá trình giải quyết vấn đề. Bạn có thể phân tích tình huống đang diễn ra, để con tư duy câu trả lời. Chẳng hạn nói: “Mẹ thấy con đang gặp khó khi xếp các hình khối với nhau. Con thử nghĩ xem mẹ con mình có cách nào để gắn các hình khối này lại không?”.
2. Giúp đỡ
Sau khi bố mẹ đặt câu hỏi, các bé sẽ lấy lại bình tĩnh để suy nghĩ hướng giải quyết. Nếu bé có thể tìm ra, bạn hãy để con tiếp tục làm. Nếu bé vẫn gặp vướng mắc, hãy đưa ra một số gợi ý và đề nghị giúp đỡ. Tùy thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và sự khó chịu của con, đề nghị giúp đỡ có thể cụ thể hoặc để mở.
Ví dụ, con không thể mặc váy cho búp bê đồ chơi, bạn có thể đề nghị giúp đỡ cụ thể: “Con có muốn mẹ giữ búp bê rồi con mặc váy cho bạn không?” hoặc hỏi mở: “Chà, mẹ thấy con đang loay hoay mặc váy cho bạn búp bê. Con có muốn mẹ giúp gì không? Mẹ có thể làm gì cho con?”.
Ảnh: Shutterstock.
3. Nghỉ ngơi
Nếu con bạn đã theo đuổi nhiệm vụ khó khăn trong thời gian dài, hãy cho bé nghỉ ngơi hoặc chuyển hướng chú ý sang một công việc nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quãng thời gian nghỉ này giúp bé thư giãn đầu óc, sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu và đánh giá nhiệm vụ khách quan hơn. Sau khi đã hồi phục thể lực và tinh thần, các em có thể làm việc hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Nếu muốn di chuyển sự chú ý của con sang công việc khác, bạn hãy đề nghị: “Con có thể thay mẹ đưa chú chó nhà mình đi dạo không? Con có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình sau”.
4. Khích lệ tinh thần và sự nỗ lực
Câu nói “Con không làm được” có thể mang theo những suy nghĩ tiêu cực, hạ thấp bản thân. Khi nói, trẻ có thể đã cho rằng mình thất bại, kém cỏi. Thay vì phớt lờ chúng hoặc nói qua loa rằng “Không sao đâu”, “Mọi chuyện sẽ ổn thôi”, phụ huynh nên trấn an tinh thần để con lấy lại niềm tin.
Ví dụ, khi con không thể đánh bóng chày, bạn hãy nói: “Có thể con đang thấy nản lòng, nhưng mẹ biết con có thể chơi. Con chỉ cần luyện tập thêm. Con có muốn mẹ vào sân tập cùng con không?”.
Ngoài ra, nhấn mạnh sự nỗ lực của trẻ trong quá trình làm nhiệm vụ cũng sẽ giúp các bé lấy lại động lực và trân trọng sự cố gắng của bản thân. Khen ngợi sự nỗ lực còn có thể dạy trẻ về tầm quan trọng của đức tính chăm chỉ. Trường hợp chơi bóng chày, bạn có thể nói: “Mẹ thấy con đã luyện tập chăm chỉ. Mẹ tin rằng nếu con tiếp tục chăm chỉ như vậy, con sẽ thu về thành quả xứng đáng”.
5. Cân nhắc mức độ của nhiệm vụ
Bạn có đang yêu cầu con làm việc quá sức hoặc giao những công việc vượt quá trình độ? Hoặc có phải bạn đã giao việc khi bé đói, mệt, không ở trong trạng thái tốt nhất? Trước khi đánh giá khả năng của con, cha mẹ nên cân nhắc lại mức độ khó dễ của nhiệm vụ mà trẻ phải thực hiện. Nếu là nhiệm vụ mà bạn giao, hãy giảm bớt số lượng hoặc độ khó. Nếu là nhiệm vụ của giáo viên, mọi người xung quanh, bạn có thể thảo luận với họ để đưa ra công việc phù hợp hơn.
6. Kết nối với trẻ
Trong những khoảnh khắc con gặp khó khăn, phụ huynh nên sẻ chia, thể hiện sự quan tâm, đồng hành. Nhờ đó, trẻ có thể cảm thấy tự tin vì biết người thân luôn ở bên cạnh. Hãy nói “Bố/ mẹ biết điều này thật khó với con”, thể hiện bạn không né tránh câu chuyện và khiến trẻ mở lòng chia sẻ vấn đề của mình. Hãy để con làm chủ việc đối thoại, dẫn dắt bạn đi theo hướng nhìn của con dù bạn đã nắm rõ vấn đề. Từ đó, bạn có thể nhận ra lập trường và quan điểm của con.
Một cách kết nối khác là kể chuyện bạn, người thân hoặc bạn bè của gia đình từng rơi vào tình huống khó khăn tương tự. Câu chuyện sẽ giúp trẻ nhận ra mỗi người đều có khó khăn riêng và mọi tình huống đều có hướng giải quyết.
8 gợi ý hữu ích dành cho cha mẹ khi nuôi dạy con một
Nuôi dạy con một sẽ khiến phụ huynh gặp phải nhiều thách thức khác nhau. Dưới đây là 8 gợi ý hữu ích mà phụ huynh có thể tham khảo.
Hạn chế thường xuyên mua những món đồ nuông chiều theo ý trẻ một cách dễ dàng là một cách để cha mẹ rèn tính kiên nhẫn cho trẻ
Giúp trẻ rèn tính kiên nhẫn
Con một thường không phải "xếp hàng" chờ đợi bất cứ điều gì như trẻ có nhiều anh, chị em. Hãy khuyến khích trẻ chờ đợi để có thể nhận được những điều mình muốn một cách hợp lý. Cha mẹ không nên cố gắng quá mức bằng cách nuông chiều, thỏa mãn bất cứ điều gì, bất cứ khi nào con muốn. Nên hạn chế thường xuyên mua những món đồ nuông chiều theo ý trẻ một cách dễ dàng. Cha mẹ nên mua đồ cho trẻ vào những dịp phù hợp để rèn tính kiên nhẫn cho con. Đôi khi trẻ nghe câu trả lời "không" không phải là một điều tiêu cực.
Phụ huynh nuôi con một nên khuyến khích trẻ chia sẻ thời gian, không gian với bạn bè
Khuyến khích trẻ chia sẻ thời gian, không gian với bạn bè
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ dành thời gian chơi cùng những trẻ khác trong ngôi nhà, sân chơi, thậm chí là phòng học của chính mình. Ngược lại, cha mẹ cũng nên để trẻ thích nghi với việc chơi ở không gian của bạn bè mình. Điều này sẽ giúp những trẻ là con một thoát khỏi việc đắm chìm vào không gian riêng, không gian chỉ có cha mẹ. Nhờ vậy, trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ, hòa đồng với anh, chị em họ hoặc bạn bè hơn.
Tạo điều kiện để trẻ tương tác, chia sẻ nhiều hơn
Có thể đăng ký cho trẻ tham gia những hoạt động ngoại khóa, các môn thể thao đồng đội mà cha mẹ biết con thích. Đây là một cách tuyệt vời để con tương tác nhiều hơn, biết cách làm việc nhóm, biết chia sẻ và tự chịu trách nhiệm trong mọi việc. Từ đó có thể giúp trẻ thích nghi, phát triển các mối quan hệ bạn bè phong phú từ một lợi ích chung.
Không can thiệp, bảo vệ trẻ quá mức
Bất cứ khi nào có thể, cha mẹ hãy để trẻ tự giải quyết các vấn đề của mình. Bởi cha mẹ không thể luôn kè kè 24/7 bên con, nhất là khi chúng trưởng thành. Cha mẹ không nên cố gắng làm lại mọi việc dù nhỏ mà trẻ đã làm, ví như sắp xếp lại bàn học, dọn dẹp lại phòng ngủ, gấp lại quần áo, lau lại bàn ăn... Cũng như vậy, cha mẹ nên nới lỏng sự bảo vệ trẻ quá mức. Hãy để con được khám phá, làm những việc con muốn mà không chịu cảnh liên tục quan sát, theo dõi, bình luận, mổ xẻ vấn đề của cha mẹ.
Lên danh sách những việc vặt trẻ có thể làm để dạy trẻ tính trách nhiệm
Dạy trẻ tính trách nhiệm
Cha mẹ không nên làm mọi thứ cho trẻ như những "quản gia". Điều này càng dễ làm tăng sự phụ thuộc của các trẻ con một. Nên trao cho trẻ những nhiệm vụ nhất định. Lên danh sách những việc vặt trong nhà phù hợp để trẻ có thể thực hiện và hoàn thành. Đây cũng là một trong những cách cha mẹ dạy trẻ tính trách nhiệm, để trẻ biết chia sẻ và biết được rằng, mọi công việc nhà không phải của riêng cha hoặc mẹ. Hãy khích lệ con hoàn thành công việc được giao bằng những phần thưởng nhỏ, thú vị.
Tránh kỳ vọng quá cao
Trẻ sẽ cảm thấy rất áp lực phải cố gắng để làm cho cha mẹ tự hào. Cha mẹ nên nhìn vào khả năng thực tế của trẻ, khuyến khích trẻ tự đặt ra những mục tiêu và hoàn thành chúng. Nếu kết quả không thể hoàn thành khi trẻ đã cố gắng tốt nhất, cha mẹ nên chấp nhận và luôn động viên con.
Nuôi thêm thú cưng cũng là một trong những gợi ý cho cha mẹ khuyến khích trẻ biết quan tâm
Khuyến khích trẻ biết quan tâm
Nuôi thêm thú cưng cũng là một trong những gợi ý cho cha mẹ nuôi con một. Một chú cún hoặc mèo cưng cũng có thể làm bạn với trẻ để con không thấy cô đơn. Việc chăm sóc một con vật nhỏ cũng khuyến khích trẻ biết quan tâm, yêu thương hơn với những điều nhỏ bé xung quanh con.
Thực sự lắng nghe trẻ cha mẹ sẽ tạo được sự tin tưởng ở trẻ
Dành thời gian chất lượng bên trẻ
Thời gian quan tâm, chăm sóc, chú ý của cha mẹ dành cho đứa con duy nhất thường dễ dàng hơn một chút so với phụ huynh có nhiều con. Nhưng cha mẹ nên sử dụng thời gian đó thật chất lượng bằng việc trò chuyện và thực sự lắng nghe trẻ. Điều này sẽ khuyến khích sự cởi mở, tin tưởng của trẻ dành cho cha mẹ.
Muốn con thông minh và ngoan ngoãn rất đơn giản, các chuyên gia bật mí 1 phương pháp mà mọi cha mẹ có thể áp dụng Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận ra có một cách đơn giản để con ngoan ngoãn, thông minh và nghe lời. Khi con mắc lỗi, nhiều cha mẹ thường mất bình tĩnh và to tiếng với con. Đây là phương pháp dạy dỗ đầy sai lầm, khiến con càng trở nên...