Ứng xử điềm tĩnh khi con không được cô giáo ưa
Khi biết con bị cô giáo có những ứng xử không tốt vì con không đi học thêm, chị Phạm Hoàng Oanh (Trường Chinh, Hà Nội) ứng xử bình tĩnh, coi như không có việc gì xảy ra.
Ảnh minh họa
Chị Oanh cho biết, hồi con chị chuẩn bị vào lớp 1 đã biết đọc, làm thông thạo Toán chương trình lớp 1. Khi cô giáo nhắn tin đến phụ huynh gợi ý cho con đi học thêm, chị đã từ chối. Chị không thể ngờ, từ đấy, con bị cô giáo coi như “vô hình” trong lớp. Có lần, vì để quên hộp bút ở nhà, con bị cô phạt ra nhặt rác cả tiết học ở sân trường. Con cũng thường xuyên bị phạt đứng trên bảng dù lỗi rất nhỏ. Năm ấy, con được giải thưởng Toán quốc tế và là 1 trong 3 học sinh trong lớp đạt điểm tuyệt đối của 4 kỹ năng môn tiếng Anh nhưng con vẫn không được mức hoàn thành xuất sắc.
Khi con kể về việc bị cô phạt trong khi các bạn lỗi nặng hơn thì không sao, chị Oanh đã không làm ầm ĩ hay nói xấu cô giáo. Chị chỉ nhẹ nhàng bảo con: “Con mắc lỗi và con bị cô phạt để lần sau con rút kinh nghiệm. Ở lớp, một mình cô phải dạy rất đông học sinh. Vì vậy, cô phải đưa ra các hình thức kỷ luật nếu học sinh phạm lỗi. Có như vậy, lớp học mới có nề nếp, cô mới rèn được học sinh của mình”. Nghe mẹ nói thế, cậu con trai nghĩ cũng đúng. Bởi ở nhà, khi con mắc lỗi, chị Oanh vẫn có những hình phạt tùy theo lỗi của con. Vì thế, khi con bị cô phạt, con nghĩ là do mình chứ con không nghĩ mình bị trù dập. Giờ đây, khi con lên lớp 10, con vẫn yêu quý và luôn chào cô rất to khi gặp cô ở sân trường.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Mới đây, cô con gái lớp 7 của chị Nguyễn Mai Anh (Hà Đông, Hà Nội) tâm sự với mẹ: “Mẹ ơi, cô giáo chủ nhiệm năm nay không ưa con. Hôm vừa rồi, trong giờ sinh hoạt lớp, cô muốn bạn khác thay con làm lớp phó. Cũng may, khi hỏi ý kiến cả lớp, các bạn không đồng ý, các bạn nói con vẫn xứng đáng ở vị trí này. Nhiều lần, con giơ tay phát biểu ý kiến trong tiết học của cô nhưng cô cứ “lơ” con mà toàn gọi bạn khác. Cô tỏ thái độ yêu quý các bạn khác hơn hẳn con, mẹ à”.
Nghe con gái chia sẻ như vậy, chị Mai Anh chỉ nói: “Việc cô giáo yêu quý bạn này mà không yêu quý bạn kia là chuyện rất bình thường. Cũng như ngoài xã hội, có người được nhiều người ngưỡng mộ, yêu quý nhưng cũng bị không ít người chê bai, ghét bỏ. Sau này, khi con đi làm, con cũng sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Nhưng như thế không có nghĩa là không có ai ghét bỏ, gièm pha con. Xã hội là như vậy. Mình không thể cấm ai ghét mình. Có những tính cách của mình mà họ không thấy phù hợp với họ thì họ không ưa. Thế nên, con cứ sống đúng với bản thân con. Con cố gắng học tốt, hòa đồng, thân thiện với các bạn là được”.
Con gái chị Mai Anh nghe mẹ nói thế cảm thấy tâm lý được giải tỏa. Con gái ở tuổi mới lớn thường nhạy cảm và hay suy nghĩ. Thấy con gái tươi vui, nhẹ nhõm sau giải thích của mẹ, chị Mai Anh rất mừng con đã hiểu chuyện.
Quan điểm của chị Oanh, chị Mai Anh là không nên bao bọc, che chở con quá. Đôi khi, con gặp những bất công từ nhỏ sẽ rèn luyện cho con khả năng can trường, sự trưởng thành. Điều đó cũng tốt khi sau này con gặp những khó khăn trong cuộc sống.
Giảng dạy SGK lớp 1: Giáo viên có chủ động được không?
Xung quanh câu chuyện SGK và chương trình lớp 1 những ngày qua, các nhà quản lý giáo dục cho rằng giáo viên (GV) cần phải chủ động và linh hoạt trong quá trình giảng dạy, phải thực sự sáng tạo tùy theo đối tượng học sinh (HS).
Nhưng từ thực tế đứng lớp, nhiều GV chia sẻ để linh hoạt trong giảng dạy, cần lắm sự thay đổi từ các cấp quản lý, từ cơ sở vật chất đến cả sĩ số lớp...
Giáo viên cần linh hoạt trong cách dạy SGK mới.
Sớm thống nhất về sự "linh hoạt"
Chương trình GDPT 2018 quy định chuẩn đầu ra, thời lượng môn học. Đơn cử với môn Tiếng Việt, chuẩn đầu ra nêu rõ 1 phút HS phải đọc được số từ, kết quả việc đọc viết... Còn SGK là tài liệu, là phương tiện tạo đường hướng cho GV để đạt chuẩn đâu ra đó. Vì vậy, theo các chuyên gia, yêu cầu đầu tiên là GV phải nắm vững chương trình môn học, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, SGK để xây dựng kế hoạch dạy học làm sao cho HS đạt được chuẩn đầu ra.
Hiện nay, chương trình mới nói chung và chương trình lớp 1 nói riêng được thiết kế mở. Vì thế, ngay trong quá trình thực hiện, các nhà trường, GV có thể chủ động thực hiện linh hoạt, đảm bảo yêu cầu cần đạt của môn học.
Với những tranh luận về SGK Tiếng Việt 1 hiện nay, theo ông Nguyễn Duy Hải, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GDĐT Lâm Đồng cho rằng để giảm tải cho cả GV và HS, khi HS còn đang trong giai đoạn làm quen với việc học, GV có thể điều chỉnh giảm yêu cầu cần đạt ở một số kĩ năng. Đơn cử, đối với kĩ năng đọc đoạn, những HS đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn.
"Không bỏ sót HS là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với GV dạy lớp 1. Còn tùy theo từng HS để giao nội dung đọc, có thể đọc từng từ, đọc từng câu, em tiếp thu nhanh có thể đọc ứng dụng hết cả bài, em tiếp thu còn chậm có thể đọc câu có từ mới hoặc có thể vừa đánh vần vừa đọc"- ông Hải nêu quan điểm.
Bà Lê Thị Kim Ánh, Phó phòng Giáo dục tiểu học, Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng cũng cho rằng chương trình GDPT 2018 dạy theo đối tượng HS và phát triển năng lực của HS chứ không dạy theo nội dung SGK. Để đạt mục tiêu của chương trình mở - dạy học đâu, biết đó, chậm nhưng chắc - chứ không dạy chạy theo chương trình mà HS không hiểu bài, GV phải linh hoạt trong cách dạy. Sắp tới, Sở GDĐT sẽ họp và chỉ đạo vấn đề này.
TP Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản khuyến khích các trường điều chỉnh cách dạy cho phù hợp với thực tế, nhiều trường đã họp bàn và có phương án riêng để đảm bảo HS tiếp thu tốt hơn...
Cần phụ huynh đồng hành
Mục tiêu của chương trình SGK mới đòi hỏi GV tạo mọi điều kiện để HS được chủ động chiếm lĩnh kiến thức, GV phải thực sự sáng tạo tùy theo đối tượng HS. Dạy học phù hợp với từng HS cũng là mong muốn của đa số GV vì trên thực tế, một lớp 40 HS là 40 cá tính khác nhau, 40 trình độ khác nhau. Nếu để tất cả các em học cùng một bài, theo một tiến độ như nhau thì GV nào cũng nhận ra là không phù hợp nhưng nếu dạy riêng lẻ theo nhóm, với HS lớp 1 nền nếp chưa định hình thì khá khó khăn. Không chỉ chuyện ồn ào mà nhiều HS chưa quen với việc học, không hợp tác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các bạn khác trong nhóm. Vì vậy, nhìn chung việc chia nhỏ theo nhóm để dạy với HS lớp 1 không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Bộ GDĐT cho rằng GV được hoàn toàn chủ động nội dung dạy, song với cơ sở vật chất và cách quản lý vẫn như cũ thì GV thay đổi làm sao?
Một cô giáo dạy tiểu học tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) trăn trở, hiện nay nhà trường vẫn lấy vở sạch chữ đẹp của học trò để đo lường trình độ chuyên môn của GV thì khác nào trực tiếp "bóp nghẹt" sự sáng tạo vì GV đâu còn thời gian tổ chức hoạt động khác? Tập trung thời gian để nắn chỉnh chữ nghĩa đúng ô li, dòng kẻ... với nhiều HS thực sự là một thách thức với giáo viên. Thứ hai, GV cũng cần tìm được sự đồng thuận từ phía phụ huynh vì khi yêu cầu GV đặt ra với mỗi HS khác nhau, tùy vào nhận thức ở thời điểm đó của HS, chắc chắn sẽ có những tranh cãi xảy ra.
Chị Phạm Hải Lý - phụ huynh có con đang học lớp 1 Trường Tiểu học Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, một số phụ huynh trong lớp phản ứng vì mỗi ngày con phải viết quá nhiều bài. Trên thực tế, có bé hoàn thành xong ở lớp, có bé viết chậm thì về nhà viết thêm. Cô cũng giao thêm tuyến bài tự nguyện, không bắt buộc nghĩa là gia đình nào, bé nào sắp xếp để viết cũng được, không viết cũng không đánh giá vào ý thức. Như vậy, cả cô trò và phụ huynh đều đỡ căng thẳng hơn nhiều so với kiểu "dạy đồng phục" bắt cả lớp phải giống nhau.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, ngày 15/10, Ủy ban đã có báo cáo gửi tới Thường vụ Quốc hội về vấn đề của giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung dư luận đang quan tâm về SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều. "Cần nhìn nhận lại vấn đề SGK, đặc biệt là khâu thẩm định chương trình và SGK như thế nào, việc chọn lựa, thẩm định đã chặt chẽ chưa. Khi đi giám sát, chúng tôi nhận thấy Bộ GDĐT có quy trình rất đầy đủ nhưng sao vẫn để xảy ra lỗi trong SGK Tiếng Việt 1", ông Bình nói.
Chương trình lớp 1 vừa nhanh vừa nặng nhưng không được giao bài tập về nhà, giáo viên tiểu học TP. HCM đưa ra lý do khiến phụ huynh phải suy ngẫm lại "Không giao bài tập về nhà thì liệu có mấy gia đình cùng con học. Trong khi đó phụ huynh còn chẳng biết con học tới đâu, hướng dẫn con như thế nào cho phù hợp, dạy thế nào cho đúng", 1 giáo viên bày tỏ quan điểm. Trước những phản ánh từ phụ huynh và giáo viên về việc chương trình lớp...