Ứng viên tổng thống Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên
Bà Park Geun-Hye, ứng viên hàng đầu trong cuộc đua vào chức tổng thống Hàn Quốc hiện nay cho biết sẵn sàng thay đổi chính sách với Bình Nhưỡng trong đó có việc đối thoại cấp cao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Bà Park Geun-Hye
Trong một động thái nhằm chứng tỏ mình có quan điểm hoàn toàn khác với đường lối cứng rắn của đương kim tổng thống Lee Myung-Bak, bà Park khẳng định bà sẽ hướng tới một mối quan hệ “cân bằng” hơn với Bình Nhưỡng.
“Các kênh đối thoại khác cần phải được mở ra để xây dựng lòng tin. Tôi sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên nếu cần để xây dựng mối quan hệ giữa hai miền”, bà Park phát biểu trước báo giới ngày 5/11. “Chúng ta nên khép lại một thập kỷ chia rẽ và đối đầu để mở ra một kỷ nguyên mới của hòa bình và ổn định”.
Video đang HOT
Dù vậy vị ứng viên tổng thống Hàn Quốc vẫn nhấn mạnh rằng Bình Nhưỡng cần từ bỏ mọi hành động khiêu khích quân sự và chấm dứt chương trình hạt nhân. “Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ không được dung thứ. Chúng ta cần tăng cường ngăn chặn để vô hiệu hóa mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”.
Con gái của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-Hee. Bà cho biết nếu đắc cử sẽ mở văn phòng đối thoại tại Seoul và Bình Nhưỡng để thúc đẩy trao đổi văn hóa, kinh tế và xã hội. Bà cũng đề cao việc hợp tác nhân đạo giữa hai miền Triều Tiên và không nên đánh đồng việc này với các vấn đề chính trị.
Khi lên nhậm chức năm 2008, Tổng thống Lee đã quyết định cắt viện trợ cho Bắc Tiên và tuyên bố rằng các đợt viện trợ lương thực và hàng hóa sẽ tùy thuộc vào tiến triển của vấn đề hạt nhân.
Theo Dantri
Những con đường bất thường dẫn đến Nhà Trắng
Một chiến thắng vang dội sẽ dẫn thẳng ứng viên tổng thống đến với tòa Bạch Ốc của Mỹ, nhưng tình thế gay cấn của cuộc đua năm nay khiến người ta nghĩ đến những tình huống khó và con đường bất thường hơn.
Obama, Romney đang ráo riết vận động cử tri trước giờ G. Ảnh: AFP
Khi ngày bầu cử đang đến rất gần, cuộc chạy đua tranh chức tổng thống Mỹ trở nên rất sít sao ở các bang trọng điểm, người ta hình dung đến những kịch bản bất ngờ trong cuộc bầu cử này, hoặc thậm chí là một kết quả hòa giữa Tổng thống Barack Obama và đối thủ Mitt Romney.
Một kịch bản mà cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thừa nhận có thể xảy ra là Mitt Romney thắng về số phiếu phổ thông nhưng lại không giành được ghế tổng thống. Tương tự như trong cuộc bầu cử năm 2000, ứng cử viên của đảng Dân chủ Al Gore giành được nhiều phiếu phổ thông hơn nhưng vẫn thua trong cuộc bầu cử bởi bị ông George W Bush đánh bại về số phiếu đại cử tri.
Theo như các cuộc thăm dò dư luận hiện nay ông Romney sẽ khó có cơ hội giành thắng lợi trước Tổng thống Obama về phiếu đại cử tri. Thậm chí cho dù ông Romney thắng ở các bang Ohio, Florida và Virginia, ba bang chiến trường quan trọng nhất, thì ông vẫn chưa đủ 270 phiếu đại cử tri cần thiết để thành tổng thống. Chừng nào Tổng thống Obama vẫn dẫn điểm tại các bang nhỏ quan trọng, ông vẫn có thể đánh bại ông Romney.
Mặc dù khó trở thành hiện thực, nhưng vẫn có một kịch bản được đưa ra, trong đó Obama và Romney có một kết quả hòa. Dù từ trước đến nay chưa bao giờ xảy ra, nhưng về lý thuyết, vẫn có khả năng Obama và Romney chia nhau mỗi người 269 trong tổng số 538 phiếu cử tri đoàn.
Nếu điều này xảy ra thì quốc hội Mỹ họp vào tháng giêng tới sẽ trở thành bên phá thế hòa, đưa ra quyết định cuối cùng cho cuộc tổng tuyển cử. Hạ viện sẽ bỏ phiếu chọn tổng thống mới và Thượng viện sẽ chọn phó tổng thống. Viễn cảnh khó tưởng tượng nhất này sẽ kéo theo những gì nữa?
Tại Hạ viện, một cuộc bỏ phiếu đặc biệt sẽ được tổ chức. Mỗi đoàn nghị sĩ của mỗi bang sẽ bỏ phiếu bầu cho tổng thống mới, nghĩa là mỗi bang có một phiếu bầu. Hiện đảng Cộng hòa đang chiếm đa số tại Hạ viện, và cuộc bầu cử sắp tới dự kiến không đem lại bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào đối với đa số đoàn của các tiểu bang. Vì vậy, theo kịch bản này, Mitt Romney hầu như chắc chắn giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu và trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Còn tại Thượng viện, mỗi thượng nghị sĩ sẽ có một phiếu để quyết định vị phó tổng thống tiếp theo cho nước Mỹ. Các thành viên đảng Dân chủ hiện chiếm đa số tại Thượng viện, nhưng rất có thể cán cân sẽ nghiêng về phía những người Cộng hòa trong cuộc bầu cử này, hoặc thậm chí số phiếu có thể được chia đều 50-50 cho mỗi đảng.
Nếu tình huống này xảy ra, chủ tịch Thượng viện sẽ là người quyết định cuối cùng để xóa bỏ tình trạng hòa phiếu. Trong kịch bản nực cười này, phó tổng thống Joe Biden, đang nắm chức chủ tịch Thượng viện, sẽ được yêu cầu bỏ phiếu cho chính mình.
Theo VNE
Bão Sandy đe dọa bầu cử tổng thống Mỹ Miền đông Hoa Kỳ đang chuẩn bị đón bão Sandy mà các nhà dự báo thời tiết xem là một trong những trận bão lớn nhất từ trước đến nay, buộc các ứng viên tổng thống phải điều chỉnh lịch trình và hủy bỏ các sự kiện đã định của mình. Bão Sandy đang tiếp tục tiến về hướng bắc của vùng biển...