Ứng viên “không ngồi yên” trong mùa Covid-19 dễ “lọt mắt xanh” ĐH Mỹ?
Hội đồng tuyển sinh các trường Đại học Mỹ đánh giá rất cao các ứng viên có tư duy và hành động tích cực, có khả năng xoay chuyển tình thế, nhất là trong mùa dịch bệnh.
Điểm nổi bật trong hồ sơ của bạn là gì?
Góp mặt tại hội thảo “Năm Covid, chính sách tuyển sinh có gì khác?” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, một số học sinh Việt tiêu biểu vừa trúng tuyển đợt nộp hồ sơ sớm Early Decision (ED) của các trường đại học top đầu Mỹ đã chia sẻ bí quyết giúp hồ sơ của bản thân trở nên ấn tượng, thuyết phục.
Em Minh Hà, nữ sinh Việt vừa trúng tuyển ĐH Wharton – trực thuộc University of Pennsylvania cho rằng bộ hồ sơ của em gây ấn tượng có lẽ bởi em đã thể hiện sự xuyên suốt trong các hoạt động.
Luôn yêu thích kinh doanh, em đã dành nhiều thời gian tham gia các câu lạc bộ về lĩnh vực này ở vị trí thành viên rồi sau đó có những dự án của riêng mình. Minh Hà đã chọn ứng tuyển vào trường đại học thúc đẩy khởi nghiệp cho nữ giới. Hà cho biết, đam mê của em và thế mạnh của trường khá liên quan đến nhau.
Các bạn trẻ vừa trúng tuyển vào Đại học Mỹ đợt nộp hồ sơ sớm chia sẻ tại hội thảo.
Nữ sinh có dự án hỗ trợ các phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất kinh doanh. Qua việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên của vùng còn thiếu thốn những gì và có thể sản xuất những sản phẩm gì để bán.
Sau một thời gian bán gói hoa quả rau củ hàng tuần về khu dân cư khoảng bốn tháng, Hà đã có đủ tiền để giúp các cô đầu tư mở rộng đất đai cũng như máy móc hiện đại. Vùng đất này vốn làm nông bằng tay chân, sức kéo của trâu bò, không có sự hỗ trợ của công nghệ nên gặp khó khăn trong sản xuất.
Ở một dự án khác về môi trường, Minh Hà giúp nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường. Trong thời gian đó, Hà tham gia một trại hè khởi nghiệp ở Mỹ nhưng vì dịch bệnh nên nhóm em đã chuyển sang hình thức online và tìm cách “chạy” một công ty.
“Công ty này giúp kết nối những người sử dụng thiết bị cũ với một bên tái chế để thu mua những sản phẩm đó. Chúng em chạy một nền tảng tự động kết nối. Nghĩa là khi có dữ liệu vào thì máy tự động kết nối chứ không cần qua con người. Điều đó vừa giúp tiết kiệm nhân sự vừa giúp đạt mục tiêu phù hợp”, Hà chia sẻ.
Một lưu ý của Minh Hà là các bạn trẻ nên đầu tư thời gian vào những gì mình thực sự quan tâm chẳng hạn như em đã dành thời gian để tham gia các câu lạc bộ về nghề nghiệp và qua đó, xây dựng cho mình một mạng lưới liên quan, có thể huy động nguồn lực nhờ giúp đỡ dự án cộng đồng khi cần thiết.
Trường hợp thành công của Minh Hà có thấy sự rõ nét về hoạt động nghề nghiệp trong hồ sơ. Bởi vì trường Wharton em theo đuổi là một trường mạnh về định hướng khởi nghiệp là nghề nghiệp tuy nhiên có những trường đại học khai phóng khác lại đòi hỏi cái sự toàn diện của ứng viên cao hơn là sự tập trung chuyên sâu vào một lĩnh vực.
Hồ sơ của Phương Linh, cô gái xuất sắc trúng tuyển ĐH Washington&Lee (top 9 ĐH khai phóng nước Mỹ) chia làm 3 phần: các hoạt động tranh biện, các hoạt động kinh doanh (ngành em ứng tuyển) và các hoạt động y tế công cộng. Hồ sơ của em có cả ba lĩnh vực khác nhau, thể hiện sự hứng thú của em đối với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống.
Theo Linh, điều này sẽ thu hút các trường đại học khai phóng Mỹ -hướng tới tìm các học sinh không chỉ làm những việc về sau họ muốn theo đuổi mà muốn tìm ứng viên muốn trải nghiệm khám phá nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Video đang HOT
Phương Linh chia sẻ về điểm nổi bật giúp hồ sơ của em thuyết phục được hội đồng tuyển sinh.
Hồ sơ của Ngọc Hà, nữ sinh Việt trúng tuyển ĐH Colgate (Top 20 ĐH khai phóng Mỹ) cũng là một hồ sơ mạnh về hoạt động ngoại khóa. Em đã có hoạt động liên quan đến học thuật, sách.
Ngoài ra, em cũng thử sức với các hoạt động như đóng góp xây giếng hay hỗ trợ đồng bào khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh. Đó là những trải nghiệm rất mới với em.
Bên cạnh đó, những hoạt động nghệ thuật cũng là một điểm mạnh của Hà bởi vì em cũng tham gia các hoạt động âm nhạc, làm những chương trình nhạc kịch. Và tất cả những cái đó em đều mang vào hồ sơ của mình như một portfolio và cũng thể hiện nó trong bài luận của em. Hà nghĩ đó là điểm khiến em khá nổi bật so với các học sinh ứng vào trường ĐH Colgate năm nay.
Em Mai Thanh Minh – trúng tuyển ĐH Vanderbilt (Top 14 ĐH Quốc gia tốt nhất nước Mỹ) cho rằng, điểm nhấn hồ sơ của bản thân là khá thích cờ vua là âm nhạc. Ngoài ra em có niềm đam mê mãnh liệt đối với khoa học.
Trong đợt dịch bệnh, nhận thấy một số bệnh viện thiếu máy thở và máy rửa tay, Thiên Bình tham gia tích cực vào nhóm “Bàn tay sạch” là nhóm phi lợi nhuận pha chế, đóng gói và tặng hàng nghìn lít gel rửa tay cho các trường học.
Bên cạnh đó Bình cho rằng, đây là nơi không chỉ xong rồi học vấn mà còn là nơi mở rộng quan hệ xã hội – nơi em gặp được những người bạn mới, những người cùng đam mê với mình để cùng “chia lửa” với họ và có thể cùng nhau làm nên những thứ mà mình luôn muốn làm.
Từ bé Bình đã rất đam mê tranh Đông Hồ. Tuy nhiên, một năm gần đây khi trở lại đây du lịch em nhận thấy tranh Đông Hồ gần đây không còn bán được nữa. Tại vì sao? Vì chất lượng tranh có đi xuống và độ bền của tranh không được còn nữa. Khi đó em nhận ra mình có thể áp dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống hằng ngày có những thứ mà mình nghĩ không có thể chạm được.
Thiên Bình đã áp dụng kiến thức vật lý và khoa học của mình làm ra một chiếc máy plasma giúp tranh có màu tươi và bền hơn. Em đã giới thiệu chiếc máy của mình đến với làng tranh Đông Hồ để giúp là nghề được tái sinh trở lại cũng như giúp các nghệ nhân có một cuộc sống tốt hơn bằng việc tiếp tục thăm theo đuổi đam mê của họ.
“Em nghĩ hoặc đang đi với em trên con đường cấp ba và sẽ tiếp tục với em trong con đường sắp tới, con đường đại học em có thể sống với đam mê của mình đồng thời cống hiến cho xã hội”, Bình tâm sự.
Mai Thiên Bình (giữa) có niềm đam mê mãnh liệt với khoa học.
Bền bỉ và không nhụt chí
Các ứng viên đã trải qua quá trình rất dài để khám phá bản thân và hiểu con đường mình muốn đi là gì. Mặc dù vậy, trong một năm dịch bệnh với đầy những biến động như năm 2020 các em đã phải xoay sở thích nghi rất nhiều khi mà chính sách xét duyệt hồ sơ của các trường đại học Mỹ thay đổi, thời gian gấp rút gây căng thẳng.
Một câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm là “Làm hồ sơ như thế nào để tối ưu nhất trong buổi cảnh dịch bệnh?”. Bởi lẽ, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như hoàn thành hồ sơ chắc chắn gặp khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh.
Em Mai Thiên Bình đã liên hệ với các bên môi giới để hoàn thành tốt các dự án cộng đồng của mình chẳng hạn như bán cây gây quỹ xây giếng cho đồng bào khó khăn ở miền Nam. Nam sinh cho rằng sự tận tình của các học sinh trong dự án cũng là tinh thần cần có của một bạn trẻ trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo Bình, các bạn muốn du học Mỹ nên hoàn thành sớm các yếu tố về điểm chuẩn hóa hoạt động ngoại khóa để chuẩn bị tốt nhất cho hồ sơ.
Còn em Nguyễn Hoàng Dương – nam sinh vừa trúng tuyển ĐH Case Western lại khắc phục khó khăn bằng cách đưa ra một lịch trình rất cụ thể cho hồ sơ của mình. Chẳng hạn, tháng 3/2020 – khi kỳ thi SAT ở Việt Nam bị hủy thì em không ôn SAT nữa mà cố gắng tập trung vào các phần khác của bộ hồ sơ như tham gia hoạt động ngoại khóa. Cùng lúc, em vẫn cố gắng ôn luyện để khi kỳ thi ổn định lại bản thân có thể đạt kết quả tốt nhất. Khi kỳ thi SAT được tổ chức lại em đã có kết quả như mong muốn.
Có thể thấy, muốn hiện thức ước mơ du học Mỹ công việc chuẩn bị hồ sơ là nỗ lực dài hạn của ứng viên, bền bỉ và xuyên suốt chứ không chỉ vì bị ảnh hưởng nhất thời của dịch bệnh mà nao lòng, nhụt chí bởi nếu dừng giữa chừng, khi quay lại sẽ càng khó hơn.
Cách đánh giá hồ sơ của học sinh trong thời Covid-19 có gì khác?
Theo cô Lê Diệu Linh, tốt nghiệp Đại học Williams – top 1 đại học khai phóng Mỹ hiện là chuyên gia tư vấn du học Mỹ cho biết, phần lớn các trường đại học Mỹ đã đưa ra cách đánh giá hồ sơ thứ hai khi mà không có điểm SAT, trong mùa dịch.
Nếu bạn nộp hồ sơ có điểm SAT thì trường sẽ đánh giá theo cách truyền thống, còn nếu không có điểm SAT thì trường vẫn có cách đánh giá ứng viên dựa vào các thành phần khác và xem như SAT không có mặt trong bộ hồ sơ. Đây cũng là một mặt lợi cho học sinh khi ứng viên có bộ hồ sơ chưa đầy đủ lắm. Ưng viên sẽ phải tập trung bù lại có các yếu tố khác của hồ sơ như hoạt động ngoại khóa hay bài luận.
Cô Linh lưu ý, nắm được tinh thần như vậy ứng viên không nên lãng phí thời gian để chờ đợi các kỳ thi thay vào đó hãy tận dụng tối đa thời gian này để tập trung vào các thành phần khác của bộ hồ sơ.
“Hội đồng tuyển sinh các trường đại học Mỹ đánh giá rất cao các ứng viên có khả năng xoay chuyển tình thế, có nghĩa là linh hoạt trong mọi hoàn cảnh nhất là trong mùa dịch bệnh. Không thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa trực tiếp có thể thay bằng hình thức online. Ví dụ ứng viên có thể tổ chức các hoạt động tư vấn học tập nghề nghiệp hay gây quỹ online”, chuyên gia này chia sẻ.
Cô Lê Diệu Linh (trái, ngoài cùng) cho biết, đại học Mỹ đánh giá rất cao các ứng viên có khả năng xoay chuyển tình thế.
Trong mùa dịch cũng có rất nhiều cộng đồng bị ảnh hưởng chẳng hạn như các làng nghề, các khu du lịch. Bạn trẻ phải nhanh nhạy quan sát, nhận ra kịp thời những khó khăn của cộng đồng mình và có hành động thiết thực. Các học sinh không ngồi yên trong thời gian dịch bệnh mà có những động thái tích cực.
Không nhất thiết các em phải tham gia các hoạt động cộng đồng mà đơn giản hơ, có thể học một khóa học online mình yêu thích, giao lưu kết nối với bạn bè quốc tế… miễn là các em không giết thời gian chết và biết tận dụng các cơ hội. Đó là bí quyết giúp một số ứng viên Việt Nam năm nay ứng tuyển thành công và đại học Mỹ danh tiếng.
5 lựa chọn du học trong năm 2020 đầy biến động
Việc biên giới đóng cửa, hàng loạt các trường đại học lớn trên thế giới cho học online, du học sinh phải về nước... việc du học trong bối cảnh này đang trở nên khó khăn và thành bước chững lại cho những ai không biết sắp xếp và lên kế hoạch phù hợp.
Việc đi du học vẫn là giấc mơ của rất nhiều người, vì nó không chỉ mang lại kiến thức, kỹ năng mới mà còn là những trải nghiệm và cơ hội thực tập, làm việc trong môi trường toàn cầu. Tuy nhiên, với việc biên giới các nước đều đang đóng cửa do dịch Covid-19, học sinh sẽ có những lựa chọn nào? Có lẽ với năm 2020 đầy biến động này, việc tiếp tục học ở trong nước không chỉ phù hợp nhất mà trong nhiều trường hợp, còn là sự lựa chọn duy nhất.
Nhiều du học sinh về nước đang đau đầu với những giờ học trực tuyến để kịp hoàn thành chương trình
Trước hết, đó là cơ hội tốt nghiệp THPT với một bằng quốc tế nếu như học sinh chưa tốt nghiệp PTTH. Để vào đại học, học sinh kết thúc lớp 11 đã có thể học một chương trình PTTH quốc tế bằng nhiều hình thức và thời gian khác nhau nếu học sinh không lựa chọn vào học tại một trường đại học Việt Nam.
Học sinh cũng có thể học các chương trình dự bị để vào đại học. Thông thường, học sinh hết lớp 11 hoặc đã tốt nghiệp THPT Việt Nam có thể học một năm dự bị để vào các trường đại học hàng đầu thế giới của Anh, Úc, Mỹ, Canada. Thay vì phải đi nước ngoài một năm để học dự bị thì hiện giờ, học sinh có thể học ngay tại Việt Nam và sẽ được chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, sự chín muồi để tự tin đi du học vào năm sau.
Các trường đại học trong nước cũng đã có nhiều phương thức tuyển sinh không chỉ qua thi tốt nghiệp mà còn nhiều hình thức tuyển thẳng với học sinh có bằng THPT và đạt yêu cầu về điểm tiếng Anh. Đặc biệt, các khoa có chương trình liên kết quốc tế ở các trường đại học trong nước như Đại học Quốc Gia, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Thuỷ lợi, Đại học Kiến trúc... đều có các phương thức xét tuyển thẳng vào các ngành liên kết với các trường đại học nước ngoài. Điều đó cũng có nghĩa là, sau một hay hai năm học ở Việt Nam, học sinh có thể lựa chọn đi du học tiếp và tốt nghiệp ở nước ngoài.
Các trường đại học quốc tế ở Việt Nam cũng là một lựa chọn tốt cho học sinh. Bản thân các trường đại học quốc tế đã có trụ sở giảng dạy chính ở nước ngoài, nên học sinh vẫn có cơ hội trải nghiệm du học sau khi học từ một đến hai năm ở Việt Nam như Đại học RMIT, Swinburne hay BUV - là trường đại học quốc tế tại Việt Nam nhưng có chương trình liên kết với các trường đại học Anh Quốc. Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng mở rộng cánh cửa cho học sinh học một năm "gap year" trước khi đi du học.
Thế nếu vẫn quyết tâm du học ngay khi tốt nghiệp THPT? Học sinh đủ điều kiện vẫn nhận được thư mời nhập học từ các trường đại học nước ngoài, và khi biên giới chưa mở cửa, họ có thể học trực tuyến cho đến khi có thể sang học tập trực tiếp. Với thế kỷ 21 thì việc học tích hợp hay còn gọi là "blended learning", việc có những kỹ năng để học trực tuyến cũng là điều bắt buộc trong một thế giới công nghệ và đầy biến động.
Nhằm giúp phụ huynh và học sinh "Tái thiết kế kế hoạch du học" trong bối cảnh đi chưa được ở không xong như hiện nay, SACE Việt Nam và Kings Education (UK) đồng hành cùng chuyên gia hướng nghiệp Phoenix Hồ - người có hơn 10 năm làm hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên chia sẻ cách chọn lộ trình và nghề nghiệp cho lứa học sinh chuẩn bị bước vào PTTH và tốt nghiệp vào năm nay, Class of 2002.
Phụ huynh và học sinh đang thảo luận về các chương trình trung học phổ thông và dự bị đại học quốc tế giảng dạy tại SACE College Vietnam
Mục đích của buổi chia sẻ là để giúp phụ huynh và học sinh có thêm quyết tâm để biến những biến động thành cơ hội, tận dụng thế mạnh bản thân của từng học sinh và chọn con đường phù hợp đi đến thành công. Đến với buổi hướng nghiệp này, các bậc phụ huynh sẽ nắm được tình hình "hỗn loạn" hiện nay cũng như cách để cùng con lựa chọn các giải pháp tái thiết kế du học và giải cứu kế hoạch học tập năm 2020 này.
Thời gian: 9:00 - 11:00 Thứ bảy ngày 1/8/2020
Địa điểm: Tầng 7 tòa nhà Sao Mai, 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đăng ký tham gia miễn phí tại: www.bit.ly/huongnghiepphoenixho hoặc liên hệ 0869114550 để được hướng dẫn cụ thể.
Địa chấn COVID-19: 190.000 du học sinh Việt bị đảo lộn thế nào? Theo thông lệ, tháng 7, 8 hằng năm, du học sinh tất bật chuẩn bị nhập học kỳ học mùa thu. Tuy nhiên, năm nay, mọi thứ đã bị đảo lộn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, du học sinh Việt Nam tại các nước cũng nằm trong cơn địa chấn đó.