Ứng viên đăng ký xét công nhận giáo sư được tham gia hội đồng cơ sở và ngành
Đây là một thay đổi quan trọng trong Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo sư Nhà nước, ngành/liên ngành và cơ sở vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.
Theo Thông tư mới này, ứng viên là thành viên hội đồng giáo sư ngành/cơ sở, nếu đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thì được tham gia hội đồng cơ sở và ngành, nhưng không tham gia trao đổi, thảo luận hồ sơ của mình.
Như vậy, nếu so với Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT ngày 28/3/2019 (ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở) trước đây, thì đây được coi như một hướng mở với các thành viên hội đồng. Bởi theo Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT trước đây, ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thì trong năm đó không tham gia Hội đồng Giáo sư ngành/cơ sở.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Ngoài ra, thay đổi cụm từ “tóm tắt lý lịch khoa học” thành yêu cầu “lý lịch khoa học” tại các điểm a, b, e khoản 3 Điều 7 (về trình tự bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước) và khoản 7 Điều 14 (về trình tự bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư ngành) của Thông tư 04.
Theo đó, trong trình tự, Hội đồng Giáo sư ngành ở nhiệm kỳ trước giới thiệu ứng viên Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước và lý lịch khoa học. Số lượng ứng viên giới thiệu tối đa bằng số lượng thành viên của Hội đồng Giáo sư ngành của nhiệm kỳ trước.
Cơ sở giáo dục đại học giới thiệu ứng viên Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước và lý lịch khoa học. Mỗi ngành giới thiệu tối đa 3 ứng viên.
Video đang HOT
Danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước và bản lý lịch khoa học của các thành viên được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Tuy nhiên, Thông tư mới này đã thay đổi từ “thường xuyên” thành từ “hằng năm” tại khoản 7 Điều 14 của Thông tư 04.
Do đó, danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư ngành và bản lý lịch khoa học của các thành viên sẽ chỉ được công bố công khai, cập nhật hằng năm trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, thay vì thường xuyên như thông tư trước đây.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/5/2020.
Thanh Hùng
Ngành giáo dục lại "đại phẫu" không trúng "bệnh"
Việc đưa danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên vào "vòng bí mật" khiến dư luận băn khoăn, thắc mắc.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước trong phiên họp công bố xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Huy Huy/Thanh Niên.
Trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp Hội đồng giáo sư (gọi tắt là Thông tư sửa đổi) mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) dự kiến bãi bỏ điểm e khoản 3 Điều 7 của Quy chế mà Bộ này ban hành tại Thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT trước đó (ban hành ngày 28/3/2019).
Tức là, bãi bỏ yêu cầu công khai trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) danh sách thành viên, cùng với bản tóm tắt lý lịch khoa học của mỗi thành viên. Việc này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, không đồng tình trong dư luận và các chuyên gia.
Trước những lùm xùm từ dư luận, ông Trần Anh Tuấn- Chánh Văn phòng HĐGSNN cho biết Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) là đơn vị soạn thảo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp hội đồng giáo sư và xác nhận "Thông tư đang trong thời gian lấy ý kiến".
Quả thật, thời gian qua, đã có nhiều phân tích mổ xẻ nguyên nhân của những hiện tượng đáng buồn này từ các góc độ khác nhau: Chính sách giáo dục, những biến đổi theo chiều hướng đi xuống của đời sống văn hóa xã hội nói chung, căn bệnh thành tích nặng nề, và đặc biệt là sự vào cuộc không sát sao của tư lệnh ngành giáo dục trong công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19...
Nhưng có một khía cạnh rõ ràng không thể thờ ơ. Đó là những lộn xộn trong việc tuyển dụng, phong học hàm, học vị cho người thầy - những người không chỉ mang trọng trách truyền thụ kiến thức mà còn cả nhân cách cho học sinh, sinh viên.
Dư luận và nhiều chuyên gia đã không quá khi nói chất lượng GS, PGS không cao, không thực chất, đang ở trong tình trạng "báo động đỏ". Nếu so sánh với khu vực, số lượng nghiên cứu công bố trên tạp chí ISI/Scopus của Việt Nam cũng tụt hậu so với Thái Lan hay Singapore. Ước tính, đến năm 2030, số bài báo khoa học của Việt Nam chỉ bằng Singapore hiện tại. Đến năm 2025, Việt Nam bằng Thái Lan năm 2016.
Không chỉ số lượng ít, chất lượng các công bố thông qua chỉ số trích dẫn của Việt Nam cũng kém so với các nước ASEAN, nhất là Philippines và Singapore. Bên cạnh đó, một vấn đề nhiều nhà khoa học quan tâm là nghiên cứu Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều "ngoại lực". Có tới 80% các công trình khoa học đứng tên chung hoặc hợp tác với người nước ngoài.
Với chất lượng GS, PGS không cao, đòi hỏi quy trình xét duyệt các ứng viên càng nghiêm ngặt và những người ở vị trí "cầm cân nảy mực" kia đòi hỏi phải xứng đáng cả về trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất chính trị.
Đã là hội đồng xét công nhận thì đều phải công khai để biết được tài năng, kinh nghiệm của các thành viên hội đồng đó đến đâu, có đủ tư cách tham gia hội đồng hay không, đồng thời cũng để giám sát xem hội đồng đó có lợi ích nhóm không, có thiên vị cá nhân không.
Bản thân các ưng viên GS, PGS cũng cần được biết người chấm điểm, xét chọn mình là ai, trình độ như thế nào, còn cứ mù mờ thì không ai biết được và cũng không giám sát được.
"Nếu không công khai thì không tránh khỏi nguy cơ thành viên hội đồng làm những chuyện không phù hợp với quy định, vì lợi ích nhóm rồi nghi kỵ lẫn nhau, người nọ đổ thừa cho người kia" - GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nói.
Có thể nói, những thành viên HĐGSNN phải luôn là những người thầy xuất sắc trong số những người thầy. Vì vậy, chẳng có người thầy xuât sắc nào lại không muốn công khai thành tích của mình khi tổ chức yêu cầu.
Việc đưa danh sách thành viên HĐGSNN và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên vào "vòng bí mật" để lại cho dư luận nhiểu khúc mắc, như Bộ làm vậy nhằm mục đích gì và Bộ có trách nhiệm phải giải thích cho rõ về việc này, đồng thời đề nghị phải công khai như trước đây.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hết sức hệ trọng, biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành giáo dục đang có những cuộc "đại phẫu", nhưng có vẻ người ta "đại phẫu không trúng bệnh". Và bản dự thảo Thông tư sửa đổi trên như là một bước thụt lùi.
Sông Hàn
Theo enternews
Xứng đáng ngồi chủ chốt Hội đồng Giáo sư, sao không công khai lý lịch khoa học? "Đã là khoa học thì phải minh bạch, huống hồ đó là vị trí chủ chốt trong Hội đồng Giáo sư nhà nước", Giáo sư Phạm Gia Khải nói. Theo dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp hội đồng giáo sư bản mới nhất nêu rõ, danh sách ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước kèm theo...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Thế giới
21:27:39 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025