Ung thư tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ung thư tuyến giáp
Nhắc đến bệnh ung thư tuyến giáp thì đa số mọi người đều hình dung được những biến chứng nguy hiểm của bệnh này, thậm chí nhiều người còn nghĩ “mắc ung thư thì chỉ có nước chết”.
Thế nhưng khi nhắc đến triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào thì rất ít người biết. Ngay từ bây giờ hãy bổ sung kiến thức để chủ động phòng ngừa, phát hiện và chữa kịp thời.
Ung thư tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là bệnh gì?
Tuyến giáp là gì? Đây là một bộ phận có hình bướm, vị trí ở trước cổ, ngay dưới “trái cấm Adam” có chức năng sản xuất hooc môn tuyến giáp (thyroxine hoặc gọi là T4. Hormon) phục vụ quá trình trao đổi các chất giúp cơ thể phát triển. Đặc biệt nó rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Ung thư tuyến giáp là bệnh xuất hiện khi các tế bào của tuyến giáp phát triển không bình thường, thường xuất phát từ tế nào nang gọi là ung thư thể nhú hoặc ung thư nang và ung thư không biệt hóa. Ung thư thể nhú là loại phổ biến, nhất là ở những người còn trẻ tuổi còn ung thư nang thì hay gặp ở người già; Ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm và khó điều trị nhất.
Ngoài ra, tế bào ung thư bắt nguồn từ tế bào cận nang được gọi là ung thư mô tủy. Loại ung thư này có khả năng di truyền.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp là do sự bất thường của các tế bào tại cơ quan này. Tuy chưa xác định được chính xác lý do gây ra điều này nhưng các chuyên gia Y tế cho rằng tế bào ung thư nào xuất hiện cũng đều do các AND trong đó bị thay đổi. Chính điều này đã dẫn sự tái tạo tế bào diễn ra nhanh, mạnh mẽ, không thể kiểm soát tạo nên bướu hay gọi là khối u.
Bệnh xảy ra với tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, giới tính nhưng phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Những người phải tiếp xúc với các chất phóng xạ hay trẻ em phải xạ trị để điều trị ở đầu, cổ, ngực cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư tuyến giáp không phải là bệnh truyền nhiễm.
Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp.
Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.
Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone : Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hormone ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư.
Do mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Các nguyên nhân khác như bị thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì…
Triệu chứng
Video đang HOT
Giai đoạn đầu thì đa số bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều không có những biểu hiện nào rõ ràng, có chăng chỉ là những khối u tuyến giáp – mới đầu chúng thường chưa di căn hoặc lây lan sang các bộ phận xung quanh đó gây ra triệu chứng khó nuốt, đau cổ, sưng bạch huyết, khàn giọng,…
Triệu chứng sớm:
Xuất hiện khối u ở cổ: có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này do tuyến giáp nằm ở phía trước vùng cổ. Khối u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.
Có hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.
Triệu chứng muộn:
Khối u to, rắn, cố định trước cổ.
Khàn tiếng, có thể khó thở do khối u to dần lên chèn ép vào thanh quản, khí quản
Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép vào thực quản
Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét ra máu.
Liệu pháp điều trị
Trước khi điều trị thì các bác sĩ sẽ dùng những kĩ thuật Y tế để chẩn đoán chính xác và tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả:
Chụp X – quang để phát hiện khối U
Sinh thiết để xác định tế bào ung thư
Cách điều trị
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng những những biện pháp khác nhau, có thể xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư tuyến giáp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là phương pháp quan trọng nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp tùy vào từng trường hợp cụ thể tuy nhiên phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Với tất cả các trường hợp khối u tuyến giáp có chỉ định phẫu thuật thì sinh thiết tức thì trong mổ là phương pháp giúp phẫu thuật viên quyết định cách thức phẫu thuật cho phù hợp.
Chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ trong các trường hợp sau:
Với ung thư giáp trạng không biệt hóa nếu như còn khả năng phẫu thuật trên cơ sở đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật kỹ. Nếu không còn khả năng phẫu thuật thì đôi khi buộc phải sử dụng các phẫu thuật điều trị triệu chứng như mở khí quản hay mở thông dạ dày sau đó chỉ định tia xạ và hóa trị.
Với ung thư tuyến giáp biệt hóa sẽ chỉ định cắt giáp toàn bộ khi có một trong các yếu tố tiên lượng xấu hoặc ung thư tuyến giáp tái phát, vét hạch cổ khi phát hiện hạch trên lâm sàng, dựa trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và thăm khám kiểm tra đánh giá tổn thương trong phẫu thuật.
Với các trường hợp ung thư tuyến giáp thể tủy đa số tổn thương đa ổ, mức độ ác tính, tỷ lệ tái phát tại chỗ cao và thường có di căn hạch vùng từng giai đoạn sớm. Do đó phương pháp điều trị là cắt tuyến giáp toàn bộ, vét hạch cổ và xạ trị bổ trợ..
Ngoài những trường hợp chỉ định cắt giáp toàn bộ, người bệnh được cân nhắc chỉ định cắt tuyến giáp gần toàn bộ hoặc cắt thùy và eo giáp
Điều trị I131 là phương pháp điều trị bổ trợ giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa.
Xạ trị và hóa trị ít có giá trị với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, thường được sử dụng đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy.
Liệu pháp hormon: chỉ định sau khi điều trị I131 hậu phẫu, hay sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc có di căn lan tràn sau khi điều trị triệt căn thất bại.
Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân là liệu pháp giúp người bệnh ung thư củng cố hệ miễn dịch để kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, tăng khả năng nhận diện và tấn công tế bào ung thư, tăng hiệu quả điều trị.
Theo thoidai
5 câu hỏi thường gặp nhất về bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ung thư nguy hiểm. Vì vậy trang bị cho bản thân các kiến thức về bệnh là điều cần thiết để có thể phát hiện sớm và không bỏ lỡ mất giai đoạn vàng để điều trị bệnh.
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp là gì?
- Rối loạn hệ miễn dịch: Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp là những người có hệ miễn dịch bị rối loạn và suy yếu. Khi hệ miễn dịch suy yếu làm cho cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân tấn công gây bệnh. Từ đó làm cho tuyến giáp bị ảnh hưởng và dẫn đến ung thư.
- Nhiễm chất phóng xạ: nhiễm chất phóng xạ làm ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp là: nhiễm chất phóng xạ, rối loạn hệ miễn dịch, di truyền,.....
- Yếu tố di truyền: Ung thư không phải là bệnh di truyền, nhưng nếu gia đình có người mắc ung thư giáp thì người thân gia đình ấy có khả năng mắc cao hơn những người bình thường.
- Tuổi tác, thay đổi hooc-môn: Những người ở độ tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư từ 30- 50 tuổi. Đặc biệt, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới.
- Do mắc bệnh tuyến giáp: Người đã từng hoặc đang mắc bệnh về giáp sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
- Các nguyên nhân khác: rượu bia, thiếu iot, thuốc lá, , thừa cân, béo phì,....
Với những người nằm 1 trong các yếu tố trên cần lưu ý đến các biểu hiện khác thường của cơ thể và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.
2. Các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
Những dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cần lưu ý đó là:
- Xuất hiện khối u, hạch ở vùng cổ.
- Bị khàn tiếng.
- Khó thở.
- Khó nuốt, đau họng.
- Da ở vùng cổ bị sạm, giảm cân, mệt mỏi,....
3. Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?
Với mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau. Bởi khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần phải dựa vào các yếu tố như:
- Mục đích điều trị ung thư.
- Giai đoạn phát hiện bệnh, sự phát triển của tế bào ung thư.
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ tiếp nhận phác đồ của cơ thể....
Thông thường việc điều trị cho bệnh nhân ung thư được sử dụng 3 phương pháp chính như:
- Phương pháp phẫu thuật: Phù hợp với những bệnh nhân phát hiện sớm. Khối u còn nhỏ chưa lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Ưu điểm là tiêu diệt khối u nhanh, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Nhưng một số tế bào ung thư lân cận nhỏ xung quanh tuyến giáp không được cắt bỏ và đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng di căn.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u trong tuyến giáp
- Phương pháp xạ trị: Thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật và hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Hoặc được sử dụng đơn độc để trị ung thư. Tuy nhiên chúng cũng mang lại các tác dụng phụ cho người bệnh. Và khối u di căn đến nhiều cơ quan thì ít được áp dụng.
- Phương pháp hóa trị: Thường được sử dụng cho trường hợp tế bào ung thư đã di căn, không áp dụng được phẫu thuật và xạ trị. Biện pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị ung thư. Tuy nhiên một số tác dụng sẽ hết khi bệnh nhân kết thúc quá trình điều trị.
4. Bệnh ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ sống khả quan hơn những loại ung thư khác. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm tỷ lệ sống sau 5 năm khá cao khoảng 99%. Đến giai đoạn cuối tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 28% - 51%.
Tuy nhiên đây chỉ là những con số mang tính chất tham khảo bởi bệnh nhân sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tinh thần, phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt,... Do đó không có câu trả lời cụ thể nào cho từng bệnh nhân cả. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải có tinh thần thật vững để đối diện với căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư tuyến giáp nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cùng với các phương pháp hỗ trợ tốt thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, sống tốt thêm nhiều năm liền.
Phạm Hưng
Theo ĐSPL
10 năm chiến đấu với bệnh ung thư hiếm gặp: Câu chuyện của nữ vận động viên người Mỹ sẽ truyền cảm hứng cho rất nhiều người bệnh khác Dù qua đời ở tuổi 32 nhưng câu chuyện về hành trình chống chọi với căn bệnh ung thư của nữ vận động viên Gabe Grunewald đã lan tỏa sự lạc quan đến nhiều người cùng chung hoàn cảnh. Gabe Grunewald (Gabriele Grunewald) là một nữ vận động viên chạy cự ly trung bình nổi tiếng tại đất Mỹ. Xuất phát điểm cô...