Ung thư lưỡi và những dấu hiệu dễ nhận biết bạn không nên bỏ qua
Bệnh ung thư lưỡi là một trong những loại phổ biến nhất của ung thư miệng. Dấu hiệu đáng chú ý nhất là đau lưỡi và các vết loét không lành trên lưỡi.
Ảnh: Getty
Lưỡi được tạo thành từ một nhóm các cơ, giúp nếm thức ăn, nuốt và nói. Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng và được phủ bằng các nốt sần nhỏ gọi là nhú lưỡi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất thường ở lưỡi nhưng phần lớn các vấn đề lưỡi là không nghiêm trọng và hầu hết có thể được giải quyết một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những bất thường ở lưỡi là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng của ung thư miệng trong đó có ung thư lưỡi.
Ảnh: rdhmag.com
Nguyên nhân của ung thư lưỡi:
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này, bao gồm: Hút thuốc lá; Sử dụng rượu, bia thường xuyên; Những người tiếp xúc với bức xạ cường độ cao; Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, ít rau xanh và trái cây; Người nhiễm virus papilloma ở người (HPV); Gia đình có người mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc ung thư khoang miệng; Có tiền sử mắc bệnh ung thư, đặc biệt là một loại ung thư tế bào vảy khác.
Theo thống kê, 70 – 80% những người bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư miệng hoặc lưỡi đều là những người nghiện rượu.
Rượu bia là một trong những tác nhân gây ung thư lưỡi. Ảnh: rdhmag.com
Video đang HOT
Dấu hiệu nhận nhận biết ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi giai đoạn đầu (giai đoạn 0) mới chỉ xảy ra ung thư biểu mô tại chỗ, các bác sĩ thường gọi đây là giai đoạn tiền ung thư. Lúc này, ung thư chưa lây lan và nếu chịu khó quan sát sẽ thấy sự xuất hiện của ung thư trong các mô của lưỡi. Tuy nhiên, các dấu hiệu này rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Hơn nữa, các bệnh nhân mắc ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường chưa có cảm giác đau nên dễ chủ quan, không chịu đến khám bác sĩ. Do đó, hầu hết bệnh nhân đều đến gặp bác sĩ khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Đau lưỡi là biểu hiện ban đầu khi mắc ung thư lưỡi. Bệnh nhân sẽ cảm thấy như có xương cá hoặc dị vật cắm vào lưỡi rất khó chịu nhưng không tìm ra được nguyên nhân. Lưỡi xuất hiện mảng trắng bám chắc vào bề mặt và ngày càng lan rộng thì bạn nên cẩn thận bởi có thể bạn đã mắc ung thư lưỡi. Ở giai đoạn đầu lưỡi có thể có một điểm nổi phồng lên và bị thay đổi màu sắc hoặc bị xơ hóa và xuất hiện nhiều vết loét nhỏ. Đôi khi, lưỡi bị tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có thể có hạch cổ ngay ở giai đoạn này.
Dưới đây là một số triệu chứng có thể xuất hiện khi lưỡi có vấn đề:
- Khó khăn khi vận động lưỡi.
- Thay đổi về kích thước, lưỡi có thể quá lớn hoặc đột nhiên bị sưng phồng lên.
- Thay đổi về màu sắc, từ màu bình thường của lưỡi sang màu trắng, màu đỏ hoặc màu đen.
- Cảm giác đau hoặc rát trên lưỡi
- Xuất hiện tổn thương loét trên lưỡi.
- Lưỡi bị đau thường là kết quả của một chấn thương hoặc nhiễm trùng
- Cắn trúng lưỡi khi ăn nhai, vết bỏng ở lưỡi do nhiệt độ hoặc hóa chất
- Viêm nhú lưỡi tạo thành một vết sưng đau trên lưỡi
- Loét aphthe xuất hiện trong lưỡi có tính chu kỳ, gây đau và khó chịu khi ăn nhai, căn nguyên có thể do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn hormon, stress
- Hội chứng nóng rát lưỡi thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc người hút thuốc lá nhiều.
Lời khuyên của bác sĩ:
Để phòng bệnh ung thư lưỡi cần vệ sinh răng miệng tốt, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia… Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên lưỡi, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu thấy có vết loét lưỡi đáy cứng, bờ sần sùi, không đau, xuất hiện bên hông lưỡi không lành sau 2 tuần. Đặc biệt ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc, uống rượu cần tầm soát ung thư lưỡi.
Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân ung thư lưỡi nhầm mình bị nhiệt miệng. 90% bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn, do đó buộc phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u).
Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét aphthous (loét áp-tơ). Đây là một vết loét ở vùng miệng, có màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Những vết loét này có thể xuất hiện ở lưỡi, lợi, má trong và mặt trong môi. Nhiệt miệng rất phổ biến và có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Mặc dù gây đau đớn và khó chịu nhưng bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một bệnh lành tính.
Điều trị nhiệt miệng cũng rất đơn giản. Đa số trường hợp chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà không cần dùng thuốc. Một số ít trường hợp cần dùng thuốc và bổ sung vitamin, kẽm và các chất dinh dưỡng, theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh này có thể khỏi sau khoảng 2 tuần và không để lại di chứng.
Khác với nhiệt miệng, ung thư lưỡi là một bệnh ác tính. Tổn thương ban đầu có thể là một vết loét ở lưỡi, rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Sau đó ung thư sẽ lan rộng và di căn tới các cơ quan trong có thể. Ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn, một phần nguyên nhân do bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Khi được phát hiện thì ung thư đã lan tràn và phá hủy nhiều cơ quan trong cơ thể.
Người bệnh đã suy kiệt và rất khó điều trị. Nhưng nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật, kết hợp hóa trị và xạ trị. Phát hiện bệnh sớm một ngày là tăng thêm một phần cơ hội sống sót của người bệnh.
Dấu hiệu khác biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.
Cách nhận biết và phân biệt
Nếu bị một vết loét ở lưỡi, làm thế nào để biết đó là nhiệt miệng hay ung thư lưỡi, hãy dựa vào những điểm khác nhau sau đây:
Các đặc điểm của vết loét: Nếu bị nhiệt miệng thì vết loét màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Kích thước dưới 1cm. Vết loét và xung quanh nó có thể sưng, nóng, đỏ, đau nhưng vẫn mềm mại. Thường không chảy máu, không có mùi khó chịu. Ung thư lưỡi thì tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi. Cũng có thể gặp vết loét nằm trên u sùi. Tổn thương màu đỏ xen lẫn trắng, vàng. Có khi có màu đen do hoại tử. Nếu bạn có nhiệt miệng màu đen thì khả năng cao đó là ung thư. Tổn thương có thể đau hoặc không đau. Xung quanh vết loét chai cứng. Thường chảy máu và có mùi hôi, khó chịu.
Thời gian mắc bệnh: Nhiệt miệng thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng ở những vị trí khác nhau. Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm. Đôi khi tổn thương lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí. Vì vậy, nếu bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, thời gian trên 2 tuần, hoặc vết loét tái đi tái lại ở cùng vị trí, nên đến gặp bác sĩ để loại trừ ung thư.
Nổi hạch: Nổi hạch có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, nhưng nó cũng là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm. Nếu bạn bị nhiệt miệng nổi hạch góc hàm, nhiệt miệng nổi hạch cổ. Đây có thể là biểu hiện bạn bị nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng, cần phải dùng kháng sinh. Hoặc có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi. Dù sao, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị.
Các triệu chứng khác như: Ung thư lưỡi có thể gây các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy kiệt, sốt kéo dài, nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn. Còn nhiệt miệng thường không gây triệu chứng toàn thân nào. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.
Lời khuyên của thầy thuốc
Mặc dù chúng ta đã biết cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi để phát hiện sớm bệnh ung thư. Nhưng cũng không thể lơ là việc phòng bệnh ung thư lưỡi ngay từ hôm nay.
Những việc có thể làm để phòng bệnh ung thư lưỡi là: Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa mỗi ngày. Nên thay bàn chải răng 3 tháng 1 lần. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu là thói quen tốt bảo vệ khỏi bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác.
Nếu đang hút thuốc lá, thuốc lào, hãy dừng ngay. Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp tránh khỏi bệnh ung thư. Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua giúp phòng chống ung thư.
Hạn chế ăn các món chiên, nướng và thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ muối, đồ hộp. Khám nha khoa thường xuyên mỗi năm 2 lần để phát hiện sớm ung thư lưỡi. Nên lấy cao răng định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, giúp phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.
Sau nụ hôn vướng víu, chàng trai dọa chia tay vì nghĩ rằng bạn gái lén đi bấm khuyên lưỡi nhưng nguyên nhân thực sự lại đau lòng hơn nhiều Vì nụ hôn vướng víu với bạn gái và phát hiện "dị vật" trong miệng nên anh đinh ninh cho rằng cô đã lén anh đi bấm khuyên lưỡi. Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, chia sẻ về trường hợp bệnh nhân nữ (18 tuổi) là cô Liễu sống tại Đài Loan. Cô...