Ung thư đường mật khó phát hiện, dễ tử vong
Ung thư đường mật ít gặp hơn ung thư gan, thường phát hiện khá trễ, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và thời gian sống còn của người bệnh.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Võ Văn Hùng, Phó Khoa Tiêu hoá Gan Mật, Bệnh viện Bình Dân, cho biết ung thư đường mật tiên lượng rất xấu, đặc biệt là ung thư vùng rốn gan. Nếu không điều trị, bệnh nhân tử vong do suy gan và di căn chỉ trong vòng 3-6 tháng.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 8.000 trường hợp ung thư đường mật. Tỷ lệ sống sau năm năm của người ung thư đường mật trong gan là 15,9% và ung thư đường mật ngoài gan là 27,8%.
Theo bác sĩ Hùng, hiện nay việc phát hiện sớm ung thư đường mật còn rất khó khăn, đặc biệt là khi có kết hợp sỏi đường mật. Đa số bệnh nhân khi phát hiện đã có xâm lấn các mạch máu quan trọng của gan, gây khó khăn cho phẫu thuật triệt để cắt bỏ khối ung thư.
Một số yếu tố thuận lợi của ung thư đường mật là nhiễm trùng mạn tính, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc các hóa chất dùng trong công nghiệp cao su, người có nang đường mật, xơ gan bẩm sinh, viêm đường mật xơ hóa, viêm loét đại tràng. Ung thư đường mật trên bệnh nhân viêm loét đại tràng có khuynh hướng diễn tiến trầm trọng hơn.
Vàng da có thể là dấu hiệu của ung thư đường mật hoặc các bệnh lý lành tính khác như sỏi mật, xơ gan, viêm gan, tán huyết… Vàng da là triệu chứng phổ biến nhất, xuất hiện ở khoảng 90% các trường hợp ung thư đường mật. Ngoài ra bệnh nhân có thể đau bụng, đôi khi vào viện vì sốt nhiễm trùng đường mật, ngứa toàn thân, thiếu máu, chán ăn sụt cân. Trường hợp muộn, người bệnh có thể báng bụng do có dịch trong bụng.
“Hiện nay vẫn chưa có kỹ thuật chẩn đoán nào chính xác 100%, u vẫn có thể bị nhầm là sỏi hay bùn mật trên các chẩn đoán hình ảnh”, bác sĩ Hùng phân tích.
Siêu âm là phương tiện chẩn đoán đầu tiên đối với bệnh nhân vàng da. Biểu hiện chính là hình ảnh đường mật bị giãn, siêu âm rất khó nhận biết vị trí của khối u. Chụp cắt lớp điện toán CT đánh giá được vị trí u, mức độ xâm lấn của u vào gan và di căn, nhưng không thể phát hiện u nhỏ hơn một cm.
Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) có thể chẩn đoán u đường mật. Đây là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, tránh được tia X, cho phép quan sát được toàn bộ hình ảnh đường mật, tuy nhiên đôi khi khó phân biệt giữa u và sỏi hoặc bùn mật.
Bác sĩ có thể chọn các kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC) và siêu âm qua nội soi (EUS), nhất là khi cần xác định bản chất mô học của u. Noài ra, bác sĩ sẽ sinh thiết giúp xác định bản chất mô học của tế bào khối u, với nhiều phương pháp như chọc kim nhỏ qua da, qua nội soi mật tụy ngược dòng, qua siêu âm nội soi… hoặc tìm tế bào ung thư trong dịch mật.
Điều trị ung thư đường mật
Video đang HOT
Phẫu thuật
Phẫu thuật triệt để là phương pháp duy nhất cải thiện thời gian sống còn của bệnh nhân. Tuy nhiên trên nửa số trường hợp khi phẫu thuật phát hiện có di căn phúc mạc hoặc di căn xa, dù các phương tiện chẩn đoán trước mổ cho thấy còn khả năng làm phẫu thuật triệt để.
Do bản chất xâm lấn tại chỗ và do vị trí quan trọng của vùng rốn gan – chỗ chia của hai ống gan, khả năng phẫu thuật điều trị triệt để ít và khó thực hiện. Chỉ 15-30% trường hợp ung thư đường mật vùng rốn gan có thể cắt bỏ được. Đa số trường hợp ngoài việc cắt bỏ đường mật có u, bác sĩ phẫu thuật phải cắt luôn phần gan có u xâm lấn.
Phẫu thuật điều trị ung thư đường mật là phẫu thuật phức tạp, chỉ được thực hiện tại một số trung tâm ngoại khoa lớn của Việt Nam.
Trong những trường hợp không thể cắt bỏ u, bác sĩ đặt ống thông (stent) đường mật qua chỗ hẹp là tốt nhất, giúp mật lưu thông từ gan xuống ruột và bệnh nhân sẽ giảm vàng da. Phương pháp dẫn lưu mật này giúp cải thiện chất lượng sống, giảm vàng da, ăn uống ngon miệng hơn nhờ có dịch mật tiêu hóa thức ăn.
Hóa trị
Hiện nay có một số thuốc mới được dùng điều trị ung thư đường mật nhưng tỷ lệ đáp ứng còn thấp, nhất là các bệnh nhân đã quá chỉ định phẫu thuật, không còn cắt được u. Trong một số nghiên cứu, điều trị bằng hóa trị sau đặt ống dẫn lưu giúp cải thiện thời gian sống trung bình từ 8 tháng lên 28 tháng.
Phòng ung thư đường mật
Theo bác sĩ Hùng, không thể dự phòng hoàn toàn ung thư đường mật, chỉ có thể tránh các yếu tố thuận lợi như tránh tiếp xúc hóa chất độc hại, điều trị các bệnh nhiễm trùng mạn tính, bệnh ký sinh trùng như giun sán, bệnh sỏi mật, viêm loét đại tràng, các bệnh đường mật khác như nang đường mật, xơ gan, viêm đường mật xơ hóa…
Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt người trên 50 tuổi, lứa tuổi thường gặp ung thư đường mật. Trường hợp đau vùng bụng trên bên phải, nước tiểu vàng sậm, vàng da, vàng mắt nên đến ngay các trung tâm y tế để phát hiện bệnh sớm.
Vàng da là dấu hiệu của bệnh ung thư nào?
Bệnh nhân ung thư đường mật sẽ tử vong do suy gan và di căn trong vòng 3-6 tháng nếu không được điều trị.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Hùng, Phó trưởng khoa Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM, vàng da có thể là một dấu hiệu của ung thư đường mật hoặc các bệnh lý lành tính khác như sỏi mật, xơ gan, viêm gan, tán huyết... mà người bệnh cần lưu ý.
Căn bệnh không thể dự phòng
Bác sĩ Hùng cho biết mới đây, khoa Tiêu hóa gan mật, tiếp nhận bệnh nhân H.H.Q. (60 tuổi, ngụ tại TP.HCM) đến khám do da và mắt ngày càng vàng.
Trước đó, ông Q. không chú ý đến điểm này và cũng không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, ông bắt đầu có triệu chứng ngứa toàn cơ thể, nước tiểu vàng sậm và đau bụng nên đi khám tại bệnh viện địa phương.
Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Bình Dân, ông Q. được chẩn đoán giãn đường mật, u đường mật vùng ống gan và được chỉ định phẫu thuật điều trị.
"Căn bệnh này không thể dự phòng mà chỉ có thể cố gắng tránh yếu tố nguy cơ. Do đó, đa số trường hợp phát hiện bệnh muộn, thời gian sống không nhiều", bác si Hùng nói.
Bác sĩ Hùng đang chăm sóc cho bệnh nhân có dấu hiệu ung thư đường mật. Ảnh: Trần Nhung.
Bác sĩ Hùng cho biết sỏi mật là nguyên nhân ngoại khoa chính gây ra tình trạng vàng da, song nguyên nhân đáng sợ nhất là ung thư đường mật. Vàng da do các u lành tính rất hiếm gặp. Đa số khối u phát hiện trên đường mật là ác tính.
Ung thư đường mật ít gặp hơn ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh thường được phát hiện khá trễ, ảnh hưởng kết quả điều trị và thời gian sống của bệnh nhân.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 8.000 trường hợp mới mắc ung thư đường mật. Một nghiên cứu của tác giả Kim và cộng sự tại Hàn Quốc khảo sát trong năm 2015, cho thấy tỷ lệ ung thư đường mật trong gan là 7,8/100.000 dân, ung thư đường mật ngoài gan là 6,5/100.000 dân.
Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đường mật trong gan là 15,9% và ngoài gan là 27,8%. Tuổi mắc bệnh trung bình trong cộng đồng là 50-70, nam nhiều hơn nữ và khoảng 25-57% có kèm sỏi mật.
Hiện nay, việc phát hiện sớm ung thư đường mật khá khó khăn, đặc biệt là khi có kết hợp sỏi đường mật. Đa số trường hợp khi được phát hiện, bệnh đã xâm lấn các mạch máu quan trọng của gan, khiến cuộc phẫu thuật cắt triệt để khối ung thư gặp nhiều khó khăn.
Ung thư đường mật diễn tiến âm thầm, khó phát hiện. Ảnh: Medical News Today.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường mật bao gồm nhiễm trùng mạn tính, ký sinh trùng, tiếp xúc các hóa chất dùng trong công nghiệp cao su. Ngoài ra, nang đường mật, xơ gan bẩm sinh, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, viêm loét đại tràng là các yếu tố thuận lợi đối với ung thư đường mật. Ung thư đường mật trên bệnh nhân viêm loét đại tràng có khuynh hướng diễn biến trầm trọng hơn.
Dấu hiệu và cách điều trị ung thư đường mật
Vàng da là triệu chứng phổ biến nhất khi mắc ung thư đường mật. Dấu hiệu này xuất hiện ở khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện đau bụng (30-50%), sốt nhiễm trùng đường mật, ngứa toàn thân, thiếu máu, chán ăn sụt cân. Trong các trường hợp muộn, người bệnh có xuất hiện báng bụng (dịch trong bụng).
Theo bác sĩ Võ Văn Hùng, việc chẩn đoán ung thư đường mật hiện nay không khó. Bác sĩ có thể dựa vào kết quả siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), chụp cộng hưởng từ mật tụy, nội soi ngược dòng, chụp đường mật xuyên gan qua da, sinh thiết và các xét nghiệm máu.
Vàng da là dấu hiệu điển hình khi mắc ung thư đường mật. Ảnh: Pintersest .
Phẫu thuật, hóa trị và chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư đường mật.
Do bản chất xâm lấn tại chỗ, khả năng phẫu thuật điều trị triệt để ung thư đường mật ít và khó thực hiện. Chỉ 15-30% trường hợp ung thư đường mật vùng rốn gan có thể cắt bỏ được. Đa số trường hợp ngoài việc cắt bỏ đường mật có u, bác sĩ phải cắt luôn phần gan có u xâm lấn.
Dự hậu của ung thư đường mật rất xấu, đặc biệt là ung thư vùng rốn gan. Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể tử vong do suy gan và di căn trong vòng 3-6 tháng. Trong nhiều trường hợp được phát hiện, khối u thường đã xâm lấn gan vào các cấu trúc quan trọng lân cận như mạch máu và bạch huyết.
Phẫu thuật điều trị ung thư đường mật rất phức tạp, chỉ được thực hiện tại một số trung tâm ngoại khoa lớn tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong trước, trong và sau phẫu thuật là 1,3-11%. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 35-50%.
Với các trường hợp ung thư đường mật giai đoạn muộn, đã có xâm lấn và di căn, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh chọn lựa điều trị bằng thủ thuật với mục đích giảm vàng da. Tuy nhiên, cách này không thể cải thiện thời gian sống của người bệnh.
Bác sĩ Hùng nhấn mạnh chúng ta không thể dự phòng hoàn toàn ung thư đường mật mà chỉ có thể tránh các yếu tố thuận lợi gây bệnh như hạn chế tiếp xúc hóa chất độc hại, điều trị các bệnh nhiễm trùng mạn tính, ký sinh trùng như giun sán, sỏi mật, viêm loét đại tràng và các bệnh đường mật khác (nang đường mật, xơ gan, viêm đường mật xơ hóa...).
Ngoài ra, người dân nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt người trên 50 tuổi. Đây là lứa tuổi thường gặp của bệnh ung thư đường mật.
Khi có dấu hiệu đau vùng bụng trên bên phải, tiểu vàng sậm, vàng da, vàng mắt, người dân nên đến ngay các cơ sở y tế để phát hiện bệnh sớm trong giai đoạn còn phẫu thuật triệt để.
Nam thanh niên cấp cứu giữa đêm vì đứt 'phanh hãm' cậu nhỏ Nam thanh niên đến viện cấp cứu giữa đêm trong tình trạng đau dữ dội và "cậu nhỏ" liên tục ra máu. Ảnh minh họa BS Lê Vũ Tân, khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, TP. HCM cho biết, khoảng 23h đêm, anh nhận được cuộc gọi từ nhân viên trực, báo có một trường hợp đang ra máu dữ dội vùng...