Ung thư dùng túi truyền tín hiệu gây đột biến tế bào khỏe mạnh
Tín hiệu này gây hiện tượng tái lập trình lại hình dạng và vị trí của ty thể trong các tế bào khỏe mạnh, kích thích sự tạo hình bất thường ở các mô.
Theo 1 nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Wistar, các tế bào ung thư vú bị thiếu oxy sẽ gửi tín hiệu có khả năng tạo ra thay đổi “ung thư hóa” ở các tế bào biểu mô khỏe mạnh xung quanh.
Những tín hiệu này được đóng gói trong các hạt nhỏ được gọi là túi ngoại bào. Tín hiệu gây hiện tượng tái lập trình lại hình dạng và vị trí của ty thể trong các tế bào khỏe mạnh, kích thích sự tạo hình bất thường ở các mô. Các kết quả này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Developmental Cell vào 11/8.
ThS Dario C. Altieri, đại diện nhóm nghiên cứu, chia sẻ: “Các nghiên cứu đã chứng minh tế bào ung thư liên tục phát tín hiệu đến các tế bào khỏe mạnh ở lân cận. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ung thư. Cách tế bào ung thư truyền tín hiệu và bản chất loại tín hiệu được gửi đi vẫn đang là một câu hỏi lớn với giới khoa học”.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã nuôi cấy các tế bào ung thư vú trong điều kiện thiếu oxy, nhằm bắt chước tình trạng giảm oxy huyết, vốn là tình trạng đặc trưng ở môi trường vi mô xung quanh hầu hết các loại ung thư thể rắn.
Để phân tích rõ hơn tác động của các túi ngoại bào sản xuất bởi tế bào ung thư lên các tế bào bình thường lân cận, nhóm tác giả đã lấy các túi này để nuôi cấy cùng tế bào biểu mô vú khỏe mạnh.
Tế bào giải phóng túi ngoại bào để truyền tín hiệu
Họ đã quan sát được rằng, dưới tác động của túi ngoại bào, ti thể của các tế bào khỏe mạnh đã dịch chuyển dần ra vùng ngoại vi của tế bào. Bên cạnh đó, những túi này còn là tác nhân gây ra nhiều sự thay đổi lớn về biểu hiện gen trong các tế bào khỏe mạnh này.
“Túi ngoại bào tiết ra bởi tế bào ung thư đã làm giảm khả năng tự chết của tế bào khỏe mạnh, đồng thời tăng mức độ của phản ứng viêm, đây đều là những thay đổi có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư” – ThS Altieri phân tích.
Nhóm tác giả tiếp tục tiến hành thử nghiệm trên mô hình 3D của tế bào tuyến vú. Họ quan sát thấy việc tiếp xúc với túi ngoại bào tiết ra bởi tế bào ung thư, khiến tế bào khỏe mạnh bị thay đổi về cấu trúc tế bào, cũng như xuất hiện các biến đổi liên quan mật thiết đến ung thư hóa, bao gồm thay đổi về hình thái, tốc độ phát triển nhanh bất thường, giảm khả năng chết theo lập trình…
“Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, tế bào ung thư vú có thể sử dụng túi ngoại bào để đẩy nhanh tốc độ tiến triển của bệnh. Dựa trên những quan sát này, chúng tôi cho rằng, bằng cách nhắm vào quá trình tái lập trình ty thể, chúng ta có thể phát triển chiến thuật mới để điều trị căn bệnh nan y này” – ThS Altieri khẳng định.
Cận cảnh "sát thủ" của hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư
Trong trường hợp tế bào bị nhiễm virus hoặc chuyển thành dạng ác tính (tế bào ung thư), các tế bào lympho T độc sẽ nhận nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các tế bào bất thường này.
Các tế bào của hệ miễn dịch chính là đội quân giúp bảo vệ cơ thể của chúng ta khỏi tác nhân gây hại. Lực lượng phòng vệ này được tổ chức một cách rất bài bản, với nhiều loại tế bào đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau, ví dụ:
- Đại thực bào: Tấn công các mầm bệnh, phân tử ngoại lai và thậm chí là tế bào đã chết của cơ thể, bằng cách hấp thụ và phá vỡ kết cấu của chúng.
- Tế bào lympho: Tế bào lympho B có nhiệm vụ tạo ra kháng thể để tiêu diệt đặc hiệu các kháng nguyên và hình thành đáp ứng miễn dịch lâu dài, để sẵn sàng tiêu diệt mầm bệnh trong lần tấn công tới. Trong khi đó, tế bào lympho T lại chuyên phá hủy các tế bào đã bị tổn thương hoặc có dấu hiệu bất thường trong cơ thể, đồng thời cảnh báo các tế bào bạch cầu khác.
Trong trường hợp tế bào bị nhiễm virus hoặc chuyển thành dạng ác tính (tế bào ung thư), các tế bào lympho T độc sẽ nhận nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các tế bào bất thường này. Đúng như tên gọi của chúng, tế bào lympho T độc sẽ phá hủy mục tiêu bằng cách tiết ra chất độc tế bào. Theo đánh giá của các chuyên gia, tế bào T độc là một "sát thủ" hiệu quả và chính xác, bởi nó chỉ tiêu diệt đúng những tế bào bất thường, trong khi đảm bảo sự lành lặn của tế bào khỏe mạnh ở xung quanh.
Đoạn video được thực hiện bởi Đại học Cambridge dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn cách mà tế bào lympho T độc nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư:
Cận cảnh "sát thủ" của hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư
Các phương pháp điều trị ung thư khác nhau như thế nào? Nhắc đến điều trị ung thư, chúng ta thường nghĩ tới phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện có ít nhất 7 phương pháp đang được sử dụng phổ biến để chữa căn bệnh này. Phẫu thuật là phương pháp thường thấy, trong các phác đồ điều trị của bệnh nhân ung thư thể rắn. Bên cạnh...