Ứng phó bão số 4: Ngành giáo dục chỉ đạo di dời trang thiết bị dạy học đến nơi không ngập lụt
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công điện chỉ đạo triển khai một số công việc để phòng chống cơn bão số 4 đang đi vào Vịnh Bắc Bộ.
Trường tiểu học và trường mầm non Nam Phương Tiến A chìm trong biển nước tháng 7.2018. Ảnh: Văn Thắng
Bão số 4 là cơn bão có cường độ mạnh đang di chuyển nhanh hướng về vùng biển và đất liền nước ta. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và ảnh hưởng trực tiếp phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, gây gió giật, mưa to tại các tỉnh thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định, cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ tại các tỉnh/thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ triển khai các công việc sau đây:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; đảm bảo thông tin kịp thời, đầy đủ nhất là vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp trũng để chủ động các biện pháp phòng tránh. Bố trí trực ban để kịp thời ứng phó.
Thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường, lớp học. Ở những nơi có nguy cơ ngập lụt, cần di dời máy móc, trang thiết bị dạy học, tài liệu thư viện lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để đảm bảo an toàn tài sản.
Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai địa phương trong công tác ứng phó bão lũ.
Video đang HOT
Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh, kịp thời vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp chuẩn bị cho năm học mới.
Tổng hợp thiệt hại và phương án xử lý báo cáo UBND tỉnh để có phương án khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ theo địa chỉ: Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Số 35, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội để Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ có phương án hỗ trợ địa phương.
NGUYỄN HÀ
Theo laodong.vn
Đau xót hơn khi tội phạm là nhà giáo
Câu chuyện gian lận trong kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2018 đang được làm rõ và đã có những đối tượng phải tra tay vào còng do cố tình làm sai quy chế. Xót xa thay, đó lại là những nhà giáo đã từng đứng trên bục giảng dạy cho học trò những điều hay lẽ phải. Việc này đã trở thành cú sốc đối với toàn xã hội và là lời cảnh tỉnh đối với ngành Giáo dục trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Để giữ những nụ cười trong trẻo thế này của các em học sinh cần loại bỏ tiêu cực trong thi cử. - Ảnh: Thu Dịu.
Phẫn nộ và đau xót
Kể lại câu chuyện tại tọa đàm: "Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch" do Báo Lao động tổ chức ngày 9/8, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: "Với tư cách là thành viên của Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia và làm Tổ trưởng tổ công tác, tôi đã lên tỉnh Hà Giang đầu tiên. Với kinh nghiệm của mình và với tư cách là người am hiểu kỳ thi này, trên đường đi từ Hà Nội lên Hà Giang, tôi đã kết nối và lên kế hoạch chi tiết. Ngay khi lên đến tỉnh Hà Giang, tôi đã họp ngay với Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh và nêu 6 vấn đề liên quan tới 6 khâu có thể dễ xảy ra sai phạm nhất. Sau đó, đồng loạt triển khai rà soát 6 nhóm này và tôi trực tiếp phụ trách khâu có thể xảy ra sai phạm nhất. Chính có sự chuẩn bị sẵn nên chúng tôi đã sớm tìm ra manh mối sai phạm".
Theo ông Trinh, 14 giờ Tổ công tác bắt đầu họp với Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh thì khoảng 17 giờ 30 cùng ngày bắt đầu tìm ra manh mối và đến 2 giờ 45 sáng hôm sau thì đối tượng bắt đầu khai nhận hành vi. "Khi phát hiện ra sai phạm, cảm xúc đầu tiên của tôi là phẫn nộ, cảm xúc sau đó là sự lo lắng. Tôi lo lắng không biết có thể tìm ra được thủ phạm thực sự hay không, cách làm như thế nào. Đặc biệt, có trả lại được điểm cho các thí sinh hay không, để mang lại kỳ thi công bằng cho các em. Tuy nhiên, nỗi lo đó trải qua rất nhanh. Sau đó, tôi tổ chức họp các anh em lại, để quyết tâm để tìm ra sai phạm và tìm ra sự thật", ông Trinh chia sẻ.
Ông Trinh cũng cho biết, hiện ở hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình, Bộ GD&ĐT, Bộ Công an cũng như các bộ ngành khác đang rất quyết tâm để có thể sớm tìm ra kết quả thực sự, trả lại điểm thật cho các em...
Trong thời gian qua, cả xã hội đã phải chứng kiến cảnh một số nhà giáo tại các tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình tra tay vào còng do thực hiện gian lận tại kỳ thi THPT quốc gia 2018. Sự việc này là "cú sốc" đối với xã hội, đặc biệt là giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Trước hình ảnh một số lãnh đạo trong ngành Giáo dục tra tay vào còng, TS Lê Thống Nhất, giáo viên dạy Toán, là Tiến sĩ chuyên ngành Phương pháp dạy Toán, tâm tư: "Lâu nay người ta vẫn nghĩ tội phạm thường có trong lĩnh vực khác, không phải trong giáo dục. Cho nên những vụ việc vừa rồi là cú sốc với cá nhân tôi và các thầy cô, các em học sinh. Tội phạm là những nhà giáo còn đau xót hơn những tội phạm ở những lĩnh vực khác". Mặc dù vậy, TS Lê Thống Nhất vẫn đề nghị, phải có hình thức xử phạt nghiêm minh những đối tượng gian lận trong thi cử, để những gian lận trong thi cử không còn tiếp diễn.
PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, những nhà giáo sử dụng biện pháp công nghệ cao để gian lận trong thi cử xã hội cần phải lên án và phê phán. Đây là những con sâu mà chúng ta phải loại bỏ để năm sau không còn lặp lại tình trạng gian lận trong thi cử. "Tôi đã rất sốc khi hàng triệu đôi mắt trong trẻo của các em học sinh phải chứng kiến cảnh thầy cô bị tra tay vào còng số 8 mà trước đó vẫn đứng lớp", bà An cho biết.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Những ai tâm huyết với giáo dục đều có những trăn trở làm sao để ngành Giáo dục chuyển biến mạnh hơn nữa. Hình ảnh mà chúng ta thấy những thầy cô giáo gắn bó cả đời với ngành Giáo dục phải tra tay vào còng do những sai phạm là rất buồn và đau xót".
Mấu chốt vẫn là con người
Ngày 2/8, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Cần thẳng thắn nhìn rõ, phần lớn những bất cập, tiêu cực trong giáo dục lại xuất phát từ cán bộ giáo dục, các thầy cô giáo. Hơn một triệu giáo viên có vai trò quan trọng trong công tác đổi mới giáo dục, đặc biệt là công tác chống tiêu cực, gian lận và chỉ có thể quét sạch tiêu cực khi các giáo viên phải trong sạch, gương mẫu".
Phó Thủ tướng đề nghị, năm học này, ngành Giáo dục phải phát động phong trào thi đua trong các thầy cô. "Nếu giáo viên nào vi phạm, nhất định phải ra khỏi ngành. Những cá nhân sai phạm trong các vụ gian lận thi cử thời gian qua sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm gì để điều này không còn tái diễn", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Sau khi phát hiện những đối tượng thực hiện hành vi gian lận trong thi cử, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Công an để có biện pháp xử theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề gian lận trong thi cử. PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, để giải quyết tận gốc vấn đề gian lận trong thi cử, mấu chốt vẫn là đào tạo con người, đào tạo giáo viên.
"Đổi mới cơ bản toàn diện về giáo dục phải bắt đầu từ các thầy cô, do đó, khi tuyển những người vào ngành sư phạm phải có trình độ chuyên môn. Nhưng quan trọng hơn là khi ở trong trường sư phạm họ được học những gì, sau khi ra trường đồng lương như thế nào và cần phải tạo môi trường để thầy cô dạy tốt", bà An nhấn mạnh.
Bà An cũng cho rằng: "Cần chuẩn mực trong việc bổ nhiệm đề bạt cán bộ, bằng phải là bằng thật, thạc sĩ thật, tiến sĩ thật. Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT phải giáo dục cán bộ trong ngành, kể cả cán bộ quản lý, đừng để ai có thể mua chuộc được. Điểm có thể mua được, bằng có thể mua được, nhưng nếu chúng ta không bán thì không ai có thể mua".
Theo ông Phạm Tất Thắng, Bộ GD&ĐT cần phải rà soát khâu tổ chức thi, quy chế thi THPT quốc gia. Đồng thời, gắn trách nhiệm mỗi người vào từng quy trình, từng khâu tổ chức thi. "Ở tỉnh Hà Giang, một cá nhân có thể tác động vào rất nhiều khâu trong quy trình tổ chức, từ lấy bài thi ra để sửa chữa đáp án, rồi sửa trên máy tính, cập nhật số liệu... Như vậy, sự phân công trách nhiệm, quy trách nhiệm, sự kiểm tra giám sát của địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Tôi cũng muốn nói đến một yếu tố nữa, sự phối kết hợp giữa cơ quan nhà nước là Bộ GD&ĐT với lãnh đạo các địa phương, cũng như các đơn vị chuyên môn ở địa phương là các Sở GD&ĐT sự chỉ đạo, kiểm tra, phối kết hợp phải chặt chẽ hơn".
Đỗ Hòa
Theo www.baohaiquan.vn
5 thí sinh Đắk Lắk từ trượt thành đỗ tốt nghiệp sau chấm phúc khảo Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, Phó trưởng ban chỉ đạo thi của tỉnh này cho biết, có 5 thí sinh từ trượt thành đỗ tốt nghiệp sau chấm phúc khảo. Theo ông Khoa, thực hiện công văn của Bộ GD-ĐT, Trưởng ban chỉ đạo thi cấp tỉnh đã giao Sở GD-ĐT rà soát công...