Ứng dụng Việt nhận gói hỗ trợ 40.000 USD từ Facebook
Rada – ứng dụng cho phép người dùng tìm kiếm dịch vụ xung quanh khu vực mình sinh sống – đã nhận được 40.000 USD từ chương trình FbStart.
Rada là ứng dụng thứ hai của Việt Nam nhận được gói hỗ trợ trị giá 40.000 USD từ FbStart. Đây là chương trình của Facebook dành cho các nhà khởi nghiệp bằng ứng dụng. Số tiền tương ứng gần 1 tỷ đồng của FbStart sẽ được quy đổi ra các dịch vụ do Facebook và các đối tác của họ cung cấp.
Theo ông Tạ Quang Thái – đồng sáng lập Rada, để nhận được khoản hỗ trợ trên, đội ngũ phát triển ứng dụng phải gửi bản mô tả dự án, các thông tin triển khai cùng các số liệu trực tiếp cho FbStart. Sau đó, Facebook sẽ thẩm tra, làm rõ thông tin và phỏng vấn để xét duyệt.
Giao diện của ứng dụng Rada.
Video đang HOT
Cũng theo ông Thái, dù không nhận trực tiếp bằng tiền mặt, gói hỗ trợ sẽ giúp Rada tăng cường marketing, quảng bá ứng dụng đến đông đảo người sử dụng.
“Trong thời gian sắp tới, Rada sẽ tập trung vào tối ưu, bổ sung các tính năng thanh toán điện tử. Rada đặt mục tiêu đến cuối năm 2016 sẽ đạt mức 500.000 người dùng, 30 mã ngành dịch vụ và 500 nhà cung cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội và TP. HCM”, ông Thái chia sẻ.
Rada không phải là một ứng dụng mới. Nó lần đầu được giới thiệu vào cuối năm 2015. Khi đó, Rada chỉ tập trung vào sửa xe, sửa điều hòa.
Mới đây, ứng dụng đã trở lại với giao diện cũng như mô hình hoàn toàn mới, với 10 nhóm dịch vụ như sửa chữa máy tính, sửa nhà, đi chợ, chăm sóc sau sinh và xét nghiệm máu tại nhà…
Khải Trần
Theo Zing
Khánh thành trạm rađa tại Sơn Trà có bán kính giám sát 450km
Ngày 31-7, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã làm lễ khánh thành và đưa vào sử dụng trạm rađa thứ hai tại Sơn Trà và hệ thống xử lý dữ liệu rađa tại Trung tâm điều hành bay Đà Nẵng.
Trạm rađa thứ hai đưa vào hoạt động tăng cường công tác quản lý vùng trời, bảo đảm vững chắc an ninh chủ quyền của Tổ quốc - Ảnh: DƯƠNG HẰNG NGA
Trạm rađa thứ hai đặt tại núi Sơn Trà và hệ thống xử lý dữ liệu rađa ở Trung tâm điều hành bay Đà Nẵng có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động bay, góp phần giám sát, quản lý vùng trời, bảo đảm vững chắc an ninh chủ quyền của Tổ quốc.
Với bán kính giám sát lên tới 450km (đối với rađa thứ cấp) và 150km (với rađa sơ cấp), tín hiệu từ trạm rađa Sơn Trà thứ hai còn được kết nối, tích hợp với hệ thống xử lý dữ liệu giám sát của các trung tâm kiểm soát không lưu tại Hà Nội, TP.HCM và hệ thống xử lý dữ liệu rađa ở Trung tâm kiểm soát không lưu Đà Nẵng tích hợp tín hiệu từ các trạm rađa Sơn Trà thứ nhất, Sơn Trà thứ hai, Vinh, Quy Nhơn để cung cấp tín hiệu có độ tin cậy, điều hành các tàu bay đi, đến trong vùng trời trách nhiệm của Việt Nam.
Ngoài ra, trạm còn có vai trò tăng cường khả năng giám sát, hỗ trợ dẫn dắt máy bay cất, hạ cánh tại các sân bay Phú Bài, Chu Lai và có khả năng cảnh báo xung đột ngắn hạn, cảnh báo vi phạm độ cao an toàn tối thiểu, vi phạm vùng cấm, vùng hạn chế, từ đó nâng cao năng lực điều hành cho kiểm soát viên không lưu.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật thay mặt lãnh đạo bộ biểu dương và chúc mừng Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã có quyết định đúng đắn và kịp thời khi xây dựng trạm rađa thứ hai tại Sơn Trà.
Bên cạnh vai trò đã nêu, công trình còn góp phần tăng khả năng an toàn phục vụ Hội nghị APEC 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng.
Theo Tuổi Trẻ
Ứng dụng Việt vượt qua 1.000 đối thủ để lên ngôi tại Mỹ Phần mềm Monkey Junior của Đào Xuân Hoàng đã xuất sắc vượt qua 1.000 sản phẩm dự thi để giành giải nhất cuộc thi "Sáng kiến toàn cầu" vừa kết thúc tại California, Mỹ. Sáng 25/6 (giờ Việt Nam), ứng dụng Monkey Junior của tác giả Đào Xuân Hoàng đã giành hạng nhất trong cuộc thi Sáng kiến toàn cầu, nằm trong khuôn...