Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ‘bắt bệnh’ ông trời
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, bất thường, khó dự đoán và không theo quy luật.
Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác dự báo cần phải có độ chính xác cao, nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp. Trước đòi hỏi cấp thiết đó, ngành Khí tượng thủy văn đã có những bước đi đột phá, nhất là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
Cán bộ Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ kiểm tra hộp số tự động. Ảnh tư liệu: Bích Huệ/TTXVN
Ứng dụng AI là tất yếu
Theo Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng thủy văn Hoàng Đức Cường, trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực liên quan đến khoa học máy tính, công nghệ thông tin. Bản chất của trí tuệ nhân tạo là do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp máy tình có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người. Hiện nay, việc sử dụng các số liệu quá khứ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các sản phẩm được sử dụng rộng rãi và trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, xu thế ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã có những kết quả khả quan. Tổng cục Khí tượng thủy văn đã có định hướng và quan tâm đặc biệt đến xu thế này, với các đề tài nghiên cứu khoa học để đưa ra các cảnh báo, dự báo, đồng hóa số liệu, thông tin truyền thông, coi trọng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng dự báo là tất yếu.
Thời gian qua, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã và đang tham gia xây dựng nền tảng số dùng chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với các nội dung như xây dựng hệ thống tích hợp dữ liệu dựa trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data), đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc nhận dạng để giải quyết các bài toán cụ thể cho lĩnh vực quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn. Mặt khác, Tổng cục đang triển khai các hướng nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo bão, định lượng mưa lớn và dự báo nước dâng do bão – đây đang là những hướng nghiên cứu trọng tâm của ngành.
Ông Hoàng Đức Cường khẳng định, trí tuệ nhân tạo đã và đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tiết kiệm sức lao động, hạn chế được một số sai sót của con người. Khí tượng thủy văn là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin khá lớn trong các hoạt động liên quan đến chuyên môn và gần đây là công nghệ trí tuệ nhân tạo.
“Tháng 7/2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Bộ phải giãn cách xã hội. Nhiều cán bộ khí tượng thủy văn đã không đến được trụ sở cơ quan làm việc. Để thực hiện được nhiệm vụ, phải ứng dụng công nghệ thông tin trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc quan trắc mực nước, mưa lớn… Nhờ chủ động trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo của ngành đã được triển khai sớm, các đơn vị thực hiện giãn cách tại các địa phương khu vực Nam Bộ vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ dự báo”, ông Cường nêu ví dụ.
Minh chứng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác dự báo, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy Trần Quang Năng chia sẻ, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã phát triển về công nghệ dự báo trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo đối với các lĩnh vực quan trắc, công nghệ tính toán, công nghệ dự báo… việc ứng dụng này giúp cho chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được nâng lên, đảm bảo độ tin cậy, sát thực tế. Từ đó giảm thiểu được rủi ro thiên tai, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, Trung tâm đã sử dụng hệ thống dữ liệu lớn (Big Data), ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận dạng xoáy thuận nhiệt đới tương tự trong quá khứ để đưa ra các kịch bản tác động, trong dự báo mưa hạn cực ngắn…
Hiện nay, bên cạnh các mô hình toán sử dụng trong cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực này. Để ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cần có một nguồn số liệu lớn liên ngành (Big data) không chỉ về dữ liệu khí tượng thủy văn mà còn có dữ liệu về địa chất, thảm phủ thực vật, xây dựng… Ngoài ra, cần tích hợp thêm các dữ liệu viễn thám phân giải cao và thông tin phân tích từ các thiết bị bay, chụp từ trên cao đối với các khu vực có nguy cơ cao. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo rủi ro do sạt lở đất cũng đang bước đầu được nghiên cứu và sẽ có nhiều khả quan ứng dụng khi có một nguồn dữ liệu đầy đủ.
Hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn
Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030″. Chiến lược ra đời với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành công nghệ mũi nhọn của nước ta trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực và trên thế giới.
Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, phê duyệt Chương trình “ Chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″, trong đó tập trung ứng dụng các công nghệ mới 4.0 như: mạng kết nối các đồ vật, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác (IoT), tập dữ liệu có khối lượng lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI),… để thúc đẩy tiến trình xây dựng, vận hành các hệ thống thông minh hóa, tối ưu hóa, tự động hóa các quy trình, công việc.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường nhấn mạnh, trên cơ sở chiến lược của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình “Chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á, đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, tin cậy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phòng, chống thiên tai.
Để thúc đẩy tiến trình xây dựng, vận hành các hệ thống thông minh hóa, tối ưu hóa, tự động hóa các quy trình, hỗ trợ các hoạt động của ngành, Tổng cục Khí tượng thủy văn cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Tổng cục giai đoạn 2021-2025. Hiện tại, Tổng cục đang triển khai các hướng nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo khác nhau trong các bài toán cụ thể của ngành, trong đó ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo bão, dự báo định lượng mưa lớn, dự báo nước dâng do bão đang là hướng nghiên cứu trọng tâm ban đầu.
Trong thời gian tới, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong bài toán nhận dạng các hình thái khí tượng thủy văn nguy hiểm cũng đang được nghiên cứu triển khai với sự phối hợp với các đơn vị trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Cục công nghệ thông tin và dữ liệu tài nguyên môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các Trường Đại học trong nước. Đồng thời nhiều cán bộ của Tổng cục đang tham gia và chủ trì các Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường về chuyển đổi số và Chương trình cấp quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0″.
Bên cạnh đó, Tổng cục đang tiếp tục đầu tư, phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xử lý dữ liệu, xây dựng hệ thống trợ lý ảo khí tượng thủy văn nhằm tự động cung cấp các thông tin thời tiết cho người dùng; ứng dụng công nghệ thực tế, tương tác ảo trong việc thể hiện các thông tin khí tượng thủy văn.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường khẳng định, những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực khí tượng thủy văn sẽ mang lại những giá trị đáng kể, tiết kiệm thời gian trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành và sẽ góp phần không nhỏ trong việc giúp ngành tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa, số hóa ngành Khí tượng thủy văn.
PTT Lê Văn Thành: Tiếp tục theo dõi diễn biến bão số 4, chưa được ngừng nghỉ
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương không được chủ quan, cần tiếp tục theo dõi diễn biến bão số 4 để triển khai ứng phó, chưa được ngừng nghỉ.
Sáng sớm 28/9, tại điểm cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục có cuộc làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão số 4.
Sáng sớm 28/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão. (Ảnh: VGP/Đức Tuân).
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, đây là cơn bão lớn, công tác chuẩn bị được các địa phương thực hiện công phu, kỹ lưỡng. Đáng mừng là đến nay, thiệt hại sau bão không lớn, nhất là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người dân.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các đơn vị, địa phương cần khẩn trương rà soát các điểm bị thiệt hại, nhà bị tốc mái để hỗ trợ bà con. Các khu vực cây cối đổ, ảnh hưởng giao thông thì các địa phương khẩn trương khắc phục, đồng thời rà soát, kiểm tra, tổng hợp đầy đủ thiệt hại sau khi bão tan.
Phó Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan, có trường hợp sau bão còn gây ra thiệt hại lớn hơn, ví dụ như thiệt hại do hoàn lưu bão năm 2021. Các địa phương cần bảo đảm việc đi lại thông suốt, an toàn, tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là khi cho học sinh đến trường. Các đơn vị, địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến bão để triển khai ứng phó, hiện vẫn chưa được ngừng, nghỉ.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tổ chức đoàn đi kiểm tra ở Quảng Ngãi, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đi kiểm tra tại Quảng Nam. Phó Thủ tướng sẽ đi kiểm tra tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Các đoàn kiểm tra bám sát tình hình, không chủ quan, không để bị động, bất ngờ.
Không ghi nhận thiệt hại về người
Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho biết, hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người. Trong đêm có một trường hợp phụ nữ trở dạ, được xe quân sự chở đến bệnh viện. Về thiệt hại tài sản, có 2 nhà tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục lại 89 trạm), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu.
Theo ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - tỉnh cũng chưa ghi nhận thiệt hại về người. Có một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được số lượng cụ thể) và gãy đổ một số cây xanh tại huyện Lý Sơn, mất điện tại 6 huyện.
Đại diện tỉnh Quảng Trị cho biết, có một số nơi gió cấp 6, giật cấp 8. Ngoài thiệt hại về lốc xoáy mà Phó Thủ tướng kiểm tra chiều qua, hiện trên địa bàn có một số cây xanh gãy đổ, chưa ghi nhận các thiệt hại khác.
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, trên địa bàn có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa 3 ngày một số nơi đã vượt 300 mm), có gió giật cấp 7 đến cấp 9. Có 1 nhà sập, 10 nhà tốc mái, và 1 người bị thương nhẹ.
Các tỉnh đều báo cáo hiện chưa có người chết do bão.
Khẩn trương chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão
Từ đầu cầu Đà Nẵng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, lúc này phải chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão; cần tổ chức các đoàn công tác đến kiểm tra các địa bàn xung yếu.
Ông Hoàng Đức Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn - thông tin, bão số 4 đang đổ bộ vào đất liền khu vực giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, cường độ bão khoảng cấp 11-12, giật cấp 14. Bão số 4 đã gây gió mạnh tại một số nơi: Đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cù lao Chàm có gió mạnh cấp 9; Huế có gió giật cấp 6; Sơn Trà (Đà Nẵng) có gió mạnh cấp 9; Tam Thanh (Quảng Nam) gió mạnh cấp 8, Quy Nhơn, Tuy Hoà có gió giật cấp 6, An Khê (Gia Lai) gió mạnh cấp 6. Khi vào đất liền, phạm vị gió giật mạnh đã thu hẹp lại. Tổng lượng mưa lần này khoảng 400 mm.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho rằng, từ Quảng Trị đến Bình Định cần tiếp tục cấm biển trong hôm nay. Hiện nay, nhiều người dân bắt đầu nôn nóng ra lồng bè của mình để xem thiệt hại thế nào. Các địa phương cần khẩn trương sửa chữa, khôi phục các trường học. Vùng núi đề phòng mưa cục bộ, cần bố trí lực lượng xung kích ở cơ sở ứng trực sẵn sàng. Đà Nẵng cần kiểm tra tình hình 60 người ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang.
Hướng tới cộng đồng bền vững, thích ứng với thiên tai Tác động của biến đổi khí hậu khiến thiên tai diễn biến ngày càng bất thường và cực đoan, gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Dông lốc thổi bay mái nhà tại xã Thanh Bình, thị xã SaPa, ngày 5/8/2022. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN Do vậy, tìm giải pháp đồng bộ, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của...