Ứng dụng tìm nhà cho thuê thông minh giúp nhóm SV giành giải Nhất cuộc thi ý tưởng kinh doanh
Vượt qua 9 đề tài, đề tài “Easy Location” của nhóm thí sinh “liên quân” hai trường ĐH Bách khoa TPHCM và ĐH Kinh tế TPHCM trở thành quán quân của cuộc thi Ý tưởng kinh doanh – Business Ideas 2018. Đây là một ứng dụng tìm nhà cho thuê sử dụng trí tuệ nhân tạo để đạt kết quả chính xác cao.
Vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng kinh doanh 2018 vừa diễn ra tại trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM là sự tranh tài sôi nổi của 10 thí sinh, nhóm thí sinh đến từ các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành lân cận. Chung cuộc, nhóm thí sinh trường ĐH Bách khoa TPHCM và ĐH Kinh tế TPHCM gồm các sinh viên Phạm Hồng Hơn, Trần Ngọc Minh Thư, Phạm Thị Thúy Kiều với đề tài “Easy Location” được ban giám khảo trao giải Nhất.
Thí sinh tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng Kinh doanh 2018
Nhóm cho biết đã khảo sát 200 sinh viên về vấn đề tìm nhà trọ trên mạng internet thì nhận được kết quả đa phần là “độ chính xác không cao và thao tác rất phức tạp”. Giải pháp của nhóm đưa ra chính là phần mềm ứng dụng Easy Location. Điều đặc biệt là dùng kỹ thuật Voice Control (nhập giọng nói) và AI (thông minh nhân tạo) cho việc tìm kiếm này.
Theo nhóm chia sẻ, với một ví dụ là sử dụng từ khóa “cần thuê phòng trọ gần siêu thị ở quận 10 có diện tích 30 m2 với giá khoảng 4 triệu đồng/tháng”, để tìm kiếm sẽ ra kết quả không thỏa mãn hoặc thao tác rất phức tạp, phải tìm qua rất nhiều bước, trải qua nhiều bộ lọc. Trong khi đó, nếu sử dụng công nghệ nhóm đề xuất, độ chính xác sẽ cao hơn rất nhiều lần. Đặc biệt, với trí tuệ nhân tạo, dữ liệu tìm kiếm sẽ ngày càng được mở rộng hơn và cho ra kết quả tốt hơn.
Video đang HOT
Ban giám khảo theo dõi phần mềm tìm nhà trọ thông minh của nhóm thí sinh đến từ 2 trường ĐH Bách khoa TPHCM và trường ĐH Kinh tế TPHCM
Với đề tài này, ban giám khảo đánh giá đã có một phần mềm áp dụng tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, đề tài này rất khả thi trong việc áp dụng vào thực tế. Vì theo nhận định của nhóm, thị trường mục tiêu của đề tài này là sinh viên, ước tính khoảng 400.000 người, sau đó mở rộng với người di cư, khoảng 200.000 người/năm.
Ngoài ra, với đề tài “Chế phẩm từ cây mật sâm”, Nguyễn Hửu Cảnh, sinh viên trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) đạt giải Nhì.
Giải Ba cuộc thi là đề tài “GOGO: Môi giới dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch” của nhóm thí sinh trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM; hai giải tư gồm đề tài “APP Vân chuyên hang hoa S-Fast” của nhóm thí sinh trường ĐH Tài chính – Marketing TPHCM và đề tài “Dự án kinh doanh thiết bị điện tử học tiếng Anh dùng trong nhà trường” của thí sinh Nguyễn Thị Nghiêm, sinh viên ĐH Cần Thơ.
Ý tưởng về phầm mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo được trao giải nhất
Theo ban tổ chức, các đề tài đạt giải năm nay đều thể hiện được khả năng sáng tạo, xây dựng đề án kinh doanh, năng lực thuyết trình của thí sinh, chuyển tải ý nghĩa xã hội mà các dự án mang lại.
Trước đó, ngày 19/5, vòng bán kết cuộc thi đã diễn ra với sự tranh tài của 26 thí sinh/nhóm thí sinh trước Ban giám khảo là các doanh nhân thành đạt. Tiêu chí để các đề tài được chọn vào vòng chung kết dựa trên các yếu tố như sáng tạo, tính khả thi, kỹ năng thuyết trình,…
Nguyễn Hửu Cảnh, sinh viên trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) đạt giải Nhì với đề tài “Chế phẩm từ cây mật sâm”. Đề tài đã được một số doanh nghiệp nhận đầu tư.
Cuộc thi Business Ideas 2018 thu hút 67 đề tài/ý tưởng dự thi thuộc các lĩnh vực công nghệ, du lịch, dịch vụ… đến từ 13 trường đại học khu vực phía Nam. Đáng chú ý, nhiều đề tài của các bạn sinh viên đã nhận được lời ngỏ đầu tư từ các doanh nhân, qua đây đã chứng tỏ được chất lượng và sự hấp dẫn của cuộc thi này.
Lê Phương
Theo Dân trí
ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ có chương trình đào tạo thứ 2 cho sinh viên
Chương trình đào tạo thứ 2 được thiết kế theo hướng giúp người học có kiến thức đa dạng, liên ngành nhằm mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Ảnh: NGỌC THÁI
Ngày 7-5, PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trường này đang xây dựng đề án "Quản lý đào tạo chương trình thứ 2 đối với sinh viên đại học chính quy".
Việc này nhằm mở rộng cơ hội nghề nghiệp và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động cho sinh viên của trường khi tốt nghiệp.
Nhà trường đã triển khai cho lãnh đạo các khoa, viện đào tạo của trường đề xuất và chuẩn bị các công việc liên quan.
Lãnh đạo các khoa sẽ đề xuất xây dựng chương trình đào tạo thứ 2 theo hướng giúp sinh viên có kiến thức đa dạng, liên ngành và thống kê các chứng chỉ nghề nghiệp, từ đó đề xuất các chứng chỉ có thể tích hợp kiến thức trong chương trình đào tạo để sinh viên có thể dự thi và lấy chứng chỉ này sau khi hoàn tất chương trình đào tạo tại trường.
"Các khoa/viện cũng sẽ chú trọng phối hợp/liên kết với các tổ chức cấp chứng chỉ nghề nghiệp trong việc xét miễn, xét tương đương các học phần sinh viên đã tích lũy trong chương trình ĐH.
Đồng thời xây dựng, tổ chức đào tạo các học phần không có trong chương trình đào tạo để bổ túc kiến thức, đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho sinh viên" - ông Nhựt cho biết thêm.
Theo tuoitre.vn
Vui học cùng robot Sau giờ học trên lớp, nhiều em học sinh thay vì căng thẳng chạy theo các lớp học thêm thì được phụ huynh chở đến Trung tâm Vườn sáng tạo (Quận 3, TPHCM) vào những ngày cuối tuần. Đây là không gian học tập trải nghiệm mang đến cho các em những kiến thức và cơ hội thực hành thú vị cùng với...