Ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong trong phát triển bền vững
Ngày 20/4, tại trường Đại học Công Nghệ – ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development – IWABA 2018) .
Các đại biểu tham dự hội thảo
Hội thảo là kết quả của đề tài Newton hợp tác giữa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trường Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) với các nhà khoa học của trường Đại học Birmingham -Vương Quốc Anh và trường Đại học Công nghệ Vũ Hán – Trung Quốc dưới sự chủ trì của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Tham dự hội thảo về phía các đại biểu nước ngoài có các đại biểu đến từ Đại học Công nghệ Vũ Hán như GS. Zude Zhou, GS. Quan Liu, GS. Ping Lou, GS. Wenjun Xu và TS. Wei Meng và các đại biểu đến từ Vương Quốc Anh là TS. Marco Catsellani (University of Birmingham) và GS Michael Packianather (Cardiff University) – đều là những trường đại học lớn hàng đầu, có thứ hạng cao của Trung Quốc, Vương quốc Anh và trên thế giới.
Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự đông đảo của các đại biểu, các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học trên toàn quốc.
Thuật toán được đề xuất lần đầu năm 2007 bởi nhà khoa học nổi tiếng GS Duc T Pham – University of Birmingham (Ngôi trường với 11 giải Nobel, và thành phố Birmingham là quê hương của James Watt, người đã phát minh ra động cơ máy hơi nước và mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1) xây dựng trên khả năng tối ưu hóa của bầy ong.
Video đang HOT
Thuật toán này được phát triển rộng rãi và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, tự động hóa, robotic, tối ưu trong quản lý, quy trình sản xuất,….và cùng với sự ra đời và phát triển thuật toán này đã công bố nhiều bài báo quốc tế, đào tạo được hàng trăm tiến sĩ cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Hội thảo IWABA2018 được tổ chức tại ĐHQGHN nhằm tạo ra một diễn đàn quốc tế để trao đổi kết quả và ý tưởng nghiên cứu giữa các nhà khoa học của ĐHQGHN với các đồng nghiệp trên thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc áp dụng thuật toán này để giải quyết các thách thức về kỹ thuật – công nghệ tính toán tối ưu hóa và kiến tạo khả năng hợp tác.
Hội thảo này cũng tạo cơ hội và tập hợp các nhà khoa học trẻ, giảng viên trẻ tại ĐHQGHN và của các trường đại học khác ở Hà Nội tham gia nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức để thiết lập nhóm nghiên cứu quốc tế về Deep Learning Technologies (một trong những hướng nghiên cứu hiện đại, mới nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay); sử dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong, áp dụng cho tối ưu hóa trong lĩnh vực năng lượng mới, phát triển bền vững, trong Machine Learning, Intelligent Optimisation, Swarm Intelligence, vật liệu – kết cấu tiên tiến và Robotic,… cũng như trong các ngành, lĩnh vực khác.
Hội thảo cũng đã thảo luận những cơ hội hợp tác không chỉ trong nghiên cứu, mà còn trong đào tạo, trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, trao đổi cán bộ giữa ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật – ĐHQGHN với ĐH Công nghệ Vũ Hán (Trung Quốc), University of Birmingham, Đại học Cardiff (Vương Quốc Anh), góp phần thiết thực thúc đẩy công cuộc đổi mới, hội nhập và tiếp cận trình độ và chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ của ĐHQGHN.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Đổi mới quản trị nhà trường - yếu tố quan trọng trong đổi mới giáo dục
Đổi mới quản trị trong nhà trường là xu thế phát triển quan trọng. Đây cũng là biện pháp quan trọng để thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là những của các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo tại Hội thảo quốc tế "Quản trị trong nhà trường phổ thông" diễn ra mới đây tại Hà Nội.
ảnh minh họa
Kinh nghiệm quản trị trong nhà trường tự chủ
Từ năm 2013, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 791 khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo trong phát triển chương trình dạy và học. Đây được coi là những vấn đề mấu chốt để nâng cao năng lực chủ động của các trường, vốn được xác định là yếu tố quan trọng giúp thực hiện thành công chương trình, sách giáo khoa mới.
Trong lá phiếu khảo sát được gửi đến từng người, các hiệu trưởng đều cho rằng tự chủ là chính sách cần thiết cho sự phát triển của trường học trong giai đoạn đổi mới; có tính khả thi, phù hợp với việc phát triển của xã hội. Nhiều hiệu trưởng đánh giá đó còn là một trong những chính sách quan trọng nhất trong đổi mới giáo dục.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho rằng, tự chủ tạo áp lực và động lực cho mỗi cán bộ giáo viên, mỗi nhà trường thay đổi để phát triển. "Nó là chính sách khả thi của đổi mới nhưng cần được thực hiện đúng nghĩa".
Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - trường công lập tự chủ chất lượng cao đầu tiên của Hà Nội : "Mỗi năm chúng tôi lấy ý kiến học sinh và cán bộ giáo viên 2 lần, để tham khảo ý kiến về những gì đã làm được hay chưa. Đối với học sinh, sau mỗi học kì, nhà trường đều lấy ý kiến đánh giá của học sinh và phụ huynh về sự hài lòng đối với nhà trường. Về chương trình, nhà trường cũng không áp dụng bất biến mà có thay đổi cho phù hợp".
Vai trò quan trọng của hiệu trưởng
Quan điểm mới về quản lý nhà trường là quan điểm hiện đại và phù hợp với thực tiễn phát triển KT-XH và phát triển giáo dục trong thời đại hội nhập, kinh tế tri thức và phát triển KH&CN. Vậy đâu là cơ chế để thu hút nhân tài vào ngành nếu không phải là sự trao quyền tự chủ để những người lãnh đạo được chịu trách nhiệm.
Mô hình mới thể hiện rõ hơn các vai trò của hiệu trưởng là tập trung vào lãnh đạo để phát triển nhà trường, quan tâm đến tầm nhìn sứ mạng, tạo giá trị, xây dựng và thực hiện các chương trình hành động phát triển nhà trường, phải tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình về các vấn đề cơ bản: Xây dựng các mục tiêu kế hoạch, tổ chức và nhân sự, dạy học và giáo dục, tài chính và tài sản, huy động cộng đồng với luồng thông tin đa chiều, nhiều luồng.
kinh nghiệm của trường mình về công tác quản lý và hướng tới môi trường giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học, ông Lê Tiến Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT), Hiệu trưởng Trường Tiểu học Victory cho biết, trường ông hiện xây dựng chương trình nhà trường một cách mạnh dạn trên khung chương trình của Bộ và cập nhật, bổ sung những yếu tố tích cực; mục đích để đảm bảo chất lượng giáo dục và đảm bảo nhu cầu của xã hội.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) nhìn nhận: "Cách tổ chức dạy học cứ học trò ngồi thầy giảng thì rất khó có thể phát triển năng lực cho các em. Nhưng khi được tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ học tập, cùng với nội dung đó nhưng học sinh được làm việc với nhau, giao tiếp với nhau và với thầy cô, qua đó phát triển được năng lực".
Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, Học viện Quản lý Giáo dục, hiện nay quản lý trường học có những thay đổi cơ bản, đó là: Tự chủ và chịu trách nhiệm; Học tập và giảng dạy là những mục tiêu chính của hoạt động QLGD; Phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng và có trách nhiệm; quản lý; Trường học là nơi để học tập.
Theo Giaoducthoidai.vn
ĐH Quốc gia Hà Nội ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Viện sẽ nghiên cứu về công nghệ xử lý ảnh phục vụ trinh sát UAV, trinh sát vệ tinh. Lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ. Ảnh: Bùi Tuấn Chiều 18/12, lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ (School of Aerospace Engineering), viết tắt là SAE, trực thuộc Đại học Công...