Ứng dụng nhận diện khuôn mặt tìm lại mái ấm cho hàng nghìn trẻ em Ấn Độ
Một ứng dụng nhận diện khuôn mặt được cảnh sát Ấn Độ triển khai đã giúp hàng nghìn trẻ em thất lạc đoàn tụ với gia đình.
Trẻ em bán hàng rong trên một đường phố ở Amritsar, Ấn Độ.
Mỗi năm, tại Ấn Độ lại có hàng chục nghìn trẻ em mất tích và nhiều trẻ em bị các đường dây buôn người đưa đến phục vụ các nhà hàng, cơ sở thủ công mỹ nghệ, lò nung gạch, các nhà máy sản xuất, hoặc ép buộc làm ăn xin…
Người giám sát chiến dịch Chiến dịch Nụ cười (Operation Smile), một chiến dịch ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em và tìm trẻ mất tích, Swathi Lakra cho biết trước đây, cảnh sát gặp thách thức lớn khi không biết làm cách nào để tìm lại gia đình cho những em nhỏ được giải cứu và thường phải đưa các em tới các cơ sở tạm trú trong thời gian dài mà chưa tìm được giải pháp tối ưu.
Việc đoàn tụ trẻ thất lạc với gia đình là một nhiệm vụ khó khăn tại Ấn Độ, quốc gia với 1,3 tỷ dân.
Cảnh sát bang Telangana đã phát triển công cụ nhận diện khuôn mặt trong khôn khổ Chiến dịch Nụ cười.
Nhờ ứng dụng này, cảnh sát đã quét hơn 3.000 hồ sơ và giúp hơn một nửa số trẻ em được giải cứu đoàn tụ với gia đình trong tháng Một vừa qua.
Ứng dụng này sử dụng một cơ sở dữ liệu được tập hợp gồm các bức ảnh và đặc điểm nhận dạng của tối đa 80 điểm trên khuôn mặt người để tìm điểm chung và giúp nhiệm vụ tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn ngay cả khi chỉ có những bức ảnh cũ.
Ứng dụng này cho phép khớp khoảng một triệu hồ sơ trong vòng một giây và có cả một công cụ tìm kiếm tên, giúp giảm thiểu các nguy cơ lọt kết quả vì tên của cha mẹ hoặc quê quán bị viết sai chính tả trong các hồ sơ.
Ứng dụng này thường xuyên được cập nhật dữ liệu từ các trại tạm trú dành cho trẻ em được cảnh sát giải cứu.
Công nghệ này từng được cảnh sát Delhi sử dụng thử nghiệm năm 2019 và giúp nhận diện gần 3.000 trẻ mất tích trong vòng vài ngày.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt có sử dụng trí tuệ nhân tạo được cho là có thể dẫn tới những nguy cơ bảo mật thông tin.
Luật sư N S Nappinai, một chuyên gia về luật bảo mật thông tin của Tòa án Tối cao Ấn Độ lưu ý dù nhiệm vụ giúp trẻ em thất lạc đoàn tụ với gia đình là quan trọng nhưng khi sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt cần cẩn trọng và chặt chẽ trong khâu lưu trữ dữ liệu./.
Theo B news
TikTok ghi nhận lượt tải lớn chỉ trong tháng 01/2020
Ứng dụng chia sẻ video do ByteDance sở hữu - TikTok - được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào tháng 01 vừa qua, theo báo cáo số liệu mới nhất.
Ứng dụng TikTok đã được cài đặt hơn 104,7 triệu lượt trong tháng 01/2020, tăng 46% so với tháng 01 năm 2019, theo số liệu mới được công bố bởi công ty Sensor Tower.
Sensor Tower cũng báo cáo rằng các quốc gia - nơi TikTok được cài đặt nhiều nhất vào tháng trước - là Ấn Độ, chiếm 34,4% tổng số lượt tải xuống và theo sau đó là Brazil với 10,4%. TikTok đứng sau WhatsApp do Facebook sở hữu, với gần 90,6 triệu lượt cài đặt, tăng 10% kể từ tháng 01 năm 2019.
TikTok đã vượt qua Facebook (số 4) và Messenger thuộc sở hữu của Facebook (số 3) để xếp thứ 2 trên toàn cầu sau ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm ngoái là WhatsApp.
Lượt tải TikTok đạt mức cao nhất mọi thời đại trong quý IV - 2019 với gần 220 triệu lượt cài đặt, tăng 24% so với quý 3 năm 2019. Ứng dụng này đã vượt qua 1,5 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới trên App Store và Google Play vào tháng 11.
TikTok là một dịch vụ mạng xã hội chia sẻ video thuộc sở hữu của ByteDance, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh được thành lập vào năm 2012 bởi Zhang Yiming. Đây là ứng dụng giải trí khi tạo ra các video ngắn dạng hát nhép, hài và tài lẻ. Ứng dụng được ra mắt vào năm 2017 cho iOS và Android ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc. ByteDance trước đó đã ra mắt Douyin cho thị trường Trung Quốc vào tháng 09 năm 2016. Tik Tok và Douyin tương tự nhau, nhưng chạy trên các máy chủ riêng biệt để tuân thủ các hạn chế kiểm duyệt của Trung Quốc. App phổ biến ở châu Á, Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới.
TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ vào tháng 10 năm 2018, là ứng dụng Trung Quốc đầu tiên đạt được điều này. Tính đến năm 2018, nó có trên 150 thị trường với 75 ngôn ngữ. Vào tháng 02 năm 2019, Tik Tok cùng với Douyin, đã đạt được 1 tỷ lượt download trên toàn cầu, ngoại trừ cài đặt cho Android ở Trung Quốc.
Theo Game4V
TikTok được tải nhiều thứ hai toàn cầu TikTok đã vượt qua Facebook và Messenger để trở thành ứng dụng ăn khách thứ nhì trên toàn cầu, với hơn 700 triệu lượt tải trong năm 2019. Bốn trong năm ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2019 thuộc về Facebook. Theo dữ liệu của Sensor Tower, TikTok đã xác lập mức kỷ lục trong quý IV/2019 với gần 220 triệu...